Vì sao BV công không chuyển bệnh nhân về BV tư?
- Một Hội nghị về tăng cường phối hợp BV công – tư góp phần giảm tải BV chưa đưa ra được cơ chế phối hợp cụ thể nhưng lại cho thấy bức tranh khá “xám xịt” về hệ thống y tế tư nhân cũng như các “nhóm lợi ích” trong vấn đề giảm tải. Có thể thấy Bộ Y tế còn nhiều việc phải làm nếu muốn xây dựng một “cầu nối” giữa BV công và tư để thực hiện giảm tải BV.
Khi bệnh viện mong… quá tải!
Rối quanh chuyện quá tải ở viện tuyến trên
Sáng 14/3, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị “Tăng cường phối hợp giữa bệnh viện Nhà nước và Tư nhân thực hiện đề án giảm quá tải bệnh viện khu vực phía Bắc” tại Hà Nội.
Công quá tải, tư ngắc ngoải
Ông Nguyễn Văn Đệ Chủ tịch Hội hành nghề y tư nhân Thanh Hóa, Chủ Tịch HĐQT – Tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên BV đa khoa Hợp Lực (Thanh Hóa) cho biết Thanh Hóa có 7 BV tư nhưng tới nay chỉ có BV Hợp Lực là còn hoạt động tốt, còn lại đều trong tình trạng khó khăn, có BV sắp vỡ nợ nhưng chưa dám công bố.
BV đa khoa tư nhân Hợp Lực (Thanh Hóa)Trong tổng số 170 BV tư nhân trên cả nước, ông Đệ nói theo thông tin mà ông biết thì cũng có tới 50% đã “chết” hoặc đang “ngắc ngoải”.
Những con số (năm 2013) mà Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đưa ra về sự phát triển cũng như đóng góp của hệ thống y tế tư nhân trong chăm sóc sức khỏe cho thấy bức tranh tổng quát hơn về vấn đề này:
Bệnh viện công
Bệnh viện tư
Tỷ lệ %
Số lượng bệnh viện
Video đang HOT
1.200
170
11%
Số lượng giường bệnh
202.000
8.627
4,2%
Công suất sử dụng giường bệnh (trung bình)
90-110%
40-60%
Đầu tư lớn nhưng hoạt động cầm chừng nên các BV tư nhân đều mong mỏi có thêm bệnh nhân. Ông Đệ nói, BV Hợp Lực của ông có khả năng thu dung thêm 700 bệnh nhân điều trị và hiện đang hoạt động dưới tải.
Còn Giám đốc BV Tràng An (Hà Nội) Vũ Thế Hùng cũng bày tỏ mong muốn BV công quá tải nên “san sẻ” bớt bệnh nhân sang BV tư để giảm tải, thậm chí ông còn mạnh dạn đề xuất cho phép BV tư được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trong BV công (như BV Bạch Mai) rồi cùng nhau phối hợp vận hành, giảm tải cho BV công.
Công không tin tư
Được mời phát biểu, PGS.TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc BV Bạch Mai thẳng thắn nói “không” với kiến nghị của GĐ BV Tràng An vì sự ra đời của BV Việt Pháp hiện nay đã là một “bài học xương máu” đối với BV Bạch Mai. Vì lịch sử hình thành của BV Việt Pháp cũng gắn với một ý tưởng tương tự như ông Hùng đề xuất.
Gần 11 giờ trưa nhưng vẫn rất đông bệnh nhân ngồi chờ khám ở khoa Khám bệnh – BV Bạch Mai (Ảnh chụp ngày 13/3. Ảnh: Cẩm Quyên)
Hợp tác và “lợi ích nhóm” Tại Hội nghị, có ĐB thẳng thắn cho biết sẽ không có chuyện ở địa phương mà BV công chuyển bệnh nhân sang BV tư vì liên quan đến vấn đề nguồn thu cho ngân sách địa phương, nên chỉ có thể chuyển trong cùng hệ thống BV công (chuyển lên/chuyển xuống) chứ BV tư không thể “chen vào”. Ông Đệ đánh giá nhiều BV công “muốn quá tải” để xin đầu tư mở rộng, nâng cấp, mua sắm trang thiết bị, vv … vì tất cả những quy trình đó đều có thể sinh ra “lợi nhuận”.
Còn với việc chuyển bệnh nhân từ BV công sang BV tư, ông Quốc Anh thẳng thắn, BV Bạch Mai có thể chuyển bệnh nhân của mình sang BV công lập khác trên địa bàn, thậm chí chuyển người bệnh về BV công tuyến dưới (sau khi đã qua giai đoạn nguy hiểm) nhưng không bao giờ chuyển bệnh nhân sang BV tư (trừ BV Vinmec vì đây là nơi được đầu tư bài bản và BV Bạch Mai cũng đã có thỏa thuận hợp tác với BV này.
“Người bệnh vào bệnh viện thì sinh mạng, sức khỏe là quan trọng nhất, điều kiện ăn ở tuy quan trọng nhưng chỉ là phụ. Vì thế, trong chuyện này tôi cho rằng không thể dùng mệnh lệnh hành chính để giải quyết hay ép bệnh nhân sang BV tư.
Có nơi không có bệnh nhân nhưng có nơi đông quá mà bệnh nhân vẫn sống chết phải lao vào vì đó là vấn đề chất lượng. BV tư hãy tự nâng cao chất lượng thì ắt hẳn sẽ “hữu xạ tự nhiên hương”" – ông Quốc Anh bày tỏ.
PGS.TS Trần Văn Thuấn, PGĐ BV K cũng cho biết, BV K sẵn sàng hợp tác với BV tư nhân trong đào tạo, chuyển giao kỹ thuật nhưng đặt ra câu hỏi: Liệu BV tư (đặc biệt là con người) có đủ khả năng tiếp nhận hay không?
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề xuất một số giải pháp cho sự phối hợp này, gồm: Đối với BV Nhà nước: Cử cán bộ hợp tác chuyên môn theo thỏa thuận; Phối hợp liên doanh liên kết trong đào tạo; BV quá tải xem xét phối hợp chuyển bệnh nhân sang điều trị tại các BV tư có đủ điều kiện cơ sở vật chất và chuyên môn; Phối hợp với BV tư khai thác sử dụng thiết bị kỹ thuật cao; Công nhận kết quả xét nghiệm của BV tư; Đối với BV tư: Tăng cường nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng; Đầu tư cơ sở vật chất; Giá cả hợp lý; Tham gia mạng lưới BV vệ tinh của các BV công; Phối hợp với BV công; .. Sự phối hợp này còn có sự tham gia điều phối, giám sát của Bộ Y tế, lãnh đạo các địa phương dưới các hình thức như xây dựng, ban hành văn bản, tạo cơ chế thuận lợi cho các đơn vị.
Cẩm Quyên
Theo_VietNamNet
Đi khám bệnh không cần mang tiền mặt
Thực hiện "Đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015", Bệnh viện Bạch Mai đã triển khai giải pháp thanh toán viện phí thông qua thẻ ATM của ngân hàng VietinBank. Như vậy, người bệnh đi khám không cần mang tiền mặt, tránh được nguy cơ mất cắp, rút ngắn thời gian đóng viện phí, giảm tiêu cực.
Ông Nguyễn Ngọc Hiền - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bên cạnh thanh toán viện phí bằng tiền mặt thì người bệnh có thể sử dụng linh hoạt các hình thức thanh toán viện phí đa dạng như thông qua thẻ ATM, internet Banking, máy Kios Banking của VietinBank mà không cần xếp hàng hay mang theo tiền mặt.
Trong tương lai, chiếc thẻ ATM này không chỉ được dùng để thanh toán viện phí mà còn tích hợp thông tin bệnh án điện tử của bệnh nhân để tiện theo dõi, giảm bớt các loại giấy tờ. Mỗi bệnh nhân sẽ có một mã code riêng và sử dụng mã này vĩnh viễn trong quá trình khám, chữa bệnh tại bệnh viện này.
Điểm thanh toán viện phí bằng thẻ ATM tại BV Bạch Mai (Ảnh: C.Q)
Để có thể sử dụng dịch vụ thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, người bệnh sẽ được ngân hàng VietinBank mở tài khoản miễn phí và đăng ký thẻ khám bệnh - thanh toán viện phí. Để thanh toán phí khám bệnh, bệnh nhân thanh toán trực tiếp qua thẻ ATM do VietinBank phát hành với mệnh giá tối thiểu 1 triệu đồng.
Ông Phạm Văn Khoa - Giám đốc Trung tâm Thẻ của ngân hàng VietinBank lưu ý 1 triệu đồng này không phải phí phát hành thẻ hay phí mở tài khoản mà hoàn toàn là tiền của người bệnh. Số tiền này sẽ được trừ dần trong quá trình khám chữa bệnh để tránh tình trạng bệnh nhân phải đi nộp tiền nhiều lần như hiện nay.
Nếu khám xong và còn dư tiền, bệnh nhân có thể để dành trong thẻ để thanh toán cho lần sau hoặc dành cho người nhà đi khám, nếu muốn rút toàn bộ số tiền thừa thì có thể rút tại tất cả các cây ATM của VietinBank trên toàn quốc hoặc rút tiền thừa ngay tại P409 của khoa Khám bệnh (BV Bạch Mai). Tiền thừa có thể được rút hết, không yêu cầu để lại số dư.
Trong trường hợp chi phí khám chữa bệnh vượt quá số tiền có trong tài khoản và người bệnh không mang đủ tiền có thể điện thoại thông báo người nhà ra ngân hàng nạp tiền vào tài khoản để tiếp tục làm các thủ tục xét nghiệm.
Đăng ký khám bệnh qua website, điện thoại, tin nhắn Ông Viên Văn Đoan, Trưởng khoa Khám bệnh (BV Bạch Mai) cho biết, bệnh viện này đang xây dựng một trang web chuyên nghiệp mà thông qua đó, người bệnh có thể chủ động đăng ký, đặt lịch, chọn bác sỹ khám theo yêu cầu. Dự kiến trong vài tháng tới, website này được hoàn thiện và sẽ bắt đầu triển khai các hình thức đăng ký này để tạo thuận lợi cho người bệnh.
Sau 6 tháng ứng dụng đã có hơn 110.000 bệnh nhân BV Bạch Mai lựa chọn sử dụng dịch vụ thanh toán viện phí qua thẻ của VietinBank, hơn 30.000 bệnh nhân được cấp thẻ khám bệnh - thanh toán viện phí.
Việc thu ngắn thời gian thanh toán viện phí cụ thể là bao nhiêu hiện chưa có con số lượng hóa chính xác, tuy nhiên ông Hiền cho biết người bệnh không phải xếp hàng chờ đợi thanh toán viện phí bằng tiền mặt như trước đây.
Dịch vụ này được coi là giải pháp công nghệ hiện đại nhằm đơn giản hóa thủ tục chi trả viện phí, tránh nộp viện phí nhiều lần. Tuy nhiên, ông Hiền cũng cho biết có thực tế là không phải người bệnh nào cũng biết cách sử dụng thẻ ATM và hiểu đúng tính chất của giao dịch này, đặc biệt là người bệnh ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Vì thế, hàng ngày nhân viên của VietinBank đều túc trực trong quầy giao dịch đặt ngay trong bệnh viện để hướng dẫn cụ thể cho người bệnh. "Có người không hài lòng song số đó không nhiều. Chúng tôi xác định việc gì mới làm cũng sẽ khó khăn, song giải pháp này cần được thực hiện để mang lại thuận lợi cho cả người bệnh lẫn bệnh viện", ông Hiền nói.
Ngoài bệnh viện Bạch Mai, hình thức thanh toán này cũng được triển khai tại các bệnh viện khác như Chợ Rẫy, Nhiệt đới Trung ương, BV ĐH Y Hà Nội, BV Bãi Cháy và nhiều bệnh viện khác với tỷ lệ bệnh nhân sử dụng dao động từ 10-15%.
Cẩm Quyên
Theo_VietNamNet
5 người cùng cấp cứu vì ăn nấm 5 người tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cùng bị ngộ độc nặng vì ăn nấm trắng do nghĩ là nấm này không độc. Tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn, Phó giám đốc Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) cho biết ,trường hợp nặng nhất là bệnh nhân Vũ Thị Hồi, 60 tuổi (trú tại Võ Nhai, Thái Nguyên) nhập viện trong...