Vì sao cả làng cùng phá rừng?
Từ cuối năm 2013 đến đầu 2014, cả trăm người dân địa phương đã “cơ bản” xử lý gọn gần 140 ha rừng trồng tại khu vực đồi cát xã Hải Thiện ( H.Hải Lăng, Quảng Trị).
Gần 140 ha rừng tại xã Hải Thiện chỉ còn trơ gốc – Ảnh: Nguyễn Phúc
Trung tuần tháng 3, chúng tôi tìm về xã Hải Thiện để tìm hiểu thực hư. Ông Lê Ngọc Trình, Trưởng công an xã, dẫn chúng tôi đi vòng qua một khu nghĩa địa rậm rạp cây bụi rồi dừng lại chỉ tay vào khoảng không trước mặt nói ngập ngừng: “đó là những gì còn lại”. Tại đây, hiện trường chỉ còn là những gốc cây tràm hoa vàng lớn bé đủ loại, cành lá ngọn đã được thu dọn tự bao giờ. Dù được trồng trên cát, là “rừng nghèo” đa phần cây chỉ lớn bằng bắp chân nhưng cũng có những gốc cây có đường kính trên dưới 40 cm. Khoảng cách giữa các cây khá thưa nhưng hầu như chẳng còn cây nào sống sót.
Ông Trình cho hay sự việc bắt đầu từ khoảng tháng 11.2013, các trận bão liên tục ập đến làm gãy đổ một số cây trong khu rừng nên người dân đến chặt về làm củi. Lợi dụng việc này, một số người đã ra đốn cả cây tươi, không ngã đổ để mang về nhà. “Thấy người này chặt được thì người kia cũng xách rìu, xách cưa lên khai thác. Càng về sau, số người dân lên rừng càng đông, nhiều nhất là dân thôn 1 và thôn 2 thuộc xã Hải Thiện và dân xã Hải Vĩnh… Dễ đến cả trăm người”, ông Trình nói.
Video đang HOT
Khi được hỏi về trách nhiệm của lực lượng chức năng trên địa bàn, ông Trình nói đã triển khai lực lượng bắt 7 chuyến xe vận chuyển gỗ ra ngoài, thu khoảng 20 m3 gỗ và nay đã hóa giá được gần 10 triệu đồng. “Công an với dân quân tự vệ nữa cũng chỉ mấy người, làm sao cản xuể. Khi chúng tôi lên hiện trường thì dân về, chúng tôi rút thì họ lại thi nhau khai thác. Đã thế, có nhóm còn rủ nhau khai thác vào ban đêm, vào các ngày nghỉ”, ông Trình phân bua.
Theo tìm hiểu của PV, sở dĩ người dân ngang nhiên phá rừng là bởi sự nhập nhằng trong việc xác định chủ sở hữu của gần 140 ha rừng tràm này. Cụ thể, từ 2001, diện tích rừng này được Ban quản lý dự án rừng 661 (rừng phòng hộ trên cát) H.Hải Lăng giao cho 6 hộ dân của xã Hải Thiện trồng và chăm sóc, có trả công từ ngân sách nhà nước. Đến năm 2007, toàn bộ số rừng thuộc diện 661 này được chuyển đổi thành rừng sản xuất theo Quyết định 147 của Thủ tướng Chính phủ. “Thông thường, các hộ đã có công trồng rừng theo diện 661 sẽ được cấp sổ đỏ để tiếp tục chăm sóc, khi khai thác sẽ chia lại với nhà nước. Nhưng không hiểu vì sao cả 6 hộ nêu trên đều không được cấp sổ đỏ. Chính vì vậy nên đất thì nằm trên địa giới hành chính của Hải Thiện nhưng rừng thì của nhà nước”, ông Quỳnh nói.
Liên quan đến chính sách phát triển rừng sản xuất khai thác rừng phòng hộ, theo văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Trị năm 2009, Ban quản lý dự án 661 các huyện phải tham mưu để UBND các huyện giao cho UBND các xã, rồi xã tiếp tục giao rừng về cho các hộ dân. Tuy nhiên, đến sáng 18.3, ông Dương Viết Hải, Trưởng phòng NN-PTNT H.Hải Lăng cho biết chưa hoàn tất thủ tục bàn giao đất, rừng 661 tại xã Hải Thiện về cho xã quản lý. Chính vì thế, chủ rừng chưa được xác lập rõ ràng…
Trong khi đó, theo nguồn tin của Thanh Niên, Công an H.Hải Lăng đã lập tổ công tác, mời 6 hộ đã từng trồng rừng và một số đối tượng cộm cán đã tham gia phá rừng lên làm việc để điều tra cụ thể.
Theo TNO
Tỉnh Quảng Trị ra 'tối hậu thư' cho các thủy điện chậm tiến độ
Ngày ngày 6.3, UBND tỉnh Quảng Trị đã ra văn bản thông báo ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Cường sau cuộc họp rà soát quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình thủy điện quy mô nhỏ trên địa bàn.
Nhà máy thủy điện La La do Công ty CP năng lượng Mai Linh làm chủ đầu tư
Trong đó, UBND tỉnh thống nhất với đề nghị của Bộ Công thương loại ra khỏi quy hoạch 7 dự án thủy điện quy mô nhỏ, đầu tư lớn, hiệu quả thấp và chưa có chủ đầu tư, gồm: Pa Ngày, Giang Thoan, Rào Vịnh, Sê Pa Linh, Ra Lây, Khe Chàm và Sông Nhùng.
Đối với dự án thủy điện Khe Nghi và Đakrông 4, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Công thương xem xét năng lực, khả năng huy động vốn của chủ đầu tư để trình UBND tỉnh quyết định cho gia hạn hoặc chấm dứt, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư để cho nhà đầu tư khác thực hiện trong tháng 3.2014.
An toàn hồ đập thủy điện luôn là mối quan tâm của các cấp ngành và người dân tỉnh Quảng Trị
Đối với dự án thủy điện Đakrông 1 và Khe Giông, UBND tỉnh thống nhất cho gia hạn tiến độ và yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thành và phát điện trong năm 2015.
Đối với một số thủy điện đã đi vào hoạt động (Hạ Rào Quán, La La, Đakrông 2, Đakrông 3), UBND tỉnh cũng yêu cầu các ban ngành, địa phương và chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng công trình, quy trình vận hành hồ chứa... tránh xảy ra những sự cố như vừa qua.
Theo TNO
Xử lý vụ cấp phát gạo cứu đói tùy tiện Trước việc nhiều cơ quan truyền thông phản ánh về thông tin đem gạo cứu đói chia cho người không phải hộ nghèo tại thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị), Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Trị đã khẩn trương kiểm tra vụ việc. Nhiều hộ dân ở khu phố An Hòa 2 bất bình vì gạo cứu đói đã bị chia...