Vì sao các ứng dụng video Việt chưa thể chạy tốt trên mọi băng thông Internet như YouTube, Facebook?
Bên cạnh yếu tố cải tiến công nghệ và tối ưu hệ thống, tài chính có hạn trong đầu tư cơ sở hạ tầng cũng là lý do khiến nhiều ứng dụng video thua kém Facebook, YouTube khi chưa thể chạy tốt trên Internet.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, các ứng dụng liên quan đến video của Việt Nam cần học hỏi Facebook, Google khi họ có thể chạy tốt trên bất kỳ băng thông nào.
Tại buổi họp trực tuyến của Bộ TT&TT tháng 3/2020, đại diện Bộ TT&TT khẳng định, khi bùng nổ các ứng dụng video để làm việc từ xa, học trực tuyến, bên cạnh việc tăng cường chất lượng mạng Internet cố định, các nhà phát triển cần nâng cao chất lượng để đảm bảo có thể chạy tốt trên bất kì băng thông nào, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở” mà không kiểm soát về mặt chất lượng.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, các ứng dụng liên quan đến video của Việt Nam cần học hỏi Facebook, Google khi họ có thể chạy tốt trên mọi băng thông, trong khi các các sản phẩm nội liên tục gặp hiện tượng nghẽn mỗi khi có đông người truy cập hay mạng kém, tiêu biểu nhất là khi có các trận đấu của đội tuyển bóng đá Việt Nam.
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực Internet, một dịch vụ video được đánh giá xem mượt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 2 phần chính bao gồm CDN (Content Delivery Network) – hệ thống mạng phân phối nội dung, tập hợp các công nghệ phần mềm và phần cứng được đặt trên các nhà mạng khác nhau; nền tảng công nghệ phần mềm streaming gồm cơ chế giải mã (encode/transcode) video, tạo profile (hồ sơ) cho phù hợp với các thiết bị đầu cuối và chất lượng đường truyền mạng, tự động điều chỉnh chất lượng video khi phát hiện có dấu hiệu nghẽn mạng…
Trên cơ sở đó, vị chuyên gia này cho rằng, đối với các ứng dụng xem video của Việt Nam, công nghệ streaming liên quan đến video phụ thuộc rất lớn vào đầu tư cơ sở hạ tầng của từng đơn vị: “Các dịch vụ Việt Nam hoàn toàn làm chủ được công nghệ này, tuy nhiên cái yếu của chúng ta là tài chính”.
Dẫn chứng về Facebook và Google, vị chuyên gia cho biết, CDN của họ được đặt nằm mạng lõi của các nhà mạng trong khi khi các dịch vụ Việt Nam chỉ đặt bên ngoài các Data Center (trung tâm dữ liệu) vì kinh phí đặt bên trong rất lớn.
Chưa kể đến việc đầu tư vào phần cứng giải mã (transcode/encode) và lưu trữ cũng là một điểm yếu của doanh nghiệp Việt. Đơn cử như riêng YouTube, Netflix, với một bộ phim họ có thể transcode ra thành 130 profile (hồ sơ) khác nhau với chất lượng rất thấp đến rất cao, khi gặp bất kỳ thiết bị nào và đường mạng nào dù mạng 3G, 4G hay Wi-Fi đều ngay lập tức cung cấp một profile phù hợp với điều kiện của người dùng.
Theo CEO Clip TV, các nhà phát triển ứng dụng phải liên tục áp dụng các công nghệ mới nhất về giải mã video và đầu tư nhiều hơn ở thiết bị phần cứng để phù hợp với nhiều thiết bị, đường mạng khác nhau của người dùng.
Ông Phan Thanh Giản, CEO Clip TV cũng cho rằng, dù công nghệ của Việt Nam so với thế giới không thua kém nhưng đang bị thua thiệt nhiều về tiềm lực tài chính. Trong khi YouTube, Netflix có thể tạo ra hàng trăm profile khác nhau thì Clip TV chỉ có thể tạo ra đối đa khoảng 4-5 profile vì chi phí đầu tư phần cứng, lưu trữ là rất lớn.
Với ClipTV, đơn vị này đã kết nối vào mạng core của một nhà mạng và CDN đặt ở trên 4 nhà mạng khác nhau, đồng thời có cơ chế để điều phối người dùng ở mạng nào sẽ truy cập về CDN ở mạng đó. “Thời gian tới, ClipTV vẫn đang cố gắng để đầu tư phần cứng, kết nối mạng core của các nhà mạng khác để tối ưu đường mạng và có cơ chế xử lý thông minh khi một sự kiện lớn xảy ra như bóng đá”, ông Giản chia sẻ thêm.
Cũng theo ông Giản, để nâng cao chất lượng các ứng dụng liên quan đến video của các công ty Việt Nam, những nhà mạng lớn cần hỗ trợ bằng cách cho các dịch vụ video nội được kết nối vào mạng core của nhà mạng ngang bằng với các “gã khổng lồ” nước ngoài, được ưu đãi hơn về chi phí. Còn các nhà phát triển ứng dụng cũng phải liên tục áp dụng các công nghệ mới nhất về giải mãi encode/transcode, tối ưu về các thuật toán nén video và đầu tư nhiều hơn ở thiết bị phần cứng để tạo ra nhiều profile phù hợp với nhiều thiết bị, đường mạng khác nhau. “Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc của doanh nghiệp trong cuộc chơi lớn và lâu dài”, ông Giản khẳng định. Bên cạnh đó, các nhà mạng cũng cần phát triển nhanh mạng 5G để có thể tiêu thụ lượng nội dung lớn là video.
Còn đối với các chuẩn cho video, theo ông Giản hiện nay trên thế giới đã có những tiêu chuẩn như chuẩn nén H.265… Ngoài ra, các công ty lớn như Netflix còn hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu để nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực video với mục tiêu là chất lượng video tốt nhưng dung lượng giảm đi. “Những chuẩn này hầu như đã có và liên tục cải tiến nên các ứng dụng Việt chỉ cần áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao chất lượng cho người dùng”, ông Giản kết luận.
Video đang HOT
Thế Phương
6 mẹo giúp tăng tốc Internet tại nhà trong mùa dịch COVID-19
Thực hiện một số mẹo đơn giản từ tối ưu phần mềm cho đến cài đặt thiết bị phần cứng sẽ giúp bạn tối ưu hóa đường truyền Internet tại nhà.
Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu sử dụng Internet của người Việt Nam đã tăng lên đột biến. Theo số liệu từ Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), lượng truy cập dữ liệu Internet của người Việt Nam tăng đến 90% chỉ trong tháng 3/2020.
Trong khi đó, sự cố trên tuyến cáp quang biển AAG từ ngày 2/4 cũng khiến người dùng đôi lúc gặp phải tình trạng truy cập kém, không tải được các trang nước ngoài và dịch vụ mạng như YouTube, Facebook...
Bài viết này chia sẻ tới bạn đọc một số mẹo từ tối ưu phần mềm, cho đến cài đặt thiết bị phần cứng nhằm giúp tối ưu hóa đường truyền Internet tại nhà.
Vị trí đặt bộ phát Wi-Fi
Tín hiệu mạng không dây (Wi-Fi) có thể bị ảnh hưởng rõ rệt bởi khoảng cách và những vật thể chắn ngang nó như sàn nhà hoặc tường.
Ở điều kiện lý tưởng nhất, Router (bộ phát Wi-Fi) nên đặt ở trung tâm của những thiết bị nhận sóng và nằm trên những đường thẳng khác nhau. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu ý tới kết cấu ngôi nhà, của tường và những tấm sàn nhà.
Nếu thấy mạng chậm, hãy thử khởi động Router hoặc đặt Router tại nhiều nơi khác nhau trong nhà và lựa ra vị trí thích hợp nhất. Điều quan trọng là càng hạn chế "điểm đen" xuất hiện trong ngôi nhà của bạn càng tốt.
Điểm đen được hiểu là khu vực mà các thiết bị của bạn sẽ không thể bắt được sóng Wi-Fi do bị cản trở bởi nhiều vật thể hoặc nằm quá xa Router.
Sử dụng dây mạng thay vì Wi-Fi
Đa số người dùng thích sử dụng mạng Wi-Fi hơn so với mạng dây bởi chúng dễ cài đặt, tiện lợi, và bớt đi các đoạn dây cáp mạng vướng víu.
Tuy nhiên, xét về hiệu năng thì mạng Wi-Fi luôn kém hơn so với mạng dây truyền thống. Bạn sẽ nhận ra được sự khác biệt nếu chuyển đổi giữa hai giao thức mạng này.
Do đó, nếu như bạn dùng laptop hay máy tính thì nên sử dụng dây cáp để đạt tốc độ truy cập Internet tốt nhất.
Cũng cần lưu ý rằng độ dài của dây cáp trên lý thuyết có thể ảnh hưởng đến tốc truyền. Do đó, hãy đấu dây có độ dài vừa đủ, không nên quá dài và hạn chế đặt dây ngoài trời để tránh dây bị đứt gãy do nhiều lý do khách quan.
Dùng DNS để tăng tốc mạng
Đổi DNS là một trong những cách cơ bản và hiệu quả nhất để tăng tốc độ kết nối Internet trên máy tính, laptop.
Để đổi DNS, người dùng cần làm theo các bước dưới đây:
1. Click phải chuột vào biểu tượng mạng trên thanh Taskbar.
2. Lựa chọn Open Network and Internet settings.
3. Sau đó, click vào Change adapter options.
3. Tại cửa sổ mới xuất hiện, bạn nhấn phải chuột vào biểu tượng mạng, chọn Properties.
4. Tiếp theo, tìm đến mục Internet Protocol Version 4 và click đúp vào nó.
5. Tại cửa sổ này, chọn Use the following DNS server addresses và nhập vào dãy số 8.8.8.8, hàng dưới nhập 8.8.4.4. Sau đó nhấn OK để hoàn tất.
Ngoài DNS như trên, bạn cũng có thể đổi sang 1.1.1.1 / 1.0.0.1 hoặc 208.67.222.222 / 208.67.220.220.
Thay đổi kênh Router
Mỗi router sử dụng một kênh riêng để gửi và nhận dữ liệu. Nếu bạn sử dụng nhiều Router trong cùng một căn nhà, hoặc có nhiều hàng xóm sử dụng kênh Router giống nhau, tín hiệu mạng có thể gặp xung đột, gây giảm đáng kể tốc độ đường truyền.
Do đó, nếu cảm thấy tốc độ mạng Wi-Fi quá chậm chạp mà không rõ nguyên do, hãy thử đổi Router sang các kênh khác. Để xác định xem bạn đang sử dụng kênh Router nào và tìm hiểu kênh của những mạng Wi-Fi xung quanh, người dùng có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ, điển hình như WifiInfoView.
Thông thường, nhiều Router sẽ tự đặt mặc định ở kênh 6.
Cập nhật phần mềm thường xuyên
Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để tăng chất lượng đường truyền là cập nhật driver mới nhất của các chi tiết trong máy như card mạng và hệ điều hành Windows/Mac.
Loại bỏ tình trạng thắt cổ chai
Tình trạng thắt nút cổ chai đường truyền thường xảy ra khi sử dụng một vài phiên bản Windows đời cũ (bao gồm Vista và Windows 7) dẫn tới tốc độ truyển tải các tệp tin chậm hơn so với bình thường. Nguyên do được xác định là do hệ điều hành nhường quyền ưu tiên mạng cho các ứng dụng đa phương tiện.
Để loại bỏ tình trạng này, chúng ta cần làm theo các bước dưới đây:
1. Vào Registry Editor bằng cách gõ "regedit" lên cửa sổ Run
2. Sau đó điều hướng đến hạng mục
HKEY_LOCAL_MACHINESOFTWAREMicrosoftWindows NTCurrentVersionMultimediaSystemProfile
3. Tại đây, xác định trường có tên NetworkThrottlingIndex
4. Để tắt hoàn toàn tính năng này, thay đổi giá trị của nó thành FFFFFFFF.
Nguyễn Nguyễn
Cách để YouTube luôn phát video chất lượng cao trong suốt đại dịch Covid-19 Nhằm giảm áp lực băng thông Internet trong suốt đại dịch Covid-19, Google đã quyết định giảm chất lượng phát video mặc định của ứng dụng YouTube xuống còn 480p. Nếu bạn không muốn thay đổi chất lượng phát video mỗi lần xem phim, nghe nhạc, sau đây là cách để bạn thay đổi chất lượng phát video mặc định của YouTube để...