Vì sao cả hai bị hại xin giảm nhẹ tội cho cựu nhà báo Lê Duy Phong?
Sáng nay (20.4), vụ án Lê Duy Phong “ Cưỡng đoạt tài sản” được Tòa án nhân dân TP.Yên Bái (Yên Bái) đưa ra xét xử. Quá trình xét hỏi, Lê Duy Phong đã thừa nhận hành vi phạm tội.
Cụ thể, tại tòa, Lê Duy Phong đã khai nhận nảy sinh ý định chiếm đoạt khi thấy ông Sáng lo sợ lúc bị cáo này nhắc đến một bài báo đã đăng trước đó của một cơ quan báo chí khác.
Khi được hỏi về việc ngồi dịch gần vào ông Vũ Xuân Sáng – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Yên Bái tại phòng làm việc của ông này để nói chuyện tiền, bị cáo Phong trả lời việc này là bình thường.
Tại tòa, liên quan đến số tiền 200 triệu lấy của ông Thực, Lê Duy Phong khai nhận đã sử dụng vào mục đích cá nhân hết 130 triệu, còn 70 triệu thì gửi vào tài khoản ngân hàng của mình.
Với diễn biến nhận tiền của ông Hoàng Trung Thực – một doanh nghiệp vận tải, bị cáo khai khi ông Thực nhét tiền vào túi, bị cáo không trả lại “tức là đồng ý”, lúc bị bắt quả tang tiền vẫn nằm trong túi.
Cả hai bị hại là ông Vũ Xuân Sáng và ông Hoàng Trung Thực đều xin hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ tội cho Lê Duy Phong. (Ảnh: Tuyến Phan)
Người chứng kiến thời điểm này là ông Đỗ Viết Công – bạn học cũ của bị cáo Phong – khai thấy ông Thực hoang mang, xin Phong khi bị cáo nhắc việc có ý định viết tiếp một số bài viết liên quan đến ngành vận tải, trong đó có doanh nghiệp của ông Thực góp vốn. Vì thế nên ông Thực đã đưa cho Phong một tập tiền, sau đó tiếp tục ăn uống.
Khi được hỏi có biết gì về việc này không, Công khai anh em chỉ là đơn thuần đi ăn.
Về phía người bảo vệ quyền lợi cho ông Vũ Xuân Sáng, cũng là đại diện ủy quyền của ông Sáng tại phiên tòa ngày hôm nay, người này cho biết Lê Duy Phong đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội, cũng như gia đình ông Phong đã bồi thường toàn bộ số tiền lấy của ông Sáng nên đề nghị xem xét các tình tiết giảm nhẹ.
Video đang HOT
Bị hại Hoàng Trung Thực tại phiên tòa (Ảnh: Dân Trí)
“Đề nghị hội đồng xét xử, viện kiểm sát áp dụng tất cả các tình tiết có lợi nhất cho bị cáo Phong, bản thân trong quá trình làm việc thì bị cáo thừa nhận tất cả các hành vi “- người đại diện ủy quyền của ông Vũ Xuân Sáng đề nghị.
Phía bị hại Hoàng Trung Thực, ông này trả lời không có mối quan hệ gì với Lê Duy Phong. Khi thấy hình ảnh doanh nghiệp của ông này góp vốn xuất hiện tại một bài báo đăng vào tháng 6.2017, ông Thực khai bản thân đã lo sợ, sợ ảnh hưởng đến năng lực kinh doanh của công ty góp vốn, làm ăn kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nguồn gốc số tiền 50 triệu đồng được ông này đưa cho bị cáo Phong được trả lời là tiền cá nhân, thường xuyên mang tiền để giải quyết công việc tại công ty.
Ông Hoàng Trung Thực cũng đề nghị hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ tội cho bị cáo Phong vì đã khai nhận toàn bộ hành vi, sự thật về sự việc.
Có mặt tại tòa, bà Nguyễn Quỳnh Nga – vợ ông Lê Duy Phong cũng đề nghị hội đồng xét xử áp dụng những tình tiết giảm nhẹ khi lượng hình đối với chồng và cũng đề nghị trao trả những tài sản thuộc về gia đình.
Theo danviet
Sẽ bỏ lệnh phong tỏa hơn 1 tỷ trong tài khoản của Lê Duy Phong?
Sáng 20.4, phiên tòa xét xử cựu nhà báo Lê Duy Phong tội Cưỡng đoạt tài sản được đưa ra xét xử tại Tòa án nhân dân (TAND) TP.Yên Bái (Yên Bái). Trình bày quan điểm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) TP.Yên Bái đề nghị hội đồng xét xử xem xét bỏ lệnh phong tỏa với tài sản trong ngân hàng của Lê Duy Phong.
Tại tòa, trình bày quan điểm, bà Lê Thu Hằng - đại diện VKSND TP.Yên Bái cho biết, lợi dụng việc một số báo đăng tin, bài gây hoài nghi, bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, công việc của một số lãnh đạo tỉnh Yên Bái, đồng thời vì mục đích vụ lợi, trong các ngày 16.6; 22.6.2017, tại phòng làm việc của ông Vũ Xuân Sáng - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái ở phường Đồng Tâm, TP.Yên Bái và tại nhà hàng Oanh Hiện (phường Nguyễn Thái Học, TP.Yên Bái), Lê Duy Phong với danh nghĩa Trưởng Ban bạn đọc Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã lợi dụng quyền hạn của nhà báo để đe dọa, uy hiếp về tinh thần và chiếm đoạt của ông Vũ Xuân Sáng 200 triệu đồng, chiếm đoạt của ông Hoàng Trung Thực 50 triệu đồng.
Theo tài liệu tại các biên bản bắt người phạm tội quả tang, lời khai của Phong và quá trình điều tra, bản tường trình, bản kiểm kiểm cũng như lời khai của ông Thực, đại diện của ông Vũ Xuân Sáng, ông Công, ông Trần Phương Đông tại phiên tòa, đủ cơ sở xác định: Lê Duy Phong với danh nghĩa trưởng ban Bạn đọc Báo Giáo dục Việt Nam đã lợi dụng quyền hạn, đe dọa chiếm đoạt 250 triệu.
Lê Duy Phong đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình tại phiên xét xử sáng 20.4 (Ảnh: Tuyến Phan)
Đại diện VKS nhận định, hành vi của Phong vi phạm pháp luật, vi phạm nghĩa vụ của nhà báo, ảnh hưởng xấu đến tôn chỉ hoạt động báo chí, gây mất trật tự trị an trên địa bàn.
Xét về nhân thân, bị cáo có đủ năng lực trách nhiệm hình sự,... nhưng vì vụ lợi đã có hành vi chiếm đoạt tài sản của 2 bị hại.
VKS TP.Yên Bái nhận định, Lê Duy Phong phạm tội có 2 tình tiết tăng nặng là "lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội" và "phạm tội từ 2 lần trở lên".
Vị đại diện VKS trình bay quan điểm khẳng định bản cáo trạng truy tố Lê Duy Phong có căn cứ, đúng người, đúng tội, đề nghị tuyên bố bị cáo phạm tội cưỡng đoạt tài sản, cần phải cách ly bị cáo Phong một thời gian khỏi đời sống xã hội.
Cũng trong phần trình bày quan điểm của mình, đại diện VKS TP.Yên Bái đề nghị khi lượng hình, hội đồng xét xử xem xét một số tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo, đồng thời.
VKSND TP.Yên Bái đề nghị tòa xử phạt Lê Duy Phong từ 3 đến 4 năm tù, tuyên trả 54 triệu 100 nghìn, 1 ví giả da...
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP.Yên Bái đề nghị xử Lê Duy Phong từ 3 đến 4 năm tù. (Ảnh: Dân trí)
Cũng theo quan điểm của VKS, quá trình truy tố Phong đã bồi thường tiền cho ông Sáng, vì vậy cần trả lại 70 triệu từ tài khoản của Phong đã chuyển vào tài khoản của cơ quan chức năng trước đó. Về số tiền 130 triệu tại ngân hàng quân đội của bị cáo Phong bị phong tỏa, VKS đề nghị cần áp dụng giải tỏa.
VKS đề nghị HĐXH tịch thu xung quỹ nhà nước 1 sam sung, 1 iphone 7 do có liên quan đến việc phạm tội của Lê Duy Phong.
Trình bày quan điểm bào chữa cho thân chủ, luật sư bào chữa cho bị cáo Phong đề nghị tòa cho Lê Duy Phong hưởng tình tiết tự thú khi tự khai ra việc chiếm đoạt 200 triệu của ông Sáng. Luật sư cũng đề nghị cho Phong hưởng tình tiết khắc phục hậu quả; tại phiên tòa, phía bị hại cũng xin giảm nhẹ cho Phong, luật sư một lần nữa đề nghị hội đồng xét xử cho bị cáo hưởng tất cả các tình tiết giảm nhẹ.
Tranh luận với luật sư bào chữa cho bị cáo Phong, đại diện VKS cho rằng không có căn cứ về việc cho Lê Duy Phong hưởng tình tiết giảm nhẹ tự thú hoặc đầu thú.
Tại tòa, cả ông Hoàng Trung Thực (trong ảnh) và đại diện ủy quyền của ông Vũ Xuân Sáng đều đề nghị hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ tội cho bị cáo Lê Duy Phong. (Ảnh: Dân trí)
Vị đại diện phân tích, trước thời điểm Phong khai báo thì ông Sáng đã báo tới cơ quan công an. Quá trình điều tra Phong mới khai nhận là chiếm đoạt tiền của ông Sáng. Từ đó nhận định, không thể cho rằng có là lời tự thú, tình tiết này VKS không chấp nhận,
Về việc luật sư bào chữa cho rằng thân chủ không phạm tội nhiều lần, đại diện VKS tranh luận, cả 2 lần phạm tội của Phong đều là những lần cụ thể với những bị hại khác nhau.
Trong buổi sáng cùng ngày, khi nói lời sau cùng, bị cáo Lê Duy Phong mong hội đồng xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
11 giờ trưa cùng ngày, tòa tuyên bố nghị án, tới 14h chiều cùng ngày, hội đồng xét xử sẽ tuyên án đối với Lê Duy Phong.
Theo Danviet
Xử cựu nhà báo Lê Duy Phong: Giám đốc Sở KHĐT Vũ Xuân Sáng vắng mặt 8 giờ sáng nay (20.4), tại trụ sở Tòa án nhân dân TP.Yên Bái (Yên Bái), vụ án Lê Duy Phong bị truy tố "Cưỡng đoạt tài sản" được đưa ra xét xử. Đúng 8h, phiên tòa được mở. Phía bên ngoài phòng xét xử, ngay từ sớm đã có rất đông người dân cũng như các cơ quan truyền thông tới theo...