Vì sao các biện pháp trừng phạt cứ vô hiệu?
Sau nhiều nghị quyết trừng phạt với các bước đi khác nhau, cộng đồng quốc tế phải nhìn nhận rằng chưa thể ngăn chặn được chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Hình ảnh phát trên truyền hình Triều Tiên cho thấy lãnh đạo Kim Jong Un đang xem một vật thể được cho là đầu đạn hạt nhân – Ảnh chụp màn hình
Tối 7-9, trong ngôi nhà bên bờ hồ Léman, phái bộ của CHDCND Triều Tiên tại LHQ ở Geneva (Thụy Sĩ) tổ chức tiệc mừng Quốc khánh (9-9) mời khách ngoại giao cùng vài nhà báo.
Trong phần thực đơn có món kim chi truyền thống, mì lạnh, cá, vài món thịt, trái cây, rượu vang, nước trái cây. Trong phần lễ không thể thiếu phần phim tài liệu về những sự kiện ngoại giao lớn đánh dấu sự nghiệp của cố lãnh tụ Kim Il Sung (Kim Nhật Thành), nhà sáng lập CHDCND Triều Tiên và cũng là ông nội của lãnh tụ đương nhiệm Kim Jong Un.
“Chúng tôi không sợ Mỹ”
Trên một cái bàn trong góc phòng bày vài bản trong bộ 60 tập qui tụ toàn bộ tác phẩm của Kim Il-sung hoặc vài cuốn sách ưa thích của Kim Jong Un. Khách mời có thể lấy đọc nếu thích.
Đây là dịp có thể nói là dễ cởi mở để nhà báo có thể trao đổi với đại diện ngoại giao của Triều Tiên.
- Triều Tiên muốn gửi đi thông điệp gì vào hôm 5-9 khi bắn ba tên lửa ngay trong lúc tổ chức hội nghị G20 ở Trung Quốc, một trong những đồng minh hiếm hoi của mình?
- Đây không phải là thời điểm lựa chọn ngẫu nhiên. Nhân dân chúng tôi muốn chứng minh có thể tự vệ không cần trợ giúp và có thể chống lại bất kỳ nước nào khác. Chúng tôi không sợ bọn Mỹ.
- Thế thì khi nào thì sẽ thử hạt nhân tiếp tục?
- Tôi không biết. Chuyện đó do lãnh đạo ở Bình Nhưỡng quyết định.
Kèm theo câu trả lời là tiếng cười to sảng khoái.
Hai ngày sau (cuộc trò chuyện), Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân thứ năm và là vụ mạnh nhất từ trước đến nay.
Nhiều cường quốc đã lên án và chắc chắn Bình Nhưỡng sẽ đón nhận những biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính mới. Lần này sẽ mạnh hơn nữa, kiểu “án chồng án”.
“Hiện đang có một cuộc tranh luận sâu nhằm xác định xem các biện pháp trừng phạt hiện tại là quá yếu ớt hay là chúng không phù hợp, và chúng cần nhằm vào chương trình hạt nhân hay nhằm vào chính quyền lãnh đạo” Ông Mathieu Duchâtel, phó giám đốc chương trình Châu Á và Trung Quốc thuộc Hội đồng châu Âu về quan hệ đối ngoại
Nhưng tại sao trong 10 năm qua, các biện pháp đều không đạt hiệu quả? Do quá yếu ớt hay do không phù hợp?
Rõ ràng là các nghị quyết trừng phạt đã ban hành đều nhằm mục đích ngăn chặn Triều Tiên phát triển chương trình hạt nhân nhưng nay nước này lại thử nghiệm “thành công” và mạnh hơn bốn lần trước.
Video đang HOT
Hai dạng trừng phạt
Cho đến nay có hai dạng trừng phạt. Một dạng quốc tế do LHQ ban hành và dạng đơn phương cứng rắn hơn do ba nước Hàn, Nhật và Mỹ ban hành.
Từ năm 2006, sau vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên, HĐBA LHQ đã cấm các quốc gia thành viên LHQ cung cấp vật liệu hoặc dịch vụ liên quan đến vũ khí cho Triều Tiên. Những người Triều Tiên có liên quan trong vụ thử hạt nhân và ten6 lửa đạn đạo bị cấm đi đến các nước khác và bị tịch thu tài sản có ở nước ngoài.
Đến tháng 3 năm nay, LHQ nâng cấp độ trừng phạt cao hơn với nghị quyết 2270 kiểm soát toàn bộ nền giao thương của Triều Tiên nhằm ngăn chặn Bình Nhưỡng có được nguồn thu tài chính để tài trợ cho việc nghiên cứu quân sự.
Đây là nghị quyết nặng đô đến mức các nhà chuyên môn cho rằng cách đây vài năm Bắc Kinh khó mà bỏ phiếu thông qua được nghị quyết kiểu này.
Thậm chí theo nghị quyết này cấm Triều Tiên xuất khẩu than, sắt, vàng và đất hiếm. Các quốc gia thành viên LHQ có nhiệm vụ kiểm soát mọi chuyến hàng xuất đi từ Triều Tiên và quá cảnh ở các cửa ngõ quốc gia mình. Nghị quyết cấm bán cho Bình Nhưỡng từ nhiên liệu máy bay cho đến đồng hồ hạng sang hoặc các thiết bị phục vụ giải trí nhằm ngăn chặn giới lãnh đạo Bình Nhưỡng hoang phí tiền dân.
Nhưng tại sao Bình Nhưỡng lại không hề hấn gì trong từng ấy thời gian bị cô lập, bị o ép? Hay nói đúng hơn tại sao các biện pháp trừng phạt quốc tế bị vô hiệu?
Bằng chứng là chỉ sau sáu tháng, nước này tiếp tục vài lần bắn tên lửa đạn đạo, thậm chí từ tàu ngầm và thử hạt nhân cấp độ mạnh hơn.
Người dân ở thủ đô Bình Nhưỡng vào thời điểm truyền hình Triều Tiên công bố thử nghiệm hạt nhân thành công ngày 9-9 – Ảnh: Reuters
“Bóng cả” Trung Quốc
Theo nhà báo Frédéric Koller, trưởng ban quốc tế báo Le Temps (Thụy Sĩ) và từng có 6 năm tác nghiệp tại Trung Quốc, Bình Nhưỡng không suy sụp dưới các án phạt vì vẫn còn cửa ngõ buôn bán với Trung Quốc qua đường biên giới.
Còn theo ông Mathieu Duchâtel, phó giám đốc chương trình Châu Á và Trung Quốc thuộc Hội đồng châu Âu về quan hệ đối ngoại, “dù Trung Quốc có ủng hộ chính sách trừng phạt của quốc tế thì lại vẫn không đóng cửa biên giới vì các lý do chính trị và nhân đạo. Như vậy vẫn không ngăn được nguồn cung dầu mỏ hoặc giao thương tiểu ngạch giữa hai nước. Nhờ ngõ giao thương này mà Triều Tiên vẫn giữ được nhịp sống dưới áp lực trừng phạt”.
Có thể nói các biện pháp trừng phạt và yêu cầu kiểm soát đều rất rõ nhưng trên thực tế các giao dịch vẫn có thể tồn tại tốt theo kiểu do các đường dây không phải chính danh chi phối.
Nhà nghiên cứu Duchâtel chỉ rõ: “Mắt xích yếu của các biện pháp trừng phạt chính là việc kiểm soát dòng chảy của hàng hóa đi/đến Triều Tiên. Tất cả các kiện hàng đều không được kiểm soát đầy đủ. Một số nước, đặc biệt ở châu Phi, không có phương tiện hoặc ý định kiểm soát các kiện hàng này”.
Quả thực là Bắc Kinh cũng như Matxcơva đều không muốn một bán đảo Triều Tiên bị “hạt nhân hóa” và gần như cũng đồng thanh trong phát ngôn của LHQ chống lại các hoạt động bắn thử tên lửa hoặc thử hạt nhân.
Bắc Kinh vẫn duy trì giao thương với Bình Nhưỡng vì lo sợ sự sụp đổ của Triều Tiên hoặc chiến tranh trên bán đảo sẽ khiến đường biên giới với nước này rối loạn vì dòng người tị nạn từ Triều Tiên đổ sang.
Chờ mặc cả mới
Theo nhà báo Frédéric Koller, cách làm của Bình Nhưỡng hiện nay không mới: tiếp tục gia tăng sức ép với thế giới bằng những vụ thử gây quan ngại nhằm tạo lợi thế mặc cả trong lần thương lượng kế tiếp với Hàn Quốc hoặc các bên, đổi trợ giúp lấy việc ngừng chương trình hạt nhân.
Sang năm, Hàn Quốc bầu Tổng thống, lãnh đạo Kim Jong Un hoàn toàn có thể nhân cơ hội này đảo ngược tình thế, theo nhà báo Thụy Sĩ.
Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm Park Geun Hye – con gái cố tổng thống Park Chung Hee – được cho là có chính sách đối đầu cương quyết với Triều Tiên.
“Tình hình hiện tại cho thấy các nhà ngoại giao cần sáng tạo hơn nữa thay vì chỉ đáp trả bằng trừng phạt, trừng phạt và trừng phạt vì nó chỉ làm tình hình thêm tệ hại” Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố trong cuộc họp báo tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 9-9
Việc bà chấp thuận cho Washington triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ phương bắc đương nhiên làm Bình Nhưỡng tức giận. Quyết định này tuy vậy cũng không được hợp ý dân lắm.
63 năm sau Hiệp định đình chiến giữa hai miền, người dân nói chung vẫn mong chờ một thỏa thuận hòa bình giữa hai nước. Có lẽ đó là giải pháp duy nhất để tháo ngòi chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Nhưng giải pháp này xem ra còn rất khó…
Theo Tuổi Trẻ
Triều Tiên chế tạo được đầu đạn hạt nhân
Viện nghiên cứu vũ khí hạt nhân Triều Tiên khẳng định Triều Tiên hiện đã đủ khả năng sản xuất đầu đạn hạt nhân thu nhỏ, nhẹ và đa dạng.
Hội đồng Bảo an LHQ đã quyết định tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào tối 9-9 (giờ địa phương) sau khi CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân. Cuộc họp được tổ chức theo yêu cầu của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc nhận định sau cuộc họp này, Hội đồng Bảo an có thể công bố một nghị quyết mới nghiêm khắc hơn Nghị quyết 2270 ban hành hồi tháng 3 sau khi Triều Tiên thử hạt nhân và bắn thử tên lửa đạn đạo tầm xa.
Đầu đạn đã được chuẩn hóa
Trước đó, lúc 9 giờ 30 (giờ Seoul) ngày 9-9, một cơn địa chấn xảy ra ở vùng Punggye-ri (Triều Tiên) với cường độ 5 độ Richter, tương đương bom 10 kiloton phát nổ.
Bốn tiếng sau, Đài truyền hình trung ương CHDCND Triều Tiên (KCTV) bất ngờ cắt ngang chương trình đang phát và phát thông cáo của Viện nghiên cứu vũ khí hạt nhân.
Thông cáo cho biết Triều Tiên đã tiến hành một vụ thử hạt nhân mới. Trong vụ thử hạt nhân trước, KCTV đã báo trước một tiếng trước khi công bố thông cáo chính thức.
Thông cáo phát ngày 9-9 tuyên bố: "Trong khi tiếp tục chương trình xây dựng các lực lượng hạt nhân chiến lược do đảng Lao động Triều Tiên chỉ đạo, các nhà khoa học và các chuyên viên kỹ thuật ở Viện nghiên cứu vũ khí hạt nhân đã thực hiện một vụ nổ thử nghiệm hạt nhân tại bãi thử hạt nhân ở miền Bắc nhằm đánh giá sức mạnh của đầu đạn hạt nhân vừa mới chế tạo".
Về mục đích thử hạt nhân, thông cáo giải thích: "Vụ thử hạt nhân này đã khẳng định một cách quyết định về cấu trúc, hoạt động, các đặc điểm, hiệu suất và công suất của đầu đạn hạt nhân. Đầu đạn đã được chuẩn hóa và theo quy phạm để lắp vào các tên lửa đạn đạo triển khai cho đơn vị pháo binh Hwasong thuộc quân đội nhân dân Triều Tiên".
Thông cáo khẳng định Triều Tiên hiện đã đủ khả năng sản xuất đầu đạn hạt nhân thu nhỏ, nhẹ và đa dạng với vốn kiến thức về sản xuất nguyên liệu phân hạch.
Theo thông cáo, vụ thử hạt nhân là phản ứng đối với các trừng phạt và đe dọa của các "lực lượng thù địch" như Mỹ, đồng thời cũng là hình thức chứng tỏ ý chí đối phó nếu kẻ thù đụng đến Triều Tiên.
Cuối cùng thông cáo khẳng định: "Các biện pháp củng cố về số lượng và chất lượng của lực lượng hạt nhân sẽ tiếp tục".
Vụ thử hạt nhân thứ năm của Triều Tiên gây địa chấn có cường độ mạnh 5 độ Richter. Ảnh: AP
Phản ứng quốc tế
Sau khi Triều Tiên thử hạt nhân đã có nhiều phản ứng quốc tế như sau:
Trung Quốc: Bộ Ngoại giao ra tuyên bố kiên quyết phản đối vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Tuyên bố yêu cầu Bình Nhưỡng ngừng ngay các hành động làm căng thẳng tình hình và kêu gọi Triều Tiên tôn trọng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Trung Quốc mong muốn giải quyết vấn đề thông qua đàm phán sáu bên nhằm đạt đến mục đích phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên với hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Hàn Quốc-Mỹ: Chiều 9-9, trong chuyến thăm Lào, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye từ Vientiane (Lào) đã gọi điện thoại cho Tổng thống Obama lúc đó đang lên chuyên cơ rời Lào về Mỹ.
Trong cuộc điện đàm kéo dài 15 phút, hai nhà lãnh đạo nhất trí thực hiện mọi biện pháp gây sức ép để Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, trong đó có biện pháp ban hành nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an LHQ.
Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung-se đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ John Kerry. Hai bên đã bày tỏ lo lắng và nhất trí cần thực hiện các biện pháp mạnh.
Dự kiến hai bên sẽ tổ chức cuộc họp bộ trưởng Ngoại giao hai nước vào tuần tới ở New York. Hai bên cam kết đề nghị hợp tác của Trung Quốc và Nga để gây sức ép với Triều Tiên.
Hàn Quốc-Lào: Cùng ngày, trong hội đàm song phương với Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith, Tổng thống Park Geun-hye đã kêu gọi Lào với tư cách chủ tịch ASEAN có thể giữ vai trò để bảo đảm cộng đồng quốc tế có biện pháp mạnh nhằm đáp trả vụ thử hạt nhân lần thứ năm của Triều Tiên.
Hàn Quốc-Nhật: Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung-se và người đồng cấp Nhật Fumio Kishida đã trò chuyện qua điện thoại trong 20 phút.
Hai bên nhất trí lên án vụ thử hạt nhân của Triều Tiên và tìm kiếm thêm giải pháp đồng thời nêu lên đề nghị trừng phạt mạnh mẽ hơn đối với Triều Tiên.
Hai bộ trưởng cam kết hợp tác chặt chẽ với Mỹ để nhanh chóng tiến hành các biện pháp tại Hội đồng Bảo an LHQ.
Tại Pháp, văn phòng tổng thống và Bộ Ngoại giao đã tuyên bố lên án Triều Tiên thử hạt nhân và kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ có biện pháp trừng phạt.
Tại cuộc họp khẩn vào chiều 9-9 của Ủy ban Tình báo Quốc hội, Giám đốc Cục Tình báo quốc gia Hàn Quốc Lee Byong-ho nhận định vụ thử hạt nhân của Triều Tiên không phải là bom nhiệt hạch và căn cứ công suất nổ thì Triều Tiên đã thành công. Ông đánh giá Triều Tiên đã đạt được mục đích nhanh hơn dự kiến về phát triển đầu đạn hạt nhân thu nhỏ để lắp vào tên lửa như tên lửa Scud. Cục Tình báo quốc gia loại trừ khả năng từ một đến hai năm nữa Triều Tiên đủ sức triển khai tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân nhưng lo ngại thời gian này sẽ được rút ngắn hơn. Cục Tình báo quốc gia nhận định vụ thử hạt nhân lần này nhằm các mục đích: Biểu dương sức mạnh trước sức ép quốc tế, phô trương năng lực hạt nhân, đổi mới hình ảnh của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, ngăn chặn xã hội Triều Tiên bất ổn và gây sức ép với Hàn Quốc để ngồi vào bàn đàm phán. Ngay sau khi Triều Tiên thử hạt nhân, chính phủ Hàn Quốc đã lên án mạnh mẽ và đánh giá đây là một vụ khiêu khích nghiêm trọng không thể khoan dung. Cố vấn an ninh quốc gia Cho Tae-yong tuyên bố Hàn Quốc đã thực hiện mọi biện pháp nhằm bảo vệ người dân trước khiêu khích của Triều Tiên. _________________________________ 5 là số lần thử hạt nhân của Triều Tiên vào sáng 9-9, đúng 68 năm ngày kỷ niệm lập quốc của Triều Tiên (ngày 9-9-1948). Bốn vụ thử trước xảy ra ngày 9-10-2006, 25-5-2009, 12-2-2013 và 6-1-2016. _________________________________ Kết quả phân tích vụ thử đã chứng minh tính toán ban đầu và các kết quả đo được liên quan đến công suất hạt nhân và sử dụng các chất liệu hạt nhân hoàn toàn phù hợp. Vụ thử không gây ra bất kỳ rò rỉ chất hạt nhân hay gây tác động xấu đến môi trường. Thông cáo của VIỆN NGHIÊN CỨU VŨ KHÍ HẠT NHÂN
DẠ THẢO
Theo PLO
Mỹ điều máy bay dò tìm phóng xạ trên bán đảo Triều Tiên Máy bay của Không quân Mỹ sẽ được điều tới bán đảo Triều Tiên để lấy mẫu không khí nhằm xác định xem có thực sự đã xảy ra một vụ thử hạt nhân thứ 5 không. Máy bay WC-135W sẽ thu thập các mẫu không khí tại bán đảo Triều Tiên - Ảnh: CNN Theo CNN máy bay WC-135, loại máy bay...