Vì sao các tay đua F1 cần 2 kỹ sư hỗ trợ?
Để giúp các tay đua vận hành chiếc xe F1 một cách hiệu quả, sự có mặt của những kỹ sư đóng vai trò quan trọng.
Một chiếc F1 không bao giờ đua 2 lần. Việc thay đổi 22 đường đua khác nhau khiến thiết kế của xe cũng cần được điều chỉnh. Tốc độ của xe cũng phải cải thiện không ngừng. Do đó, các tay đua cũng như kỹ sư phải làm rất nhiều việc trước các ngày đua chính thức.
Will Joseph, kỹ sư của Lando Norris luôn tự đặt câu hỏi rằng làm thế nào để tạo ra một chiếc xe đua tốt nhất. Nguyên nhân là các quy định trên đường đua mang tính thời điểm và được thay đổi liên tục. Do đó, chiếc xe đua cũng cần được cải tiến theo thời gian.
Will Josheph, kỹ sư của đội McLaren trao đổi với Lando Norris trên đường đua F1. Ảnh: F1.
Theo Josheph, các kỹ sư của các đội đua sẽ tham khảo tất cả đường đua cũ và mới. Sau đó, họ sẽ để các vận động viên đua thử trong một môi trường giả lập nhưng khác với trò chơi điện tử. Thông thường, các tay đua sẽ thử tốc độ tốt nhất của chiếc xe, thay đổi các mức độ của lực nén xuống, hệ thống cánh gió. Từ đó, họ sẽ tìm ra những điểm mạnh hay yếu và chiếc xe hoạt động tốt nhất khi nào.
“Chúng tôi bắt đầu từ những yếu tố cơ bản nhất. Tôi, Josheph và Andrew Jarvis (một kỹ sư hiệu năng của Norris) sẽ thảo luận với nhau, đưa ra các ý kiến về chặng đua và phân tích sâu hơn. Chúng tôi xem lại những chặng đua trước của tôi lẫn Carlos Saiz (đồng đội của Norris) để lên kế hoạch. Cuối cùng, chúng tôi dành từ 6 đến 7 tiếng trong phòng giả lập. Trong môi trường này, việc thay đổi các thông số, điều kiện đua chỉ mất vài giây. Còn con số này ở ngoài đời là hàng chục phút”, Norris, tay đua của đội McLaren, chia sẻ.
Các đội đua vận hành theo cách khác nhau nhưng đều có điểm chung là xoay quanh vận động viên và các kỹ sư. Sự phức tạp của một chiếc F1 khiến các công việc liên quan đến kỹ thuật cần được chú ý hơn. Vì vậy, mỗi tay đua thường có 2 kỹ sư hỗ trợ mình.
Một kỹ sư thường xuyên vận hành thử, trao đổi với thợ máy về các vấn đề trên xe. Người còn lại sẽ làm việc với tay đua để đưa ra các phân tích về cách điều khiển, hướng dẫn các chức năng của xe.
Video đang HOT
Theo Zing
Giải Thailand Super Series tại đường đua F1 Hà Nội có gì hấp dẫn?
Tháng 4 này, hàng nghìn khán giả đến Formula 1 VinFast Vietnam Grand Prix sẽ được chứng kiến những màn so tài tại giải đua phụ Thailand Super Series (TSS), ngay tại Hà Nội.
TSS là giải đua xe thể thao số một của Thái Lan, lần đầu được tổ chức vào năm 2013 và có những bước phát triển vượt bậc để trở thành một trong những giải đua hấp dẫn nhất thế giới.
Một tấm vé xem hai giải đua hấp dẫn
Tại chặng đua F1 ở Hà Nội tháng 4, giới mộ điệu sẽ được thưởng thức cùng lúc hai bữa tiệc tốc độ trong 3 ngày từ 3/4 đến 5/4 là Formula 1 VinFast Vietnam Grand Prix và TSS. Đây sẽ là chặng đua mở màn của mùa giải năm 2020 của TSS, chặng cuối sẽ diễn ra ở BangSean Grand Prix.
Hầu hết chiếc xe tham gia là siêu xe được thiết kế riêng cho đường đua, đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Lamborghini, Ferrari, Porsche hay Audi...
Tại chặng đua F1 ở Hà Nội, người hâm mộ sẽ được thưởng thức cùng lúc hai bữa tiệc tốc độ.
Khởi đầu là giải đua dành cho những siêu xe được tùy chỉnh để chinh phục ngôi vô địch và không thống nhất theo một chuẩn chung, đến 2015, từ khi những chiếc GT3 (siêu xe đình đám) tham gia giải đua, các đội đua chuyên nghiệp hơn và có những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên vào thời điểm đó, TSS vẫn có rất ít quy định để kiểm soát việc tùy chỉnh xe và cũng không phân hạng tay đua.
Cải tiến đáng chú ý trong năm 2016 là việc bổ sung đội ngũ hỗ trợ như giám sát đường đua, trọng tài và hệ thống giám sát việc tuân thủ theo luật của các xe đua, đảm bảo giải đua diễn ra công bằng và an toàn.
Những chiếc xe tham gia TSS là các siêu xe được thiết kế riêng, đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Lamborghini, Ferrari, Porsche hay Audi...
Sau nhiều nỗ lực và cải tiến, năm 2017, TSS được FIA cấp chứng nhận Tiêu chuẩn quốc tế cấp 3 cho chặng đua Bangsaen Grand Prix. Bên cạnh đó, Bangsean Grand Prix cũng nhận được sự tham gia của giải đua phụ như Porsche Carrera Cup Asia - giải đua hàng đầu của Porsche Motorsport ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và giải TCR Asia.
Cuối năm, TSS giới thiệu hình thức đua một giờ trong cuộc họp với các tay đua Supercar. Hình thức này đã được chấp nhận và đưa vào kế hoạch thực hiện cho năm sau. Mùa giải 2018, hình thức đua kéo dài một giờ với 2 tay đua thành công hơn mong đợi.
Và với việc được chọn là giải đua phụ cho chặng đua F1 ở Hà Nội, Việt Nam, "lịch sử môn đua xe thể thao của Thái Lan bước sang một trang mới", như lời ông Sontaya Kunplome, Chủ tịch Thailand Super Series khẳng định.
Thailand Super Series - gia vị thượng hạng cho F1
TSS ngày càng đón nhiều tay đua tham gia, cạnh tranh ở các phân hạng của FIA như bạch kim, vàng, bạc và đồng. Số lượng tay đua quốc tế cũng gia tăng đáng kể, từ 17 quốc tịch vào năm 2017, 24 quốc tịch vào năm 2018 và nâng lên 31 quốc tịch vào năm 2019. Điều này minh chứng TSS đang đạt một tầm cao mới về nhiều mặt.
Một chỉ số khác phản ánh sự thành công của TSS là số lượng người xem chặng đua qua live stream tăng từ 1,1 triệu lên 2,6 triệu lượt xem. Số lượng người theo dõi qua nền tảng trực tuyến (Facebook) đã vượt qua con số 535.000.
Vì thế, với tấm vé tham dự chặng đua Formula 1 VinFast Vietnam Grand Prix sẽ mang đến những giá trị và những trải nghiệm vượt trội, với sự xuất hiện của giải đua TSS.
Giải đua phụ TSS hứa hẹn mang lại những màn so tài hấp dẫn, và sẽ là màn chạy đà hoàn hảo cho Công thức 1.
TSS hứa hẹn mang lại những màn so tài hấp dẫn, trở thành màn chạy đà hoàn hảo cho F1. Cả hai đều là những giải đua xe tốc độ cao, có sự góp mặt của những tay đua hàng đầu từ nhiều châu lục, những siêu xe đẳng cấp. Sự đan xen giữa TSS và F1 giúp khán giả mãn nhãn với các thể thức đa dạng đến từ hai giải đua.
Các hạng xe tham gia Thailand Super Series:
- Thailand Supercar GT3: Được chế tạo riêng cho các cuộc đua, bất kỳ hình thức tùy chỉnh động cơ đều phải tuân theo BOP (Cân bằng về hiệu suất) của giải đua.
- Thailand Supercar GTM: Những siêu xe thương mại hoặc được sản xuất để đua như Ferrari Challenge hay Porsche One Make Race. Bất kỳ hình thức tùy chỉnh động cơ đều phải tuân theo BOP của giải đua và tiêu chuẩn Cup Car.
- Thailand Supercar GTC: Những siêu xe thương mại tuân thủ BOP của giải đua và tiêu chuẩn GT4.
- TA2 Thailand: Có nguồn gốc từ Mỹ, những chiếc xe tham gia hạng mục này được phát triển dựa trên cấu trúc giống với xe đua Nascar. Hạng mục bắt buộc xe đua sử dụng động cơ V8, dung tích 6.200 cc, khung chống lật và nhiều thiết bị an toàn theo chuẩn của FIA.
Theo Zing
Ông trùm F1 cặp kè nữ sinh kém 49 tuổi: Trâu già gặm cỏ non mơn mởn Ông trùm đường đua F1, Flavio Briatore đang sống những ngày tháng hạnh phúc trong tình yêu với nữ sinh Benedetta Bosi. Nhắc đến đường đua F1, không ai là không biết đến Flavio Briatore. Tỷ phú người Italia là chủ cũ của đội đua nổi tiếng thế giới Renault. Ông Flavio Briatore và tình trẻ Không chỉ giàu có và nổi tiếng,...