Vì sao các công chúa Disney thường mồ côi mẹ?
Từ các trang truyện cổ tích cũ, hoạt hình nhạt màu đến bom tấn màn ảnh, Disney luôn loại bỏ sự xuất hiện của hoàng hậu thiện lành.
Hầu hết các bộ phim về công chúa Disney đều thiếu vắng các bà mẹ, nhưng có một lý do cho sự lựa chọn tường thuật – và nó quan trọng hơn bạn nghĩ.
Những người mẹ “thường xuyên” mất tích trong câu chuyện của hầu hết các nàng công chúa Disney, và từ lâu lý do cho thiết lập đặc trưng đến từ nhà chuột này luôn khiến khán giả không khỏi thắc mắc. Trên một khía cạnh nào đó, việc thiếu vắng sự quản thúc trực tiếp của cha mẹ sẽ giúp các nhà biên kịch dễ dàng tạo ra những câu chuyện kinh điển cho lứa tuổi mới lớn nơi mà tầm ảnh hưởng của sự quan tâm, yêu thương được phản ánh. Tuy nhiên, đôi khi sự vắng mặt của người mẹ cũng đến từ một tai nạn thảm khốc, một nguyên nhân phổ biến trong các câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn lâu đời.
Cinderella, Snow White, Beauty and the Beast và The Little Mermaid đều là những kiệt tác mà trong đó không chứng kiến sự hiện diện của người phụ nữ đã sinh thành ra các nữ chính. Trong Cinderella và Snow White, thay thế cho mạch truyện chính là các bà mẹ kế độc ác, còn với Beauty and the Beast và The Little Mermaid, những người mẹ đơn giản là mất tích, để lại đứa con gái nhỏ vật lộn với tuổi mới lớn.
Những bản live-action làm lại của tựa kinh điển này cũng được Disney bám víu vào từ cấu trúc nguyên tác mặc dù một số mắt xích đã trải qua quá trình dao kéo trong nỗ lực nắm lấy lý tưởng nữ quyền mạnh mẽ hơn. Với các bộ phim chỉ dài khoảng 80 hoặc 90 phút, việc loại bỏ tầm quan trọng của cha mẹ bắt buộc phải trở nên nhanh chóng và nhẹ nhàng để cho phép mạch phim đi trực tiếp vào khâu bóc tách “quá trình” trưởng thành trong nhân vật. Xu hướng này vẫn tiếp tục chứng minh sự thành công ở thời kỳ điện ảnh hiện đại với những nội dung gốc mới của Disney như Frozen, nơi Anna và Elsa phải đối mặt với hai chữ trách nhiệm nhanh chóng sau khi cả cha và mẹ của họ đều chết trong một vụ đắm tàu.
Video đang HOT
Tính hiệu quả của sự sắp đặt
Disney cùng các bộ phim công chúa luôn mang tiếng xấu, rất xấu là đằng khác khi từ lâu tạo hình thiết kế như ngầm mặc định cô gái với ngoại hình xinh đẹp sẽ có được một happy ending, còn kẻ xấu cản đường nhân vật chính được tô điểm với diện mạo mập mạp, tức mắt. Trẻ em là tệp khách hàng chính của khổng lồ giải trí, và với suy nghĩ còn non nớt, nhiều phụ huynh tỏ ra bất ngờ trước tính định kiến cao được kịch tính hóa mà con trẻ mình đang tiếp thu.
Nhưng với cách sắp đặt thiếu sự nâng đỡ từ cha mẹ, các bộ phim về đề tài công chúa của Disney chuyển hướng vấn đề sang những giá trị về “tự lập” khi một thanh thiếu niên bận rộn để tự mình đương đầu với tình yêu, cuộc sống và cái tôi. Với sự mất mát không được chú ý quá nhiều, cái chết của người mẹ chủ yếu đóng vai trò như một bệ phóng để thúc đẩy câu chuyện trưởng thành đến ngay sau đó.
Đây cũng là ý tưởng đến từ những chia sẻ đầy ẩn ý của nhà sản xuất nổi tiếng Don Hahn đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn năm 2014 với Glamour. /công chúa mồ côi mẹ mang ý nghĩa bản lề của sự xuất sắc mà câu chuyện phản ánh.
Loạt chi tiết thú vị trong phim hoạt hình nổi tiếng dễ bị bỏ qua
Với cách làm phim đầy ẩn dụ, hoạt hình Disney khiến người hâm mộ bất ngờ vì luôn tìm được những chi tiết thú vị sau nhiều năm ra mắt.
Trong phần đầu tiên của Frozen, Elsa và em gái Anna thời thơ ấu có những khoảng cách do hiểu lầm. Khi lớn lên, Anna có mảng tóc trắng trên bím tóc. Khi Elsa trở về vương quốc và những hiểu lầm được giải quyết, tình chị em trở nên gắn bó, mảng tóc bạc của Anna biến mất, ẩn dụ nút thắt bất hòa được tháo gỡ.
Ở Frozen phần hai, trong một lần nghịch tuyết, Elsa đã nặn ra nhiều người tuyết cho em gái. Nếu tinh ý, đây đều là những nhân vật hoạt hình của "vũ trụ Disney", điển hình là Bạch Tuyết và hoàng tử Chraming ( Bạch Tuyết và 7 chú lùn), Baymax (Big Hero 6) và Dumbo (Dumbo).
Nhân vật người bán đĩa DVD trong Zootopia và công tước xứ Weselton trong Frozen đều do diễn viên Alan Tudyk phụ trách lồng tiếng. Điều thú vị là tên của hai nhân vật này có điểm giống nhau là người bán đĩa Duke Weaselton và công tước Duke of Weselton.
Trong Công chúa tóc mây, người xem dễ dàng phát hiện nhiều chi tiết liên quan đến hình ảnh các công chúa khác trong nhà của Rapunzel. Là một trong những bộ phim hoạt hình có kinh phí cao nhất mọi thời đại với 260 triệu USD, phim khéo léo lồng vào những chi tiết thú vị. Nếu tinh ý, khán giả sẽ nhận ra biểu tượng quả táo của Bạch Tuyết, hoa hồng của Belle, giày thủy tinh của Lọ Lem và vỏ sò tượng trưng cho nàng tiên cá Ariel.
Trong bộ phim Người đẹp và Quái vật, bảng chỉ dẫn đến lâu đài của quái thú có hai địa điểm Maurice (cha của Belle) không chọn là Valencia và Anahemia. Valencia là nơi có Viện Nghệ thuật California, địa điểm nhiều sinh viên trong các phim do Disney sản xuất thường đến học. Địa điểm còn lại là thị trấn nhỏ ở Nam California, nơi đặt Disneyland.
Thành công của Mulan (Hoa Mộc Lan) vượt xa sức mong đợi của Disney. Đạo diễn Chris Sanders tiếp tục đảm nhận vai trò đạo diễn cho Lilo & Stich sau khi bộ phim nữ hùng Trung Quốc gây tiếng vang toàn cầu. Trong phim về Lilo, có đến hai lần hình ảnh Hoa Mộc Lan xuất hiện là bộ giáp lúc Mulan ra trận và tên nhà hàng Mulan Wok.
Trong bộ phim Nàng tiên cá, khoảnh khắc Ariel và các chị em biểu diễn, nhiều người đã đến và thưởng thức. Các nhà làm phim Disney đã hài hước biến các nhân vật như Groofy, vịt Donald, chuột Mickey và cả ếch Kermit trong The Muppet Show thành khách mời trong buổi biểu diễn của Ariel.
Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà là bộ phim hoạt hình chứa nhiều chi tiết ẩn ý. Trước đó, Bright Side từng chỉ ra chi tiết ánh sáng quan tài thể hiện cái kết của kẻ ác. Lần này, trang tiếp tục phát hiện hình ảnh lợn rừng Pumbaa trong The Lion King trở thành vật thiêng của nhà thờ trong cảnh Quasimodo và Esmeralda trốn khỏi ác nhân Frollo.
Nhân vật Maui trong Moana do siêu sao Dwayne "The Rock" Johnson thủ vai. Hãng Disney đã tận dụng điều này và ẩn ý một cách thông minh nhưng cũng đầy hài hước. Nhân vật gà trống Hei Hei từng có cảnh nuốt tảng đá, sau đó là cắn tay của Maui. Điều này khiến nhiều khán giả tinh ý bật cười vì biệt danh "The Rock" của tài tử 48 tuổi có nghĩa là "tảng đá".
Disney bất ngờ công bố phim ngắn về người tuyết Olaf sắp lên sóng, bí mật trong 'Frozen' được hé lộ Nếu đã từng xem qua 2 phần phim của Frozen (Công chúa băng giá) chắc chắn bạn sẽ nhớ nhân vật người tuyết có tên Olaf. Đây vốn là một người tuyết được tạo ra bởi Elsa, chàng người tuyết hài hước luôn ao ước được trải nghiệm cảm giác mùa hè có một bãi tuyết của riêng mình. Mới đây, Media Play...