Vì sao các nước có ngôn ngữ riêng?
Theo những câu chuyện cổ, sự khác biệt về ngôn ngữ khiến con người hiểu lầm nhau và dẫn đến chiến tranh.
Tất cả chúng ta ai cũng từng bối rối bởi sự đa dạng của các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Từ lâu, dân gian đã tự phỏng đoán hoặc dựng lên những câu chuyện giải thích cho điều này.
Ví dụ câu chuyện được dựng ra về Tháp Babel, bắt nguồn từ Kinh thánh. Trong truyện, con người ban đầu chỉ nói một ngôn ngữ duy nhất. Sau đó, họ cố gắng xây dựng một tòa tháp để khám phá thiên đàng và khiến Chúa nổi giận. Vì vậy, Ngài đã làm con người nói các ngôn ngữ khác nhau, phân tán chúng ta rải rác trên khắp Trái Đất.
Trong một dị bản khác của người dân bản địa Absaroka tại Mỹ, chuyện kể rằng một con sói già đã tạo ra con người. Lúc đầu, họ nói một ngôn ngữ duy nhất giống như truyện Babel, nhưng một con sói trẻ tuổi hơn thuyết phục sói già rằng con người có tài năng quân sự. Vì vậy, nó khuyên sói già nên làm cho con người nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Theo cách đó, con người sẽ hiểu lầm nhau, dẫn đến chiến tranh và có thể thể hiện tài năng của mình.
Tháp Babel trong Kinh Thánh vẽ bởi họa sĩ Pieter Bruegel năm 1563. Ảnh: Pieter Bruegel.
Thêm một câu chuyện khác của người Jawoyn, lãnh thổ phía Bắc châu Úc. Họ tin rằng cá sấu Nabilil đã đặt tên và tạo ra ngôn ngữ riêng cho những vùng đất mà nó ghé qua. Điều này đã giúp hình thành nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
Có rất nhiều câu chuyện như thế trên khắp hành tinh. Ngày nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ không ngừng cố gắng trả lời câu hỏi này. Thật ra, chúng ta có thể không bao giờ biết chính xác nguồn gốc của ngôn ngữ, nhưng có thể hiểu rõ về cách các ngôn ngữ khác nhau và thay đổi theo thời gian. Cũng thật thú vị khi những câu chuyện kể trên đều có một phần nào đó chính xác.
Trong câu chuyện về Tháp Babel, Chúa khiến con người phân tán khắp thế giới. Dựa trên bằng chứng khai quật khảo cổ học cho thấy: Con người thực sự đã di cư ra khắp thế giới từ hàng nghìn năm về trước.
Sự đa dạng ngôn ngữ khiến con người hiểu lầm nhau. Ảnh: Pinterest.
Sau sự kiện này, cái chúng ta cần để tạo ra những ngôn ngữ khác nhau chính là 3 thành tố: Thời gian, khoảng cách và quá trình ngôn ngữ biến đổi. Từ sử dụng một tiếng nói chung, những người này tách ra và đi đến các nơi khác nhau, ngôn ngữ duy nhất ban đầu có thể bị biến đổi thành 2 hoặc nhiều ngôn ngữ theo thời gian.
Video đang HOT
Lấy ví dụ về tiếng Latin. Khi bộ phận người sử dụng tiếng Latin tách ra và phân tán rộng khắp châu Âu, tiếng Latin biến thành các ngôn ngữ như tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý và tiếng Bồ Đào Nha. Vì vậy, tiếng Latin không thực sự mất đi, nó chỉ phát triển thành các ngôn ngữ hiện đại này.
Tiếng Anh được sinh ra theo cách tương tự. Vào thế kỷ V, các bộ tộc Giéc-man hùng mạnh (gồm người Angles, Saxon và Jutes) đã rời bỏ châu Âu và xâm chiếm nước Anh. Các phương ngữ do người Giéc-man sử dụng đã phát triển thành tiếng Anh cổ.
Trong câu chuyện của người Absaroka, chó sói đã chỉ ra cách những người có ngôn ngữ khác nhau có thể hiểu sai hoặc không đồng tình với nhau. Ngôn ngữ thường được kết nối với bản sắc mỗi con người. Đến những nơi khác nhau, bản sắc là nhân tố có thể dẫn đến ngôn ngữ bị thay đổi, thậm chí trở thành ngôn ngữ khác.
Những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất (theo người) hiện nay. Ảnh: Globalinfoking.
Chẳng hạn, một ngôi làng tại Papua New Guinea ( quốc gia nằm ở phía Bắc Australia), nói một thứ tiếng chung là Selepet, người dân ở những ngôi làng gần đó cũng sử dụng ngôn ngữ này. Tuy nhiên, người dân trong làng đã quyết định đổi từ “bia” nghĩa là “không” thành từ “bunge” để khác biệt với ngôn ngữ chính thống, tạo ra bản sắc riêng biệt cho ngôi làng.
Nổi bật bản sắc dân tộc là động lực lớn cho người dân khắp mọi nơi thay đổi ngôn ngữ của họ.
Với cuộc du hành của cá sấu Nabilil, địa điểm mới và trải nghiệm mới được đề cao cho tính sáng tạo ngôn ngữ. Câu chuyện này chỉ ra cách mà ngôn ngữ liên kết chặt chẽ với môi trường, bên cạnh việc những người đi thám hiểm gắn tên mới cho vùng đất họ đi qua và trải nghiệm họ có được.
Theo news.zing.vn
Khoa học cùng với bé: Vì sao các nước lại có ngôn ngữ khác nhau?
Từ rất lâu con người đã đặt ra câu hỏi này và cố gắng giải đáp vì sao con người lại nói nhiều thứ tiếng khác nhau.
Nhấn để phóng to ảnh
Có nhiều cách giải thích vì sao có nhiều ngôn ngữ, và cách nào cũng có phần đúng.
Có thể bạn đã biết đến truyền thuyết về Tháp Babel. Trong Kinh thánh, câu chuyện về Tháp Babel kể rằng thuở sơ khai con người chỉ nói một thứ tiếng, nhưng Chúa đã giận dữ khi con người cố tình xây một ngọn tháp để cố leo lên thiên đàng mà Chúa lại không muốn như vậy. Vì thế Chúa làm cho con người nói các thứ tiếng khác nhau và phân tán họ đi các nơi khắp trên Trái Đất.
Người dân bản địa Absaroka ở Mỹ lại có một câu chuyện khác kể rằng một con sói đồng cỏ nhiều tuổi đã tạo nên loài người. Ban đầu, những người này nói cùng 1 thứ tiếng, nhưng về sau một con sói non nói với con sói già rằng loài người rất giỏi tạo xung đột, chiến tranh và nó thuyết phục con sói già làm cho con người phải nói nhiều thứ tiếng khác nhau để cho con người hiểu nhầm nhau và như thế sẽ đánh nhau và thể hiện được tài năng của mình.
Lại có một câu chuyện của người Jawoyn ở miền Bắc nước Úc. Ở đây người ta tin rằng con cá sấu Nabilil đi đến đâu thì đặt tên cho vùng đất đó và tạo ra một thứ ngôn ngữ riêng cho người dân ở đó nói.
Và còn rất nhiều câu chuyện khác nữa tương tự như vậy trên khắp thế giới.
Gần đây hơn, các nhà ngôn ngữ học đã cố gắng trả lời câu hỏi này. Thật ra thì có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được nguồn gốc của ngôn ngữ, nhưng chúng ta biết khá rõ sự khác biệt giữa các ngôn ngữ và chúng thay đổi ra sao. Điều thú vị là cũng có một chút gì đó đúng trong những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết về các lâu đài, con sói và cá sấu đã kể ở trên.
Câu chuyện về ngọn tháp: 3 thành tố kì diệu
Trong câu chuyện về Tháp Babel, Chúa làm cho con người đi khắp thế giới. Trên thực tế, từ những hố khai quật khảo cổ chúng ta biết rằng con người đã di cư từ hàng nghìn năm về trước đến những miền đất khác nhau.
Vậy thì cái bạn cần để tạo ra các ngôn ngữ khác nhau chính là 3 thành tố kì diệu: thời gian, khoảng cách và các quá trình biến đổi ngôn ngữ. Như vậy khi những người nói cùng một thứ tiếng chia tay nhau và đi đến nhiều nơi khác nhau thì theo thời gian thứ tiếng đó có thể trở thành 2 hoặc nhiều thứ tiếng khác.
Hãy lấy tiếng Latin làm ví dụ. Khi những người nói tiếng Latin di cư đi khắp châu Âu, ngôn ngữ của họ dần biến đổi trở thành tiếng Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha khiến cho ngôn ngữ Latin ban đầu không trở thành ngôn ngữ chết mà phát triển thành nhiều ngôn ngữ ngày nay.
Tiếng Anh là một ví dụ khác. Vào thế kỉ XV, các bộ tộc Giéc-manh (German) gồm người Angles, người Saxons và người Jutes rời bỏ quê hương ở châu Âu đi xâm chiếm nước Anh. Các phương ngữ Giéc-manh mà họ mang theo đã phát triển thành tiếng Anh cổ.
Yếu tố con sói đồng cỏ
Câu chuyện con sói đồng cỏ Absaroka lại nói về sự khác biệt ngôn ngữ dẫn đến con người nói các thứ tiếng khác nhau có thể hiểu nhầm hoặc bất đồng với nhau. Tiếng nói thường đi liền với danh tính của mỗi người. Cùng với việc đi đến những vùng miền khác nhau, danh tính lại là một thứ có thể làm ngôn ngữ biến đổi hoặc trở thành một ngôn ngữ mới.
Ví dụ trong một ngôi làng ở Papua New Guinea, tất cả mọi người đều nói cùng một thứ tiếng là tiếng Selepet và người ở những ngôi làng lân cận cũng nói thứ tiếng này. Tuy vậy, những người trong ngôi làng nọ quyết định thay đổi cách nói từ "không". Bằng cách này, từ "không" của họ biến thành "bunge" chứ không còn chuẩn như ngôn ngữ Selepet là "bia" nữa và người ta có thể nhận diện ra người làng này khi họ nói từ "bunge".
Hãy quan sát ở địa phương nơi bạn sinh sống và những tỉnh lân cận mà xem. Yếu tố con sói đồng cỏ là một trong những động lực để người dân từng vùng thường đề cao danh tính của mình thông qua ngôn ngữ.
Vậy thì bất cứ ngôn ngữ nào rồi cũng chia tách thành nhiều ngôn ngữ khác giống như trường hợp của tiếng Latin không? Chắc là không đâu .Vấn đề là chúng ta ngày nay không sống tách biệt như người thời xưa. Chúng ta trò chuyện với nhau thường xuyên, mặt đối mặt, qua điện thoại, máy tính và nhiều cách khác giúp chúng ta luôn gần gũi nhau.
Yếu tố con cá sấu: các từ mới cho các nơi chốn mới và trải nghiệm mới
Câu chuyện con cá sấu Nabilil lại nói về sự tiến hóa của ngôn ngữ trong mối quan hệ gần gũi với môi trường xung quanh và việc con người đặt tên cho những vùng đất mới đến, loài vật mới gặp và những trải nghiệm mới có.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua sự di cư của người Anh đến Úc. Khi người Anh đến Úc, tiếng Anh đã tồn tại hơn 800 năm. Tuy nhiên, những người định cư nói tiếng Anh khi đó không có các từ để nói về nước Úc. Họ mượn các từ của người Úc bản địa (như: kangaroo, wombat) hoặc tự tạo ra nghĩa mới cho các từ cũ (như: magpie, possum), cả hai loại này đều xuất phát được dùng để gọi tên những loài vật vốn có ở châu Âu và Mỹ.
Hay như trong tiếng Việt, chúng ta có rất nhiều từ vay mượn của tiếng Pháp, đặc biệt để chỉ các bộ phận của xe đạp, ô tô vì các phương tiện này được người Pháp đưa vào Việt Nam, ví dụ như như: pê đan - pedale, ghi đông - guidon, vô lăng - volant, ô tô - auto, v.v. Một ví dụ khác về sự vay mượn từ giữa các ngôn ngữ là từ "đại phong" trong tiếng Việt thì tương đương "typhoon" trong tiếng Anh và "taifeng" trong tiếng Trung Quốc.
Giống như con người, ngôn ngữ luôn phát triển và đó là lí do vì sao chúng ta có rất nhiều ngôn ngữ, và có một cách để tránh được lời nguyền của con sói đồng cỏ, đó là chúng ta nên học nói một số thứ tiếng chứ không chỉ mỗi tiếng mẹ đẻ của mình.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/The Conversation
Chim cánh cụt jackass có "quy tắc ngôn ngữ" giống... loài người Những "bài hát" réo rắt của chim cánh cụt jackass châu Phi được phát hiện tuân theo những quy tắc cực kỳ phổ biến của ngôn ngữ loài người. Chim cánh cụt châu Phi (Spheniscus demersus) mang biệt danh là "chim cánh cụt jackass" vì chúng giao tiếp thông qua tiếng rít, giống như con lừa. Trong một nghiên cứu mới, các nhà...