Vì sao các nước muốn mua bằng được S-400 của Nga?
Bất chấp những cảnh báo trừng phạt của Mỹ, nhiều nước trong đó có Ấn Độ vẫn quyết mua bằng được hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Hệ thống S-400 của Nga (Ảnh: EPA)
Cuộc tập trận Vostok-2018 của Nga hồi tháng trước đánh dấu cuộc tập trận lớn nhất trong hơn 30 năm với sự tham gia của hàng trăm nghìn binh sĩ, khí tài quân sự. Đây không đơn thuần là một cuộc diễn tập quân sự mà còn là cơ hội để Nga phô trương các khí tài quân sự, nguồn thu lớn thứ hai của Nga chỉ sau dầu mỏ. Tất nhiên, S-400 không thể vắng mặt trong cuộc tập trận rầm rộ này.
Nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, Ả rập Xê út, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Qatar tuyên bố sẵn sàng mua S-400 của Nga, bất chấp cảnh báo trừng phạt từ Mỹ hay NATO.
“S-400 là một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất hiện nay, có thể ngang tầm với hệ thống phòng thủ của phương Tây. Radar và cảm biến cũng như các tên lửa của nó có thể bao quát một vùng rộng lớn. Cụ thể, radar có tầm quét ít nhất khu vực trong bán kính 600km trong khi tên lửa có tầm bắn tới 400km”, Siemon Wezeman, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), nhận định.
Video đang HOT
Cũng theo chuyên gia này, S-400 có thể theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau, trong đó có cả mục tiêu tàng hình. Ngoài ra, S-400 có khả năng cơ động cao, có thể khai hỏa và di chuyển đến vị trí khác trong vòng vài phút.
Kevin Brand, một chuyên gia phân tích quân sự, cho rằng S-400 còn có ưu điểm có thể tích hợp tên lửa tầm xa, tầm trung, tầm ngắn tùy vào mục đích sử dụng.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết mua S-400 làm dấy lên lo ngại rạn nứt trong liên minh quân sự NATO cũng như lo ngại rò rỉ dữ liệu an ninh chung. Với Ấn Độ, Ả rập Xê út, Qatar, các nước không phải thành viên của NATO, việc mua S-400 có thể kéo theo căng thẳng ngoại giao, kinh tế giữa các nước này với Mỹ.
Tuy nhiên, đầu tuần này, Ấn Độ vẫn quyết ký hợp đồng hơn 5 tỷ USD mua hệ thống phòng thủ hiện đại này của Nga. “Ấn Độ không muốn chỉ mua vũ khí từ một nhà cung cấp hay quá phụ thuộc vào một nước, do vậy, họ có thể mua một số vũ khí từ Nga, số khác từ Mỹ”, chuyên gia Brand nói. Một yếu tố khác cũng chi phối quyết định của Ấn Độ được cho là việc Nga sẵn sàng chia sẻ công nghệ quân sự.
Trong khi đó, theo chuyên gia Wezeman, khả năng Mỹ thực hiện cảnh báo trừng phạt là rất ít, đặc biệt với các nước như Ấn Độ hay Ả rập Xê út.
“Lệnh trừng phạt không tự động kích hoạt, trong khi việc xem xét miễn trừ là hoàn toàn có thể nếu Mỹ tính đến lợi ích quốc gia. Mỹ dường như sẽ không trừng phạt các nước như Ấn Độ hay một số nước khác bởi họ là các đối tác quân sự và chính trị đặc biệt quan trọng”, ông Wezeman nói.
Minh Phương
Theo Dantri/Aljazeera
Putin làm điều này khiến Mỹ, Trung Quốc lo sốt vó
Thoả thuận này là kết quả nổi bật nhất của chuyến đi Ấn Độ lần này của ông Putin. Nó làm cho Ấn Độ và Nga hài lòng bao nhiêu thì lại khiến Mỹ và Trung Quốc phật ý bấy nhiêu.
Tổng thống Nga Putin.
Năm nay là lần thứ 19 Ấn Độ và Nga tiến hành cuộc gặp cấp cao song phương thường niên. Vì thế mà tổng thống Nga Vladimir Putin có chuyến thăm Ấn Độ hai ngày. Khuôn khổ diễn đàn này được hai nước thành lập năm 2000 và phản ánh mức độ tốt đẹp và tin cậy trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Trước đây, Ấn Độ và Liên Xô đã có mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống. Về sau, nước Nga tiếp tục phát triển mối quan hệ song phương với Ấn Độ trở thành mối quan hệ đối tác chiến lược. Ông Putin thăm Ấn Độ lần này trong bối cảnh tình hình thuận lợi bao nhiêu trong quan hệ giữa hai nước thì lại phức tạp và nhạy cảm bấy nhiêu về nhiều phương diện bấy nhiêu trong môi trường chính trị đối ngoại và an ninh của từng nước. Nga hiện khúc mắc nhiều trong quan hệ với Mỹ thì Ấn Độ và Mỹ hiện lại có thời kỳ quan hệ tốt đẹp rất hiếm thấy trong lịch sử xưa nay. Nga và Trung Quốc có được mối quan hệ đối tác chiến lược hiện ở mức độ mà hai nước đều cho là chưa khi nào từ trước đến nay được hơn thế thì giữa Trung Quốc và Ấn Độ lại tồn tại dai dẳng bất hoà và xung khắc lợi ích, nghi ngờ và đối phó lẫn nhau.
Cục diện quan hệ ấy khiến ông Putin và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi không thể tránh khỏi những khó xử. Họ có cùng quan điểm và mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực nhưng đồng thời cũng lại phải lưu ý để từng bên không bị khó xử thêm trong quan hệ riêng với đối tác và để hai đối tác bên ngoài kia không hiểu nhầm, nghĩ lệch về đối tác chiến lược của họ.
Nhân sự kiện này năm nay, Ấn Độ và Nga đã ký kết nhiều thoả thuận hợp tác song phương nhằm thúc đẩy trao đổi thương mại, phát triển đường sắt và xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ấn Độ, hợp tác trên lĩnh vực công nghệ vũ trụ và năng lượng, trong đó cả việc Ấn Độ mua dầu lửa của Iran.
Nhưng có lẽ nổi bật và đáng chú ý hơn cả là thoả thuận trị giá 5,2 tỷ USD về Ấn Độ mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Thoả thuận này là kết quả nổi bật nhất của chuyến đi Ấn Độ lần này của ông Putin. Nó làm cho Ấn Độ và Nga hài lòng bao nhiêu thì lại khiến Mỹ và Trung Quốc phật ý bấy nhiêu. Hai bên ở trong cuộc thì vui mừng. Hai kẻ ở bên ngoài thì lại lo ngại.
Trung Quốc và Mỹ không thể không lo ngại khi thấy Nga và Ấn Độ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác song phương không chỉ về kinh tế và thương mại thuần tuý mà còn cả và đặc biệt trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng và an ninh. Họ không thể không lo ngại về khả năng Ấn Độ và Nga chơi con bài đối trọng với họ. Mỹ phải tính đến việc Nga tìm cách phân hoá Ấn Độ với Mỹ trong khi Trung Quốc không thể không nghĩ rằng Ấn Độ chủ ý phân rẽ Nga với Trung Quốc. Đối với Trung Quốc còn có chuyện Ấn Độ tăng cường vũ trang và tiềm lực quân sự, nâng cao thế và lực trên thực tế và về mọi phương diện để làm phá sản ý đồ chiến lược của Trung Quốc ở khu vực Nam Á. Mỹ không thích thú gì khi Ấn Độ vừa không mua vũ khí tương ứng của Mỹ vừa giúp Nga hoá giải những tác động của các biện pháp chính sách mà Mỹ và phương Tây đã áp dụng để trừng phạt Nga từ khá lâu nay.
Hai đối tác bên ngoài này còn hậm hực và khó xử ở một phương diện khác nữa. Trung Quốc cũng đặt mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga mà mới rồi bị Mỹ áp dụng những biện pháp trừng phạt trong khi Ấn Độ ký với Nga thoả thuận mua cùng lại vũ khí này thì không thấy Mỹ phản đối gì. Cho nên đặc biệt với thoả thuận này, Nga và Ấn Độ làm cho mối bất hoà và căng thẳng hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc thêm sâu sắc. Cùng với việc tiếp tục mua dầu lửa của Iran trong bối cảnh Mỹ trừng phạt Iran và sắp tới cấm vận Iran xuất khẩu dầu lửa, Ấn Độ thử thách mối quan hệ hợp tác với Mỹ khi thúc đẩy mạnh mẽ đến thế quan hệ hợp tác quân sự, quốc phòng và an ninh với Nga. Ấn Độ làm cho Mỹ khó xử hơn và Trung Quốc lo ngại hơn trong khi Nga làm Mỹ phải lo ngại hơn và Trung Quốc chỉ phần nào khó xử hơn.
Theo Danviet
Nga triển khai thêm "rồng lửa" S-400 tới Crimea Nga xác nhận đã chuyển thêm một tiểu đoàn tên lửa phòng không S-400 tới bán đảo Crimea và Moscow dường như sẽ sớm triển khai tiểu đoàn thứ 4 tới khu vực có tầm quan trọng chiến lược với Nga trên Biển Đen. Tổ hợp phòng không S-400 (Ảnh: Sputnik) Sputnik trích thông báo của bộ phận báo chí Hạm đội Biển...