Vì sao các hãng xe sang như Rolls-Royce vẫn kiếm bộn tiền dù không cần bán nhiều xe?
Việc đẩy mạnh doanh số để thu lời lớn hơn nay đã xưa rồi, giờ các hãng xe sang quốc tế chọn cách tiếp cận “làm ít, hưởng nhiều” nhờ một xu thế bất chợt trở lại: tùy biến xe. Vào năm 2020, phân nhánh Q của Aston Martin công bố siêu xe tùy biến độc nhất vô nhị có tên Victor tại Anh.
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, số lượng các mẫu xe “độc nhất vô nhị” do các hãng xe tùy biến cho người dùng ngày một nhiều – Ảnh minh họa: Road and Track
Aston Martin Victor sử dụng khung thân đơn khối và động cơ từ siêu coupe giới hạn, nhưng đã qua chỉnh sửa một chút với trái tim V12 nay có công suất 848 mã lực. Hộp số cũng đổi từ loại tự động có lẫy chuyển số gắn vô lăng về hộp số sàn 6 cấp kèm cần gạt truyền thống.
Bộ khung ngoài xe sử dụng hàng loạt trang bị sợi carbon lấy cảm hứng từ các dòng xe đua thập niên 1970 của Aston Martin, điển hình là chiếc “The Muncher” lấy nền tảng từ Aston Martin DBS.
Trên thực tế, Aston Martin không xa lạ gì với quy trình tùy biến xe, thậm chí nền tảng của họ từ năm 1913 do Robert Bamford và Lionel Martin xây dựng cũng có nguồn gốc này.
Theo Marek Reichman, giám đốc sáng tạo kiêm phó chủ tịch điều hành Aston Martin hiện tại, họ “khởi đầu quá trình cá nhân hóa và tùy biến những chiếc xe đã có sẵn trên thị trường” bằng cách lấy khung gầm xe sẵn có, làm chúng nhẹ hơn, nâng cấp hệ truyền động và khoác lên trên lớp áo là khung thân mới.
Khách hàng của Aston Martin khi đó chuộng phong cách này và giờ trào lưu trên đã quay trở lại sau khi biến mất vào giữa thế kỷ 20. Các mẫu xe có giá trị lên tới 7 – 8 chữ số xuất hiện ngày một nhiều. Sản lượng của chúng có thể rơi vào mức hàng trăm, hàng chục và đôi khi là độc nhất vô nhị.
Vậy, điều gì đã khiến tùy biến xe trở lại và mạnh mẽ hơn bao giờ hết?
Rolls-Royce Boat Tail – mẫu xe đắt giá nhất thế giới ở thời điểm hiện tại, là xe tùy biến với 3 chiếc cá nhân hóa “tận răng” – Ảnh minh họa: Road and Track
Trên thị trường xe hiện tại, các hãng xe sản xuất một dòng sản phẩm dựa trên thiết kế sẵn có, công nghệ sẵn có và người dùng, nếu muốn cá nhân hóa chiếc xe của mình, chỉ có khả năng tô điểm thêm một chút lên bộ khung sẵn có.
Vào thập niên 1920 – 1930, công đoạn trên hoàn toàn ngược lại. Các hãng xe và cả khách hàng của họ có một sự tự do nhất định để tạo ra một chiếc xe có cá tính riêng biệt nhất, khi trên thị trường không có một bộ khung được định hình sẵn.
“Đỉnh cao của sự sang trọng là sở hữu một chiếc xe độc nhất vô nhị trên toàn cầu”, kỹ sư trưởng của Cadillac là Brandon Vivian chia sẻ quan điểm của mình.
Cadillac hiện mong muốn hồi sinh mảng tùy biến xe đã phần nào nguội đi trong những năm qua của mình (ngoại trừ chiếc The Beast danh tiếng luôn gắn liền với các đời tổng thống Mỹ) với chiếc sedan điện Cadillac có giá trị 200.000 USD/xe nhắm tới mục tiêu cạnh tranh Rolls-Royce Ghost.
Việc cho phép các khách hàng tùy biến xe cá nhân cũng giúp tạo mối liên hệ tốt hơn giữa người và xe. Họ có tiếng nói lớn hơn trong việc quyết định chiếc xe của mình ra sao, có mối quan hệ chặt chẽ hơn với hãng (điều mà phía ngược lại cũng mong muốn) và có thể trải nghiệm những yếu tố không nhiều người được hưởng.
Video đang HOT
Lấy ví dụ, khách hàng bỏ tiền mua xe tùy biến có thể trò chuyện với lãnh đạo, giám đốc hay studio thiết kế hãng, có thể hiểu thêm về phong cách hay quy trình làm việc phía sau những chiếc xe mình yêu quý.
“Họ muốn hiểu hành trình mà chiếc xe của mình phải trải qua để thành hình và muốn là một phần trong đó”, giám đốc điều hành phân nhánh McLaren Special Operations Ansar Ali chia sẻ.
Việc có những câu chuyện thú vị có thể kể lại cho người khác, chẳng hạn một cuộc trò chuyện với lãnh đạo hãng, cũng khiến nhiều người thích thú không kém gì sản phẩm cuối cùng họ nhận được.
Các hãng xe không còn cần đẩy mạnh doanh số để thu lợi nhuận lớn (nhất là trong bối cảnh sản xuất đình trệ vì chuỗi cung ứng như hiện nay), thay vào đó họ chỉ cần tùy biến xe – Ảnh minh họa: Road and Track
Ở chiều ngược lại, các hãng xe cũng có nhiều điều có thể học hỏi từ khách hàng, chẳng hạn các yêu cầu “độc, dị” do người dùng nghĩ ra có thể được hãng áp dụng phổ thông hơn.
Việc thị trường dần chuyển đổi sang xe điện là một yếu tố khiến xe tùy biến trở lại. Theo Ali, “một số khách hàng trao đổi với chúng tôi rằng họ muốn những chiếc xe độc đáo nhất còn chạy động cơ trước khi chúng biến mất vì xe điện”.
Dù vậy, yếu tố số 1 khiến xe tùy biến trở lại không gì khác ngoài tiền. Bất chấp đại dịch COVID-19, số tiền mà giới siêu giàu bỏ ra cho xe siêu sang lại tăng chứ không giảm trong 18 tháng qua. Cả Rolls-Royce, Bentley, Lamborghini hay Ferrari đều đạt doanh số kỷ lục trong giai đoạn này với các mẫu xe “phổ thông” của họ đều “cháy hàng”, còn xe đặc biệt thậm chí bán hết trước cả khi ra mắt.
Những người có tiền mà không thể mua xe hay không muốn chờ đợi cho một chiếc xe sang “phổ thông” chọn tùy biến làm giải pháp. Họ không cần quan tâm (hoặc rất ít) tới số tiền mình phải bỏ ra, miễn là những gì thu về tương xứng trong suy nghĩ. Bên cạnh đó, cần nhớ rằng các mẫu xe hiếm có thể bán lại với giá trị ít nhất ngang hàng xe mới hay thường thấy nhất là với số tiền cao hơn 50 – 100%.
Theo Michael Dean – một nhà phân tích thị trường xe sang đang hợp tác với tờ Bloomberg, một chiếc xe tùy biến cho khách hàng có tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu lên tới 70 – 80%, vậy nên tất nhiên chẳng hãng xe nào ngần ngại khi khách yêu cầu.
Chiếc Rolls-Royce Boat Tail được lấy cảm hứng từ ngọc trai
Chiếc Rolls-Royce Boat Tail thứ 2 vừa được giới thiệu trước công chúng. Mẫu xe mui trần siêu sang này được lấy ý tưởng thiết kế từ ngọc trai.
Rolls-Royce vừa giới thiệu chiếc Boat Tail thứ 2, mẫu xe này được ra mắt công chúng tại Concorso d'Eleganza 2022, Villa d'Este, Italy.
Chiếc Boat Tail này được chế tạo dành riêng cho một khách hàng đặc biệt, thể hiện sự tôn kính đối với cha ông và lịch sử gia đình của vị này. Thiết kế của mẫu xe siêu sang được lấy cảm hứng từ ngọc trai.
Đáng chú ý, đây cũng chính là chiếc Rolls-Royce Boat Tail cuối cùng được giới thiệu trước công chúng. Bởi chiếc thứ 3 sẽ được giữ bí mật theo yêu cầu của chủ sở hữu. Rolls-Royce không tiết lộ giá của mẫu Boat Tail thứ 2, nhưng cả 3 chiếc đều được cho là có giá khoảng 28 triệu USD.
Với việc được chế tạo thủ công, mẫu xe mui trần này cho phép các nhà thiết kế tự do sáng tạo và tùy biến đa dạng hơn theo yêu cầu cá nhân hóa của khách hàng.
Rolls-Royce Boat Tail được xây dựng trên cùng nền tảng khung gầm với Phantom, xe được trang bị động cơ V12 6.75L tăng áp kép. Chiếc Boat Tail thứ 2 có các tấm thân xe làm bằng nhôm giống với chiếc đầu tiên nhưng thông số kỹ thuật hoàn toàn khác.
Rolls-Royce không tiết lộ danh tính của khách hàng, hãng chỉ cho biết chủ xe là một nhà sưu tầm, người sở hữu một bộ sưu tập lớn gồm các tác phẩm nghệ thuật kinh điển và ôtô hàng hiếm, trưng bày trong một bảo tàng tư nhân chuyên dụng.
Chủ đề "ngọc trai" được vị khách này chọn nhằm tôn vinh sự nghiệp của người cha trong lĩnh vực đá quý. Quá trình cá nhân hóa Boat Tail bắt đầu với việc lựa chọn 4 chiếc vỏ ngọc trai đặc biệt từ bộ sưu tập riêng của khách hàng, đây chính là nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế.
Ngoại hình của chiếc Boat Tail thứ 2 được phủ một lớp bóng phức tạp nhất mà Rolls-Royce từng thực hiện. Lớp sơn màu hồng nhạt có thể thay đổi sắc thái tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng.
"Sự pha trộn lung linh giữa bột ngọc trai, màu hồng nhạt, cùng các mảnh mica màu trắng và màu đồng tạo ra một màu sắc độc đáo, có thể thay đổi tinh tế tùy theo điều kiện ánh sáng khác nhau", Rolls-Royce mô tả mẫu Boat Tail thứ 2.
Phần viền lưới tản nhiệt Pantheon Grille và nắp ca-pô của Boat Tail được sơn màu cognac tương phản. Tuy nhiên đây không phải loại sơn cognac thông thường, nó được nhúng vào lớp sơn màu đồng và vàng sau đó bao phủ bằng một lớp pha lê trong suốt.
Ngoài ra, thân xe còn có nhiều chi tiết sợi carbon đặc biệt, được hãng gọi là "sợi kỹ thuật với chỉ dệt màu vàng hồng". Các chi tiết này tạo nên sự đồng bộ với biểu tượng Spirit of Ecstasy màu vàng hồng.
Cũng giống như chiếc Boat Tail đầu tiên, mẫu Rolls-Royce mui trần này cũng có một bộ dụng cụ picnic thửa riêng đặt ở đuôi xe.
Ở phía sau, xe có một bộ dụng cụ picnic thửa riêng với phần nắp mở ra theo kiểu cánh bướm, ghế đẩu làm bằng sợi carbon, tuy nhiên bề mặt được làm từ gỗ Royal Walnut (gỗ óc chó Hoàng gia) thay vì loại Caleidolegno giống chiếc Boat Tail đầu tiên. Các đường viền được mạ vàng và đánh bóng satin. Theo thời gian, lớp ván mỏng này sẽ càng bóng bẩy hơn và có màu rượu cognac giống như trên nắp ca-pô.
Bên trong nội thất, màu cognac tiếp tục là chủ đạo, kết hợp với vật liệu da cao cấp. Nhiều điểm nhấn trong cabin làm bằng gỗ Royal Walnut và các chi tiết màu vàng hồng. Chất liệu xà cừ cũng được áp dụng trên thiết bị chuyển mạch, trong cụm đồng hồ lái và đồng hồ trung tâm.
Rolls-Royce chỉ sản xuất 3 chiếc Boat Tail. Chiếc đầu tiên có giá hơn 28 triệu USD, và được đồn đoán thuộc sở hữu của cặp vợ chồng Jay-Z và Beyonce.
Doanh nghiệp nắm quyền phân phối 3 hãng xe sang, siêu xe đình đám tại Việt Nam Rolls-Royce, McLaren và mới nhất là Lamborghini đều được nhập khẩu phân phối bởi S&S Automotive, một công ty thuộc S&S Group. Lamborghini vừa chỉ định S&S Automotive là nhà phân phối chính thức của hãng siêu xe tại Việt Nam, thay thế cho CT-Wearnes trước đây, S&S Automotive sẽ mở showroom mới dành cho thương hiệu này tại TP.HCM và dự kiến...