Vì sao các cặp đôi Mỹ đi ăn thường ‘tiền ai người ấy trả’?
Người Mỹ rất sòng phẳng trong chuyện tiền nong nên dù có đang yêu nhau, đi ăn cùng nhau thì vẫn cứ “của ai nấy trả”.
Ở Việt Nam, các cặp đôi yêu nhau cùng nhau đi ăn thì 10 lần có đến 9 lần phái nam là người trả tiền. Đó là văn hoá của người Việt, và cũng có thể là một cách để đàn ông Việt thể hiện sự ga lăng.
Tuy nhiên, dùng bữa với người thân, người yêu hoặc những tình huống bạn chủ động mời, bạn trả tiền là một lẽ. Vẫn có không ít tình huống dùng chung bữa mà đến khi kết thúc bạn không khỏi băn khoăn “ai là người trả tiền”. Đôi khi vì ngại mà bạn sẽ tốn những khoản tiền “trời ơi đất hỡi” khi đi ăn chung với người khác.
Ví như đi ăn cùng một người đồng nghiệp không thân thiết lắm, một người bạn cũ hay một người quen bạn tình cờ bạn gặp ở quán ăn rồi ngồi chung bàn.
Nếu bạn là đàn ông mà đi ăn với phụ nữ thì 99% bạn sẽ ngại chia hoá đơn mà tự động trả tiền. Các trường hợp khác thì một trong hai bên sẽ chịu thiệt thòi trả cả hoá đơn chứ ít khi có chuyện chia đều.
Đôi khi vì ngại chia hoá đơn mà bạn sẽ tốn những khoản tiền “trời ơi đất hỡi” khi đi ăn chung với người khác (ảnh minh hoạ)
Ở Mỹ thì khác, dù đang tán tỉnh nhau hoặc đã trở thành người yêu, đi ăn cùng nhau họ vẫn chia đôi hoá đơn, của ai nấy trả trừ khi một trong hai người nói là họ sẽ mời bữa đó. Với buổi hẹn hò đầu tiên thì thường nam giới sẽ trả để thể hiện sự ga lăng, nhưng các buổi sau sẽ chia đều. Hoặc với các cặp thường xuyên đi ăn chung với nhau thì họ sẽ đổi lượt, bữa nay anh trả, bữa sau em trả.
Video đang HOT
Nếu là hai cặp đôi đi ăn chung với nhau thì họ sẽ chia đôi hoá đơn cho từng cặp. Với mỗi cặp, ai là người đưa ra lời mời thì người đó trả cả hoá đơn. Nếu không ai mời ai mà chỉ đi ăn chung với nhau thì của ai nấy trả.
Đi ăn với người quen, đồng nghiệp cũ họ sẽ chia đều hoá đơn nếu các món ăn có giá khá tương đồng nhau. Nếu giá chênh lệch nhau nhiều, họ sẽ yêu cầu kiểm tra giá của từng món ăn rồi món của ai gọi người đó trả.
Vì đó đã là văn hoá Mỹ nên nhiều nhà hàng trước khi tính tiền sẽ đến hỏi khách có muốn chia hoá đơn hay không. Nếu nhà hàng không hỏi thì khách đề nghị chia hoá đơn là chuyện bình thường.
Vậy làm sao để đề nghị chia tiền ở văn hoá Việt Nam mà không khiến bạn ngại? Bạn có thể chủ động hỏi người kia “bạn muốn tự trả món của mình không?”, hay nói một cách tếu táo rằng “chúng ta cùng mời nhau bữa này nhé, mình trả cho món của bạn, bạn trả cho món của mình”.
Đó cũng là cách các bạn Mỹ hỏi với những người bạn nước ngoài, người không cùng văn hoá với họ, tức không quen chuyện chia tiền nên cũng sẽ ngại ngùng như người Việt chúng ta.
Và nếu bạn là phụ nữ trong trường hợp đi ăn cùng nam giới thì bạn hãy chủ động đề nghị trả phần của mình để nam giới không rơi vào tình huống ngượng ngùng, khó xử. Hoặc khi họ thanh toán xong rồi, bạn có thể đưa lại phần của mình cho họ khi ra khỏi quán, không nhất thiết phải chia đôi hoá đơn “của ai nấy trả” ngay tại cửa hàng.
Có rất nhiều cách để sống sòng phẳng, quan trọng bạn có muốn hay không mà thôi!
Theo Kim Minh/ Vietnamnet
Tôi chỉ ước có một buổi trưa được đi ăn cùng bạn đồng nghiệp
Bước chân vào nhà chồng, tôi bắt đầu thấy màu hồng chuyển sang màu xám. Cuộc sống của tôi từ tự do thành ngục tù, nói chính xác là vậy.
Người ta bảo, số tôi sướng, lấy được chồng con nhà gia giáo, gia đình khá giả, đi một bước lên ôtô. Thì lúc đầu tôi cũng tưởng vậy, cũng nghĩ đời mình sang trang mới. Nhưng ai ngờ, bước chân vào nhà chồng, tôi bắt đầu thấy màu hồng chuyển sang màu xám. Cuộc sống của tôi từ tự do thành ngục tù, nói chính xác là vậy.
Mẹ chồng tôi giàu có, nhưng bà đặc biệt không thích thuê giúp việc. Bà bảo, việc nhà mình, mình tự làm có tâm hơn. Tôi đồng ý. Bà cũng không muốn cho người khác sống trong nhà mình, không được tự nhiên. Tôi ủng hộ. Nhưng, nhà đông người, nhất là từ khi con dâu về, cơm nước lúc nào cũng phải chu đáo thì việc nhà càng ngày càng nhiều. Và tất cả đều đến tay tôi.
Mẹ chồng nói thế này &'nhà này, chẳng có việc gì đâu, con cứ đi làm rồi về cơm nước 3 bữa là được. Sáng thì ra chợ mua đồ ăn sẵn nếu không làm được. Trưa nấu nướng cho cả nhà về ăn cho lành mạnh, bố mẹ không thích ăn ngoài hàng. Tối về cũng thế, con nhé. Chỉ có yêu cầu vậy thôi, chẳng vất vả gì'. Mới đầu tôi cũng nghĩ &'chỉ có vậy thôi, chẳng vất vả gì'. Nhưng rồi tôi mới thấm cái sự &'có vậy thôi' ấy thực sự là như thế nào.
Tôi mệt quá nói với chồng nhưng anh cũng không nghe tôi mà bảo tôi nên nghe theo ý mẹ, không nên làm mẹ buồn. Câu nói &'không nên làm mẹ buồn' khiến tôi phát ngán. (Ảnh minh họa)
Sáng nào tôi cũng phải dậy từ sớm, dù đêm thức khuya thế nào, ngày mệt nhọc ra sao, để ra chợ mua đồ ăn cho gia đình. Mẹ chồng tôi sẽ không bao giờ hài lòng nếu con dâu ngủ nướng vì bất cứ lý do gì. Có hôm tôi mệt gần chết, cũng phải mò dậy đi chợ chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà, cuối tuần cũng như ngày thường.
Trưa nào, cứ tầm 11 giờ là tôi lại lao về nấu cơm. Thức ăn tôi phải mua từ sớm nên cứ trưa về là tôi phải lao vào bếp như một cơn gió. Tôi nấu nướng xong xuôi thì người vã mồ hôi, phát mệt, không còn thiết ăn uống gì. Cả nhà đi làm về, còn tôi hì hụi trong bếp. Có những buổi trưa bận, mẹ chồng cũng hò réo bắt tôi về, nhất định không cho tôi đi với đồng nghiệp. Nấu xong, có hôm tôi không kịp ăn, thế mà mẹ chồng cũng chẳng thông cảm gì, nhất định vẫn bắt tôi phải làm tròn bổn phận và theo yêu cầu của mẹ.
Tôi mệt quá nói với chồng nhưng anh cũng không nghe tôi mà bảo tôi nên nghe theo ý mẹ, không nên làm mẹ buồn. Câu nói &'không nên làm mẹ buồn' khiến tôi phát ngán.
Trưa xong, lại tối, cứ thế, tôi quay vòng trong gian bếp với những món ăn cho nhà chồng. Nấu không ngon còn bị chê bai, cẩu thả. Mẹ chồng và bố chồng lại không phải người dễ tính trong chuyện ăn uống. Tôi mặc đẹp đi làm để cuối cùng chỉ đi chợ và vào bếp nấu cơm?
Tôi hoang mang, nếu tình hình này cứ tiếp tục thì tôi không biết phải sống sao đây?(Ảnh minh họa)
Nhiều lúc ,đồng nghiệp tụ tập ăn chơi, có những bữa trưa được ăn theo sở thích, được đi cà phê, tám chuyện mà tôi phát thèm. Họ cứ đi ăn, đi uống nước, thậm chí còn được ngủ. Còn tôi thì chỉ biết về nhà nấu cơm theo chỉ đạo của mẹ chồng. Họ nói tôi sướng, bây giờ thì thấu cái sự sướng của tôi rồi. Lấy chồng giàu, gia đình gia giáo nên cơm nước phải chỉn chu như thế sao? Gia giáo thì phải như vậy sao, phải hành con dâu để tôi ngoài đi làm thì phải cắm mặt vào bếp sao?
Giá như mẹ hiểu, tôi đi làm cả ngày vất vả như thế nào, cơm nước cũng vất vả như thế nào thì mẹ đã có một câu thông cảm. Những bữa cơm đạm bạc, hoặc mẹ có thể giúp tôi những việc đó, có phải là tốt không? Cơm tối thì được, cơm trưa thì nên miễn, nhưng dù con dâu có kêu ca, phàn nàn thế nào thì mẹ vẫn giữ nguyên chủ kiến của mình.
Tôi hoang mang, nếu tình hình này cứ tiếp tục thì tôi không biết phải sống sao đây? Tôi thèm được tự do, thèm được hít thở không khí ngoài trời, thèm được tụ tập với chị em chứ không phải lấy chồng về rồi chỉ biết ngày ngày lo cơm nước cho nhà chồng. Vậy có khác gì giúp việc
Theo Khampha
Đạo diễn Lê Hoàng: Đi ăn đừng để bạn trai trả tiền nếu không muốn bị coi là phụ thuộc Cái bệnh" con trai trả tiền trong xã hội Việt Nam hiện nay phổ biến và trầm trọng đến mức khủng khiếp, khéo tất cả thiếu nữ đều coi đấy là đương nhiên, chả còn gì phải bàn cãi và tranh luận. Chả ai biết có từ bao giờ, chả hiểu văn bản luật pháp nào ta quy định, đã từ lâu, trong...