Vì sao các phóng viên dám “nghịch ngợm” trên tàu Cảnh sát biển Ấn Độ?
Nhiều PV dự đón tàu Samudra Paheredar của Cảnh sát biển Ấn Độ thăm Đà Nẵng sáng 14/10 chung nhận xét: Hiếm có vị thuyền trưởng tàu quân sự, cảnh sát biển nào thoải mái, cởi mở như Đại tá Sanatan Jena!
Sau khi tham quan tàu Samudra Paheredar của Cảnh sát biển (CSB) Ấn Độ cập cảng Đà Nẵng sáng 14/10, một số PV ra về trước song vẫn còn một số người nán lại vì theo chương trình thì Đại tá Sanatan Jena, thuyền trưởng tàu Samudra Paheredar, sẽ có cuộc họp báo ngay trên boong tàu.
Sau khi kết thúc cuộc họp báo trên boong tàu Samudra Paheredar… (Ảnh: HC)
Theo thông tin chúng tôi có được, Đại tá Sanatan Jena năm nay 51 tuổi, có vợ là Susama Jena (nội trợ) cùng hai con Sambit Kumar Jena (học lớp 12) và Siddharth Jena (học lớp 10). Ông có bằng Cử nhân Giáo dục và Thạc sĩ khoa học vật lý hạt nhân, nhập ngũ năm 1991, từng làm thuyền trưởng hai tàu Ahalyabai, ACV H-183, sĩ quan điều hành tàu Vajra và được bổ nhiệm làm thuyền trưởng tàu Samudra Paheredar tháng 2/2014.
Là chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải và định hướng, Đại tá Sanatan Jena cũng kinh qua khóa đào tạo cán bộ phối hợp tại Đại học Naval War (Mỹ). Ông có nhiều kinh nghiệm trong triển khai các hoạt động của Cảnh sát biển Ấn Độ trong lĩnh vực thực thi pháp luật, nghiệp vụ lên tàu, chống săn bắn trái phép, tìm kiếm cứu nạn và cứu thương…
Đại tá Sanatan Jena vui vẻ chụp hình lưu niệm với các phóng viên rồi mời mọi người nán lại 5 phút, vào phòng nghỉ ngơi, thư giãn của các sĩ quan trên tàu
Và mặc dù bận rộn đón tiếp các vị quan khách của Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh CSB Việt Nam, Bộ Tư lệnh Vùng CSB II, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng… cùng Đại tá M Sri Kumar, Tuỳ viên quân sự và các nhân viên Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam lên thăm tàu nhưng Đại tá Sanatan Jena vẫn thực hiện cuộc họp báo đúng chương trình.
Sau khi kết thúc họp báo, các PV chuẩn bị ra về thì bất ngờ nghe Đại tá Sanatan Jena đề nghị nán lại thêm 5 phút nữa. Thế rồi ông đích thân dẫn mọi người vào phòng dành riêng cho các sĩ quan trên tàu nghỉ ngơi, thư giãn. Tại đây, các thủy thủ phục vụ đã chuẩn bị sẵn một số món ăn nhẹ, thức uống (có cả phần dành cho người ăn kiêng) mang đậm phong vị Ấn Độ. Lại đích thân ngài đại tá gắp thức ăn bỏ vào đĩa cho từng người rồi cùng tới bàn ngồi ăn, trò chuyện vui vẻ.
Ở đây đã chuẩn bị sẵn một số món ăn nhẹ, thức uống mang đậm phong vị Ấn Độ.
Video đang HOT
Đại tá Sanatan Jena đích thân gặp thức ăn cho các PV.
Giới thiệu về từng món ăn .
Và cùng ngồi ăn.
Trò chuyện vui vẻ với các PV.
Các sĩ quan phục vụ nhiệt tình tiếp thức ăn.
Và mời thêm món trà sữa Ấn Độ
Chính tại đây, ông cho hay điều mà ở cuộc họp báo trước đó ông chưa đề cập. Đó là suýt nữa thì Samudra Paheredar hủy chuyến thăm Đà Nẵng do “dính” siêu bão Vongfon “khiến tàu lắc lư đến 30 – 450, bị tung lên rất cao và ném xuống rất sâu, không ngờ vẫn còn sống sót”. Nhưng rồi tàu vẫn quyết tâm thực hiện chuyến thăm và trên đường đến Đà Nẵng thì nhận được tin tàu Sunrise 689 (Công ty CP đóng tàu thủy sản Hải Phòng) bị cướp biển nên tăng cường quan sát để có thể trợ giúp (Infonet đã đưa tin)!
Đến khi chia tay, Đại tá Sanatan Jena lại đích thân giới thiệu vài món quà nhỏ như chiếc mũ Cảnh sát biển Ấn Độ, tấm nhựa vừa để kẹp giấy, vừa làm “bàn viết” di động, cuốn tạp chí về môi trường của Ấn Độ rồi tự tay trao cho từng người cùng với lời nhắn các sĩ quan, thủy thủ trên tàu Samudra Paheredar rất mong nhận được sự chào đón nồng nhiệt của người dân Đà Nẵng trong những ngày tàu ở thăm TP này.
Đến khi chia tay, Đại tá Sanatan Jena lại đích thân giới thiệu món quà nhỏ của tàu Samudra Paheredar.
Và tự tay trao cho từng người.
Sự thân thiện, cởi mở và chu đáo của ông dường như cũng lan sang các sĩ quan, thủy thủ trên tàu Samudra Paheredar nên ai nấy đều rất niềm nở khi gặp các vị quan khách hay các PV Việt Nam lên thăm tàu. Thậm chí các PV còn được “nghịch” một số thiết bị, máy móc trên tàu – điều mà chưa từng ai “dám” làm với các tàu hải quân, cảnh sát biển của Mỹ, Anh, Nhật, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore… từng cập cảng Đà Nẵng trước đó!
Sự thân thiện, cởi mở và chu đáo của Đại tá Sanatan Jena dường như cũng lan sang các sĩ quan, thủy thủ trên tàu Samudra Paheredar nên ai nấy đều rất niềm nở.
Nhờ vậy mà các PV được thoải mái quay phim.
và cả….
“nghịch” một số thiết bị, máy móc trên tàu!
Theo Infonet
Nghi ngờ tàu Sunrise dàn dựng vụ cướp: "Tôi uất lắm rồi..."
"Bản thân tôi, tôi uất lắm rồi, đây là phát thứ hai nên rất buồn. Không lẽ tôi lại bỏ nghề trong khi công lao mình đã học hành và phấn đấu đến nửa đời người chứ không phải một, hai năm mới có được".
Trao đổi với PV , ông Nguyễn Quyết Thắng - thuyền trưởng tàu Sunrise cho biết: "Tôi chưa đọc các ý kiến nghi ngờ chúng tôi (dàn dựng để bán dầu - PV) nhưng tôi có nghe mọi người nói lại. Bản thân chúng tôi không thể ngăn cấm các ý kiến trái chiều nói về mình, nhưng bảo thuyền viên chúng tôi vác bằng đấy dầu đi bán thì quá liều".
Tàu Sunrise khi đã neo đậu tại vùng biển Vũng Tàu.
Cũng theo thuyền trưởng Thắng, đó là việc "không một thuyền viên nào dám làm", vì đây là chuyện lớn chứ không phải chỉ ảnh hưởng đến một vài cá nhân hay tổ chức. Ông cũng khẳng định bản thân ông "không bao giờ cho phép việc đó xảy ra".
Thuyền trưởng Thắng cho rằng khi xảy ra vụ cướp thì trên tàu có 18 người chứ không phải chỉ một vài người, và tất cả đều trả qua những giây phút đối mặt với ranh giới giữa sự sống và cái chết nên không thể bịa ra một câu chuyện như vậy.
"Mọi người nói sao mình chịu nhưng sự thật là sự thật, tôi bị cướp thì tôi nói là cướp chứ không thể giàn dựng lên được, không ai mong muốn điều này cả. Còn bản thân tôi, tôi uất lắm rồi, đây là phát thứ hai (thuyền trưởng Thắng từng bị cướp biển Somalia không chế 8 tháng vào năm 2011 - PV) nên rất buồn. Không lẽ tôi lại bỏ nghề trong khi công lao mình đã học hành và phấn đấu đến nửa đời người chứ không phải một, hai năm mới có được" - vị thuyền trưởng chia sẻ.
Cũng theo ông, đến hiện tại những thủy thủ trên tàu Sunrise vẫn rất tin tưởng ông: "Anh em nói tôi đi tiếp thì họ đi tiếp mà tôi nghỉ thì họ cũng nghỉ luôn. Tôi cũng vẫn động viên anh em, dù bị tai nạn nhưng mình vẫn may mắn hơn nhiều đồng đội khác là được trở về, chứ nhiều người còn không tìm thấy xác. Còn nghề nghiệp mình đã chọn thì mình phải chấp nhận". - thuyền trưởng Thắng tiếp tục.
Ông Thắng cũng cho biết rất mong cơ quan điều tra sẽ sớm đưa ra kết luận về việc này.
Cùng trao đổi vấn đề này với PV Infonet, máy trưởng tàu Sunrise - ông Lương Đại Thành một lần nữa khẳng định: "Cướp thực sự lên tàu uy hiếp và khống chế mọi người. Tôi khẳng định không có vấn đề gì khác ngoài những điều tôi đã nói với báo chí và cơ quan điều tra".
Ông cho rằng không thể tránh khỏi việc bị đồn thổi, nhưng sự thật như thế nào thì chính quyền và cơ quan chức năng sẽ có đủ chuyên môn để thẩm tra, thẩm định. "Tôi mong muốn rằng tất cả các cơ quan chức năng hãy vào cuộc hết sức mình để điều tra thật rõ ràng. Tôi là người ngay và cũng là người bị nạn, tôi không lo lắng điều gì cả". ông Thành nói.
Trước đó khoảng 19h ngày 2/10 tàu Sunrise 689 chở theo hơn 5.000 tấn dầu cùng 18 thủy thủ rời cảng Horizon (Singapore) để về cảng Cửa Việt (Quảng Trị). Tuy nhiên tới 21h ngày 5/10 Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam nhận được thông tin về việc tàu Sunrise 689 bị mất liên lạc.
Tới 6h ngày 9/10 thì thuyền trưởng tàu Sunrise liên lạc được với chủ tàu và báo rằng con tàu bị cướp biển tấn công và lấy đi một phần dầu, làm bị thương hai thủy thủ. 14h cùng ngày hai tàu cảnh sát biển (vùng 4) đã tiếp cận được tàu Sunrise trên vùng biển phía Tây Nam nước ta.
6h ngày 11/10 tàu Sunrise cùng 18 thủy thủ đã được hai tàu cảnh sát biển nói trên hộ tống về neo đậu tại Vũng Tàu an toàn. Theo điều tra ban đầu tàu đã bị lấy đi khoảng 1.500 mét khối dầu, các phương tiện liên lạc, định vị đều bị đập phá. Chiều ngày 13/10 việc sửa chữa các hư hỏng của con tàu gần như đã hoàn tất, hiện thủy thủ đoàn đang chờ kết luận của cơ quan điều tra trước khi cho tàu tiếp tục hành trình về cảng Cửa Việt.
Theo Infonet
Tàu Sunrise và 18 thuyền viên đã được cướp biển thả 18 thuyền viên tàu Sunrise-689 trên đường từ Singapore về Việt Nam bị cướp biển bắt giữ. Cướp biển đã lấy 1/3 số hàng hóa trên tàu. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, lúc 5h ngày 9/10, thuyền trưởng tàu Sunrise-689 đã gửi bức điện về cho biết tàu bị cướp biển...