Vì sao ca khúc nhạc Hoa lời Việt ‘Chỉ là không cùng nhau’ thành hit?
Câu hát “Ai rồi cũng tìm được ấm êm sau khổ đau, chỉ là không cùng nhau” đang vang khắp nẻo, từ mạng xã hội đến không gian quán cà phê. Một lần nữa, nhạc Hoa lời Việt ăn khách.
Không có phiên bản MV tiền tỷ, cũng không có một bản thu audio hoàn chỉnh, Chỉ là không cùng không nhau chỉ là màn hát live ở Đà Lạt của Tăng Phúc và Trương Thảo Nhi. Nhưng thành quả đã vượt ngoài mong đợi của một tiết mục trình diễn với 36 triệu lượt xem trên mạng đến hiện tại và trên Zing MP3 là 31 triệu lượt nghe, vẫn giữ vị trí số một của BXH #zingchart.
Chỉ là không cùng nhau có gì để thành một bản hit “làm mưa làm gió” như thế?
Nhạc Hoa lời Việt và công thức của Huỳnh Quốc Huy
Chỉ là không cùng nhau thực chất là một ca khúc nhạc Hoa có tên gốc là Thời không sai lệch do Ngải Thần thể hiện. Ca khúc này lan tỏa ở Trung Quốc, thuộc thể loại pop ballad. Giai điệu mang đặc trưng của pop Hoa với cấu trúc truyền thống và rất dễ nghe. Nội dung bài hát là dòng tự sự của một chàng trai sau buổi xem phim.
Với phiên bản Chỉ là không cùng nhau, nhạc sĩ Huỳnh Quốc Huy không dịch mà viết phần lời mới hoàn toàn. Lời Việt không còn liên quan gì tới nội dung ca khúc gốc nhưng giai điệu được giữ nguyên, đúng nguyên tác.
Thực ra, chuyện viết lời cho ca khúc nhạc Hoa không có gì là mới mẻ ở đời sống âm nhạc. Từ 30 năm trước, các nhạc sĩ Việt đã viết lời Việt cho những bản nhạc Hoa nổi tiếng. Không ít ca sĩ Việt đã nổi tiếng với những ca khúc nhạc Hoa lời Việt, cũng như một số khác đã thành danh với nhạc Âu-Mỹ lời Việt.
Đời sống nhạc Việt hiện tại sinh động hơn nhiều và tiệm cận quốc tế. Nhiều năm qua, nhạc Việt đã phát triển đa dạng với không ít sáng tạo, đủ thể loại, đủ phong cách. Những ảnh hưởng của xu thế Âu-Mỹ, Hàn Quốc là không thể phủ nhận nhưng ca khúc nước ngoài lời Việt đã giảm đi đáng kể.
Dù vậy, thi thoảng, nhạc Hoa lời Việt vẫn xuất hiện trên thị trường và ăn khách.
Tăng Phúc và Trương Thảo Nhi kết hợp ăn ý. Ảnh: Bá Ngọc.
Chỉ là không cùng nhau bản chất đã có giai điệu gốc rất dễ đồng cảm. Thêm vào đó, phần lời Việt của Huỳnh Quốc Huy lại chạm đúng gu của thị trường và cũng là cảm xúc của rất nhiều người. Bởi vì có ai mà không có những cuộc tình dang dở, yêu nhau không đến được với nhau. Cách đây không quá lâu dân mạng thậm chí từng phát sốt với câu nói: Chúng ta của sau này có tất cả nhưng không có được nhau.
Trước Chỉ là không cùng nhau , Huỳnh Quốc Huy chuyên trị ca khúc về tình dang dở từ Đừng chờ anh nữa đến Lỗi của anh . Huỳnh Quốc Huy không có bàn tay âm nhạc quá biến báo và đa dạng nhưng anh biết thế mạnh của mình ở thể loại ballad. Phần lời của Huỳnh Quốc Huy thường dung dị nhưng tự sự, dễ chạm đến cảm xúc của số đông. Anh cũng thường tạo ra được những điệp khúc cao trào, thủ thỉ và cuốn hút.
Trong Chỉ là không cùng nha u là: “Từng yêu nhau, từng là của nhau thật lâu / Đến sau cùng chẳng thể có nhau bạc đầu / Chẳng cần tương lai, chẳng biết có thương đau ngày mai / Chỉ cần nhau / Giờ buông tay để được thấy nhau về sau / Trả người về những ngày tháng chưa bắt đầu / Ai rồi cũng sẽ tìm được ấm êm sau khổ đau / Chỉ là không cùng nhau”.
Có lý do để dù có một số bản lời Việt khác của Thời không sai lệch nhưng bản của Huỳnh Quốc Huy lại lan tỏa nhất.
Video đang HOT
Tăng Phúc và Trương Thảo Nhi cần nhiều hơn một màn song ca
Điểm khác biệt của Chỉ là không cùng nhau so với Thời không sai lệch còn là phiên bản song ca nam nữ thay vì solo giọng nam như bản gốc. Cả Tăng Phúc lẫn Trương Thảo Nhi đều có chất giọng tốt. Không nhiều giọng nữ của màu giọng như Trương Thảo Nhi, trong khi những bản ballad tình buồn cũng không làm khó được Tăng Phúc.
Tăng Phúc hồi đầu năm nay ra mắt một ca khúc pop dance, là nỗ lực bước ra khỏi vùng an toàn nhưng lượt xem/nghe lại rất hạn chế, không thể lan tỏa như khi anh hát ballad.
Tăng Phúc có đối tượng khán giả riêng và từ lâu đã thoát mác “hiện tượng cover” nhưng câu chuyện về hướng đi vẫn là một trong những vấn đề của Tăng Phúc để anh thành công và bứt phá hơn.
Trên nền một ca khúc viết ở giọng thứ, cả Tăng Phúc và Trương Thảo Nhi đều làm tốt. Chia câu hợp lý và tung hứng, bù trừ khi hòa giọng. Hai ca sĩ chia câu ngay verse đầu tiên, mỗi người lần lượt hát hai câu và chỉ hòa giọng trong một số câu thuộc chorus (điệp khúc).
Trương Thảo Nhi trở lại với Chỉ là không cùng nhau . Ảnh: Bá Ngọc.
Trương Thảo Nhi là nữ ca sĩ có kỹ năng song ca rất tốt, cô từng thành công khi hát với Trúc Nhân trong Bốn chữ lắm nhưng cả hai đã không thể thành cặp âm nhạc lâu dài.
Hạn chế của Trương Thảo Nhi chỉ là khi lên cao đôi khi giọng của cô bị chói. Ngoài ra, cô cũng thiếu con đường âm nhạc được hoạch định rõ ràng khiến 7 năm qua, kể từ Bốn chữ lắm cô không nổi tiếng hơn, không được yêu thích hơn.
Tăng Phúc và Trương Thảo Nhi hiện hoạt động trong cùng một công ty, cùng do nhạc sĩ Huỳnh Quốc Huy định hướng phát hiện.
Với Chỉ là không cùng nhau , có thể thấy sự hòa hợp giữa Tăng Phúc và Trương Thảo Nhi nhưng cả hai cũng cần vượt qua khuôn khổ một ca khúc nhạc Hoa lời Việt để thực hiện những sản phẩm âm nhạc chung, đầu tư và sáng tạo hơn.
Vì sao ca khúc nhạc Hoa lời Việt sau 30 năm vẫn được yêu thích?
Nhac Hoa lơi Viêt băt đâu thinh hanh tư thâp niên 1990. Đên nay, vân co nhiêu ca khuc xuât xư tư Trung Quôc nôi tiêng ơ Vpop.
Trước khi có Jack với Laylalay , vị trí số một top thịnh hành được nắm giữ suốt nhiều ngày bởi Tăng Phúc, Trương Thảo Nhi với ca khúc Chỉ là không cùng nhau . Cùng lúc, nhiều phiên bản khác của ca khúc cũng lọt top thịnh hành.
Khoảng 30 năm kể từ giai đoạn hoàng kim, nhạc Hoa lời Việt luôn có chỗ đứng ở thị trường Việt. Gần như vài tháng, thị trường lại xuất hiện ca khúc được viết lại lời từ nhạc Hoa gây sốt, điển hình là Độ ta không độ nàng năm 2019, Tình sầu thiên thu muôn lối năm 2020...
Hàng loạt ca khúc nhạc Hoa lời Việt hot
Chỉ là không cùng nhau được Việt hóa từ ca khúc Thời không sai lệch của ca sĩ Ngải Thần. Sau 20 tiếng phát hành trên Zing MP3, ca khúc do Tăng Phúc, Trương Thảo Nhi thể hiện vươn lên nắm giữ vị trí đầu bảng #zingchart. Đáng nói, vị trí quán quân trước đó được nắm giữ bởi ca sĩ Huy Vạc với phiên bản Việt hóa khác của Thời không sai lệch .
Tăng Phúc, Trương Thảo Nhi cho biết hai người đăng ca khúc Chỉ là không cùng nhau "cho vui". Hai giọng ca bất ngờ trước sự nổi tiếng của video. Tăng Phúc thậm chí thừa nhận những ca khúc của riêng anh không hot và lan tỏa rộng rãi như Chỉ là không cùng nhau .
Cùng thời điểm, nhiều phiên bản lời Việt khác của Thời không sai lệch đạt lượt xem và tương tác lớn. Trong đó, Chỉ là không cùng nhau nổi tiếng nhất hiện có 29 triệu lượt xem. Phiên bản do Khánh Phương, Hương Ly đăng tải với tên gọi Chỉ cần em bình an cũng đạt gần 100.000 lượt xem sau một ngày đăng tải.
Tăng Phúc và Trương Thảo Nhi đang nổi tiếng với bản Việt hóa của Thời không sai lệch . Ảnh: NVCC.
Việc cùng lúc có nhiều phiên bản Việt hóa của Thời không sai lệch nổi tiếng nhắc khán giả nhớ về Độ ta không độ nàng năm 2019. Bài hát thậm chí vượt qua sản phẩm của Sơn Tùng, Jack để đứng đầu danh sách top 10 bài hát được tìm kiếm nhiều nhất năm 2019.
Bài hát xuất phát từ Trung Quốc do Cô Độc Thi Nhân sáng tác rộ lên ở Việt Nam vào giữa tháng 5/2019. Khi đó, Độ ta không độ nàng có đến 9 phiên bản lời Việt lọt top 100 #zingchart. Không chỉ gương mặt mới mà những giọng ca lâu năm như Khánh Phương, Phương Thanh, Phương Mỹ Chi... cũng cover bài hát.
Năm 2020, nhiều bản nhạc Hoa lời Việt khác được yêu thích và lọt top 10 #zingchart tuần, chẳng hạn Tình sầu thiên thu muôn lối (Doãn Hiếu), Đánh mất em (Quang Đăng Trần), Huynh đệ à (Đinh Đại Vũ).
Nhạc Hoa lời Việt bắt đầu thịnh hành ở Việt Nam từ thập niên 1990 khi những bộ phim như Bao Thanh Thiên, Hoàn Châu Cách Cách, Tân dòng sông ly biệt ... nổi tiếng.
Rất nhiều ca sĩ nổi lên nhờ hát lại ca khúc nhạc Hoa, chẳng hạn Huy Tùng, Hoàng Dũng, Thanh Tâm, Phương Thanh, Thanh Thảo, Minh Thuận... hay đặc biệt là Đan Trường với loạt hit Đi về nơi xa, Bóng dáng thiên thần, Lời ru tình, Dòng sông băng, Email tình yêu, Phong ba tình đời, Bước chân lẻ loi, Hôn môi xa ...
Lý do đằng sau
Doãn Hiếu - chủ nhân ca khúc Tình sầu thiên thu muôn lối - nói với Zing : "Trong lúc rảnh rỗi, tôi có nghe và viết nhạc. Đúng lúc nghe được bài Cô phương tự thưởng , tôi nghĩ bài hát hay và cần bản lời Việt để có thể hát. Tôi không ngờ ca khúc được nhiều người đón nhận như vậy".
Khánh Phương có nhiều bản Việt hóa gây chú ý, chẳng hạn Độ ta không độ nàng . Ảnh: Quỳnh Trang.
Nhận định về những bản nhạc Hoa được viết lời Việt, nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường cho biết: "Khán giả vẫn luôn chuộng nghe nhạc Hoa lời Việt từ xưa đến giờ, tôi cũng không mấy bất ngờ khi dạo gần đây một số bài nhạc thịnh hành trên thị trường. Còn lý do vì sao những ca khúc đó nổi tiếng, tôi nghĩ chỉ có một, là giai điệu của những bài hát đó hay, tạo cảm giác quen thuộc nên được đông đảo công chúng yêu nhạc đón nhận".
Nhạc sĩ giải thích thêm với Zing : "Đây gần như món ăn tinh thần quen thuộc đối với khán giả yêu nhạc, tôi cũng vậy. Tôi thích nghe Lân Nhã hát những ca khúc nhạc Hoa lời Việt như Tình nồng, Dĩ vãng nhạt nhoà, Hoa tàn . Khi khán giả đã quen món ăn tinh thần này, họ rất khó bỏ. Do đó, việc bao nhiêu năm nay Nhạc hoa lời Việt vẫn luôn thịnh hành là điều dễ hiểu".
Theo nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường, còn lý do khác khiến nhạc Hoa lời Việt sau nhiều năm vẫn thịnh hành, đó chính là khả năng tiếp cận khán giả.
Anh nói với Zing : "Việc chọn các ca khúc đã nổi tiếng của Trung Quốc để cover giúp ca sĩ rút ngắn khoảng cách với khán giả. Bản thân ca khúc đã hay, nổi tiếng rồi nên nghệ sĩ tiếp cận khán giả nhanh nhất có thể. Đó là câu chuyện về kinh tế, sự nổi tiếng".
Không nên lạm dụng
Khi những ca khúc nhạc Hoa lời Việt nổi tiếng, chiếm lĩnh thị trường, khán giả cũng đưa ra luồng ý kiến trái chiều. Họ đặt câu hỏi một thị trường âm nhạc vốn đã đi sau liệu có thể phát triển khi ưa chuộng ca khúc được viết lại lời từ bài hát tiếng Trung. Chưa kể, nhiều ca khúc, điển hình Độ ta không độ nàng bị chê sến, chứa quá nhiều từ Hán Việt gây khó hiểu cho người nghe.
Nói về vấn đề này, nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường cho rằng cả nhạc Hoa lời Việt lẫn ca khúc mời đều phục vụ khán giả đại chúng.
Anh nói: "Tôi không nghĩ nên chuộng cái gì hơn, đó là tuỳ sở thích mỗi người, có người thích nghe nhạc thuần Việt, có người thích nghe nhạc Hoa lời Việt. Có người lại thích nghe những ca khúc nước ngoài".
Trước câu hỏi: "Ngành âm nhạc để phát triển thì nên có nhiều sản phẩm mới lạ, sáng tạo thay vì dựa vào giai điệu có sẵn?", nhạc sĩ trả lời: "Điều này hiển nhiên đúng và một số người trẻ tuổi đang miệt mài làm điều này để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cho thị trường âm nhạc".
Nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường và Nguyễn Đức Cường cho rằng không nên lạm dụng nhạc Hoa lời Việt.
"Nhưng không đồng nghĩa với việc tôi không tán thành các bạn nhạc sĩ khác viết lại lời Việt cho một ca khúc nhạc ngoại. Mỗi người có sức sáng tạo riêng và mục đích hướng tới vẫn là phục vụ đại chúng", anh nhấn mạnh.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường cũng đề cao những sáng tác mới thay vì viết lại lời cho bài hát nhạc Hoa. Anh cho rằng Vpop đang có dấu hiệu lạm dụng xu hướng này.
"Tôi nghĩ nên tiết chế. Tôi có thể nghe một bài hát Trung Quốc và thấy hay nhưng không có nghĩa tôi sẽ làm lại bài đó cho khán giả Việt nghe. Số lượng ít thôi thì ổn nhưng nếu lạm dụng vì muốn nổi tiếng, có kinh tế, thậm chí hát lại của người khác khi chưa giải quyết vấn đề bản quyền thì không nên", nhạc sĩ chia sẻ.
Anh nhận định: "Nhạc Trung Quốc thường có màu sắc riêng, tuy nhiên, nhạc Việt chưa đậm bản sắc. Đó là điều đáng suy ngẫm. Tôi rất mong âm nhạc Việt có được những màu sắc riêng, chẳng hạn nhạc Trịnh. Khi nghe nhạc của Trịnh Công Sơn, khán giả nhận ra xuất xứ là từ Việt Nam. Đó là điều đáng tự hào".
Bản nhạc Hoa lời Việt phá đảo top trending YouTube, đạt #1 vượt luôn Sài Gòn Đau Lòng Quá và bộ đôi "BlackBinz" Bản nhạc Hoa ngữ vốn đã hay nay viết lời Việt lại càng thêm thấm thía, nhận về "cơn mưa lời khen" và hiện đã leo lên hạng 1 tab trending YouTube. Người nghe nhạc thời gian vừa qua dường như rất ưa chuộng các bản nhạc Hoa lời Việt. Sau Thiên Hạ Hữu Tình Nhân (OST Thần Điêu Đại Hiệp ), Biệt...