Vì sao các nước Ả Rập không nỗ lực chống IS?
Trong khi các nước phương Tây đang ngày càng đẩy mạnh chiến dịch chống IS, thì những nước Ả Rập ngay tại Trung Đông lại thể hiện một thái độ ngược lại.
Các nước Ả Rập tỏ ra không mấy mặn mà trong việc chống IS – Ảnh: Reuters
Mỹ mới đây gửi thêm một lực lượng đặc nhiệm đến Trung Đông tham gia chống IS bên cạnh các cuộc không kích tại Syria và Iraq trước nay. Anh cũng đã gia nhập đội máy bay oanh tạc tại Syria cùng với không quan Pháp. Một nước bị giới hạn triển khai quân ra nước ngoài từ sau Thế chiến 2 như Đức gần đây cũng tăng cường lực lượng cho chiến dịch chống IS.
Nếu xét về mặt địa lý, rõ ràng IS đặt ra nhiều nguy cơ hơn cho những nước Ả Rập so với các nước phương Tây. Tuy nhiên, mức độ tham gia của các nước vùng Trung Đông này đang ngày càng giảm dần, theo CNN hôm 10.12.
Ả Rập Xê Út và UAE đã giảm cường độ không kích chống IS xuống còn một lần mỗi tháng, theo một quan chức Mỹ nói ngày 7.12. Trong khi đó, Bahrain thì đã ngừng hẳn từ hồi giữa năm, tương tự với Jordan hồi tháng 8. CNN cho biết đã liên lạc với quan chức những nước này để hỏi ý kiến nhưng đến giờ vẫn chưa thấy hồi âm.
IS không phải vấn đề ưu tiên
Bởi lẽ, IS không được coi là vấn đề ưu tiên của hầu hết các nước Ả Rập mà thay vào đó là Yemen. Các nhà phân tích cho rằng Yemen mới chính là trung tâm cuộc chiến giữa Ả Rập Xê Út và Iran, những nước mạnh nhất trong khu vực. Tôn giáo và chủng tộc chính là cốt lõi của sự thù địch dai dẳng giữa 2 nước này. Iran là nước có đa số người theo Hồi giáo dòng Shiite, trong khi hầu hết các nước khác trong khu vực, dẫn đầu là Ả Rập Xê Út có lượng người dòng Sunni chiếm đa số.
Khi Iran ủng hộ phe nổi dậy chiếm thủ đô Sanaa của Yemen vào năm 2014, liên minh do Ả Rập Xê Út dẫn đầu ngay lập tức mở chiến dịch phản công.
Theo giáo sư Fawaz Gerges nghiên cứu về Trung Đông tại trường Kinh tế và Khoa học chính trị London (Anh), Ả Rập Xê Út và UAE là 2 nước có tiềm lực về không quân nhất. Máy bay của 2 nước này đang chiến đấu tại Yemen, vì thế nên trọng tâm đương nhiên không phải là IS.
Ngoài vấn đề Yemen, giới phân tích còn cho rằng mối đe doạ về các cuộc tấn công trả đũa ngay trong nước cũng khiến các nước Ả Rập chùn chân trong chiến dịch chống IS.
Video đang HOT
Các nước Ả Rập coi việc đánh IS là của Iran, và nếu tham gia chống IS thì coi như giúp đỡ Iran – Ảnh minh hoạ: Reuters
“Các nước Ả Rập, gồm Jordan sau vụ phi công bị IS thiêu sống khi máy bay bị rơi ở Syria, đang giảm dần sự liên quan. IS không chỉ tồn tại ở Syria và Iraq mà còn có một lực lượng ủng hộ lớn ở khắp các nước Ả Rập như Xê Út, Kuwait, Lebanon và Jordan. Vì vậy mà những nước này muốn giảm thiểu nguy cơ”, giáo sư Gerges nhận định.
Ả Rập Xê Út là nước có nhiều nguy cơ nhất vì nước này không chỉ gửi lực lượng chiến đấu chống IS mà còn đóng vai trò lãnh đạo. Vì thế mà IS đã thực hiện những cuộc tấn công lớn tại nước này, nhắm vào cả các nhà thờ dòng Shiite và những mục tiêu khác.
Chống IS là trách nhiệm của Iran
Bên cạnh đó, các nước Ả Rập theo Hồi giáo dòng Sunni coi việc chống IS là trách nhiệm của Iran vì nước này là đồng minh thân cận của Iraq và Syria, 2 nước bị ảnh hưởng của IS nặng nhất. Nếu Ả Rập Xê Út và các nước vùng Vịnh chống IS thì cũng coi như đang giúp đỡ cho đồng minh của Iran tại Damascus và Baghdad.
Ngoài ra, các nước Trung Đông thật sự không muốn mạo hiểm triển khai bộ binh đến Iraq và Syria, và cũng chẳng có nước nào dám đứng ra đại diện làm điều đó.
Trường hợp này cực khó có khả năng xảy ra vì chắc hẳn chính phủ Iraq và Syria cũng không hề muốn bộ binh nước ngoài can thiệp vào, theo chuyên gia Ghadi Sary nghiên cứu về Trung Đông tại Viện Chatham House (London, Anh). Ông Sary còn lấy ví dụ về cách Iraq phản ứng mới đây trước việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện tại miền bắc Iraq.
Theo ông Sary, điều quan trọng trong việc triển khai quân ra nước ngoài là nhận được sự ủng hộ của chính phủ hoặc quân đội nước đó. Trong khi quân đội Syria dưới thời Tổng thống Bashar al-Assad thì được coi là không thể cộng tác.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Sức mạnh của IS đang teo tóp?
Vụ khủng bố Paris đêm 13.11 của IS đã gây ra thiệt hại cũng như tạo ra mối đe doạ thật sự cho Pháp và cả châu Âu. Tuy nhiên điều này hông thể che mờ sự hạn chế về khả năng của tổ chức này.
Tháp Eiffel đổi màu cờ Pháp để tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố 13.11 - Ảnh: Reuters
Tác động từ vụ khủng bố
Vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Paris (Pháp) tối 13.11 đã gây ra những tác động thật sự. Ít nhất 129 người thiệt mạng không phải là con số nhỏ. Tổng thống Francois Hollande ngày 16.11 phát biểu trước Quốc hội Pháp rằng nước Pháp đang trong tình trạng chiến tranh. Le Monde cho hay Bộ trưởng Nội vụ Pháp, ông Bernard Cazeneuve ngày 17.11 thông báo triển khai 115.000 cảnh sát, hiến binh và binh lính trên toàn lãnh thổ để bảo vệ người dân.
Về đối ngoại, trong 2 ngày 16 và 17.11, Pháp tăng cường không kích các căn cứ của IS tại nhiều thành phố ở Syria. Tàu sân bay Charles de Gaulle ngày hôm nay 19.11 cũng lên đường tham gia chiến dịch chống tổ chức cực đoan này.
Phạm vi ảnh hưởng của vụ khủng bố Paris còn lan sang cả châu Âu. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh các tàu chiến Nga tại Địa Trung Hải phải liên lạc trực tiếp và phối hợp cùng tàu sân bay Charles de Gaulle. Tổng thống Hollande sẽ có cuộc họp với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại thủ đô Washington vào ngày 24.11 nhằm xây dựng một liên quân lớn mạnh và độc nhất. Ông Hollande sau đó sẽ hội đàm cùng ông Putin vào ngày 26.11 tại Moscow bàn thảo về việc hợp tác hành động chống IS tại Syria, theo Tass.
Chiến đấu cơ Rafale trên tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp sắp tham gia chống IS - Ảnh: Reuters
Ngoài ra, trong cuộc họp cấp bộ trưởng các nước EU tại Brussels (Bỉ) ngày 17.11, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã chính thức yêu cầu các nước thành viên EU hỗ trợ chiến dịch quân sự của nước này ở nước ngoài, ủng hộ cuộc chiến của Pháp chống khủng bố IS tại Syria và Iraq. Phía EU cũng bày tỏ sự ủng hộ, và chi tiết việc giúp đỡ có thể sẽ được bàn thảo trong vài ngày tới.
Khả năng của IS đang teo tóp?
Những ảnh hưởng từ vụ tấn công không thể che mờ thực tế rằng khả năng của IS vẫn còn hạn chế và tổ chức cực đoan này khó có thể giành được những kết quả to lớn.
Về khả năng quân sự, IS vẫn còn nhiều hạn chế. Theo ước tính, tổ chức này có từ 20.000-30.000 tay súng và có thể huy động đến hàng chục ngàn lính dự bị.
Sau khi chiếm được thành phố Mosul (Iraq) hồi tháng 6.2014, IS đã thu được hàng trăm xe địa hình Hummer, hơn 50 xe tăng, 150 xe bọc thép hạng nhẹ và khoảng 60.000 món vũ khí. Đó được cho là một kho vũ khí chiến thuật, nhưng lại được sử dụng cho các kế hoạch chiến lược. Những chiếc xe tăng được bảo dưỡng kém khó có thể di chuyển mà không bị lực lượng không quân phát hiện và tấn công.
Dù vụ khủng bố Paris tạo được ảnh hưởng nhưng không thể giấu đi sự hạn chế của IS - Ảnh: Reuters
Về khả năng tài chính, IS chủ yếu dựa vào nguồn thu từ việc bán dầu thô và thu thuế. Năm 2014, ước tính IS sản xuất 70.000 thùng dầu mỗi ngày. Tuy nhiên con số này đã giảm xuống vì các giếng dầu bị không kích, nhất là tại Syria, và một số giếng bị lực lượng người Kurd ở Iraq giành lại. Hơn nữa, giá bán của IS lại quá thấp, chỉ bằng 1/4 giá thị trường, tức khoảng 10 USD mỗi thùng, theo Le Point.
Mặt khác, IS bị giới hạn về mặt địa lý. Dù IS hiện kiểm soát 1/3 lãnh thổ Iraq và 1/3 Syria với 12 triệu dân nhưng việc bành trướng của tổ chức này chỉ hiệu quả tại những vùng người Ả rập Sunni. Việc IS tiến đến Baghdad, thành phố với đa số dân là người Shiite cũng như tiến về phía nam Iraq hoặc về phía lực lượng người Kurd dường như là không thể, theo Le Point. Hơn nữa, IS cũng vừa bị người Kurd chiếm lại thành phố Sinjar, nằm trên một tuyến đường quan trọng.
Ở Syria, IS bị cộng đồng thiểu số Alawit, người Công giáo và người Druze tấn công. Tại Lebanon, IS điều hành một số vùng nhưng không thể hy vọng vào lực lượng người Sunni thiểu số so với số đông người Shiite và Công giáo.
IS cũng có mặt ở vùng Sahara, châu Phi nhưng không đủ lớn mạnh để kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn. Chỉ có một trường hợp ngoại lệ tại Libya, khi nước này đang trong tình trạng khủng hoảng do thiếu một chính phủ vững mạnh.
Cuối cùng, IS bị mắc kẹt trong hệ tư tưởng thời trung cổ của Hồi giáo. IS bị một quá khứ xa xưa, thần thoại thu hút. IS có thể dụ dỗ một số người có tinh thần yếu đuối, những người gốc Hồi giáo hoặc muốn cải đạo để gieo rắc cái chết. Tuy nhiên có một thực tế là người Hồi giáo Pháp không mơ về một cuộc sống trong thế giới Ả Rập của thế kỷ thứ 7 mà chỉ muốn cải thiện vị thế của mình ở nước Pháp trong thế kỷ 21.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Pháp lập đại liên minh chống IS Pháp yêu cầu kích hoạt điều khoản phòng vệ tập thể của EU tại hội nghị khẩn cấp ở Brussels trong nỗ lực thành lập đại liên minh để tiêu diệt IS. Bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao các nước EU nhóm họp tại Brussels ngày 17.11 để xem xét yêu cầu hỗ trợ của nước Pháp - Ảnh: Reuters Giới hữu...