Vì sao bóng đá Hàn Quốc gây ra tai tiếng ở World Cup 2002?
Việc lần đầu tiên được tổ chức World Cup trên quê nhà khiến tuyển Hàn Quốc khát khao gây tiếng vang ở ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
Zing lược dịch và gửi đến quý vị và các bạn một chương trong cuốn sách: “Châu Á và tương lai của bóng đá”, do tác giả Ben Weinberg viết.
Cuốn sách đưa người đọc khám phá quá trình hình thành, phát triển cũng như tầm ảnh hưởng của môn thể thao vua tại châu lục đông dân nhất thế giới.
Chương dưới đây lý giải tại sao người Hàn Quốc quyết tâm đăng cai World Cup 2002, cũng như động cơ khiến xứ sở Kim chi sẵn sàng gây ra tai tiếng để lập nên kỳ tích.
Tuyển Hàn Quốc đã tạo nên kỳ tích trong World Cup được tổ chức tại quê nhà. Ảnh: Getty.
Bối cảnh lịch sử
World Cup 2002 được người ta nhớ đến với màn toả sáng của Ronaldinho, Rivaldo hay Ronaldo. Tuy nhiên, màn trình diễn kỳ tích của nước chủ nhà Hàn Quốc, xen lẫn những quyết định khó hiểu của các trọng tài đã biến giải đấu trở thành kỳ World Cup gây tranh cãi bậc nhất lịch sử.
Năm 1996, Nhật Bản và Hàn Quốc lên kế hoạch tổ chức kỳ World Cup có hai nước đồng chủ nhà lần đầu tiên trong lịch sử. Nội chuyện Nhật Bản chưa bao giờ dự World Cup, hay những vấn đề về di chuyển đến các địa điểm thi đấu tại hai nước châu Á đã gây xầm xì.
Sự khác biệt về mặt múi giờ với các nước châu Âu cũng là lý do khác khiến nỗ lực của hai nước châu Á nói trên gặp nhiều hoài nghi. Cuối cùng, FIFA đã chấp nhận chịu nhiều chỉ trích để đưa bóng đá đến với châu lục đông dân nhất thế giới.
Cách tiếp cận quyền đăng cai giải đấu của hai nước đồng chủ nhà có sự khác biệt lớn. Nhật Bản vận dụng nguồn lực xã hội để tổ chức sự kiện thể thao quan trọng. Trong khi đó, Hàn Quốc gần như đưa toàn bộ hệ thống vào cuộc.
Kể từ khi nền kinh tế có bước nhảy vọt, chính quyền Hàn Quốc đã coi bóng đá như công cụ để cải thiện bộ mặt quốc gia. Họ đăng cai Olympic Seoul 1988, sử dụng những chiêu trò để giúp các VĐV chủ nhà đạt thành tích cao.
Video đang HOT
Hơn một thập niên sau, các chiêu trò được sử dụng lại ở World Cup 2002, giúp Hàn Quốc đi vào lịch sử bóng đá thế giới. Ngày đó, LĐBĐ Hàn Quốc (KFA) không khác gì người đại diện và thực thi các chương trình cho chính phủ. Đổi lại, KFA nhận được nguồn tài chính và sự hỗ trợ khổng lồ của đất nước. Vài đời chủ tịch của KFA thậm chí có thời điểm đã tranh cử chức tổng thống.
Những năm đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế Hàn Quốc đã vươn mình trở thành “Con rồng châu Á”, và đích ngắm tiếp theo của chính phủ nước này là thể thao, mà cụ thể là bóng đá, môn thể thao vua được hâm mộ nhất thế giới.
Trước World Cup 2002, các quốc gia ở châu Á luôn bị coi là kẻ ngoài rìa trong ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Thậm chí, nhiều cầu thủ châu Á thường bị giới HLV phương Tây chỉ trích và coi thường năng lực thi đấu ở lục địa già.
Quan điểm này đã bị thay đổi trong nhiều năm trở lại đây, với sự đổ bộ của các ngôi sao Nhật Bản và Hàn Quốc tại Bundesliga hay nhiều giải đấu khác ở châu Âu.
Tuy nhiên, ở thời điểm năm 2002, bóng đá Hàn Quốc chưa phát triển đến thế và họ nung nấu ý định tạo tiếng vang nhanh chóng. Họ muốn mình trở thành lá cờ đầu của bóng đá châu Á.
Trọng tài Moreno bị đồn đã ăn hối lộ để thiên vị Hàn Quốc trong trận gặp Italy. Ảnh: Getty.
Giá của tai tiếng
Chiến lược đăng cai và tổ chức bóng đá của Hàn Quốc rất khác so với người láng giềng Nhật Bản. Các chính trị gia xứ Kim chi nhúng tay vào mọi khâu trong quá trình tổ chức giải đấu, trái ngược với người Nhật.
Hàn Quốc thời điểm đó liên tục có các cuộc gặp với những thành viên cao cấp nhất của FIFA. Với người Hàn, đó gần như là dự án của quốc gia.
Nhiều chuyên gia Hàn Quốc khi đó dự đoán những tác động tích cực của World Cup 2002 đến nền kinh tế đất nước. Hơn 350.000 việc làm và các dự án giá trị lên tới 8,8 tỷ USD được tạo ra nhờ giải đấu.
Mọi chuyện ngày càng khởi sắc khi ĐTQG Hàn Quốc chơi tốt trong giai đoạn đầu tiên. Viện kinh tế Hàn Quốc ước tính GDP nước nhà tăng khoảng 5,3%, chỉ sau chiến thắng của đội nhà trong trận khai mạc trước Ba Lan.
Vài tuần sau, Hàn Quốc tiếp tục đưa cả đất nước lên thiên đường sau các trận đấu tai tiếng ở vòng knock-out, gặp Italy và Tây Ban Nha.
Hàn Quốc vượt qua Italy với tỷ số 2-1 bằng bàn thắng vàng của Ahn Jung Hwan ở phút thứ 118. Trọng tài người Ecuador, Byron Moreno liên tục đưa ra những tình huống thổi thiên vị đội chủ nhà.
Moreno kết thúc sự nghiệp trọng tài trong cay đắng vì những quyết định đáng ngờ khác sau World Cup 2002. Tháng 9/2010, Moreno bị bắt ở sân bay JFK (Mỹ) vì tội tàng trữ 6 kg heroin trong người, bị kết án 2,5 năm tù.
Đến tứ kết, Hàn Quốc vượt qua Tây Ban Nha trên chấm luân lưu để trở thành quốc gia châu Á đầu tiên vào đến bán kết một kỳ World Cup. Những quyết định đáng ngờ của trọng tài người Ai Cập Gamal Al-Ghandour và trợ lý người Trinidad và Tobago, Michael Ragoonath bị đem ra mổ xẻ sau đó.
Tháng 9/2015, sau những phân tích chán chê về trọng tài Moreno ở trận gặp Italy, Corriere dello Sport đưa ra cáo buộc mới về tổ trọng tài điều khiển trận tứ kết giữa Hàn Quốc và Tây Ban Nha.
Tờ báo Italy tiết lộ Ragoonath là “đệ tử” được Jack Warner, vị phó chủ tịch tai tiếng nhất lịch sử FIFA cài cắm. Warner sau này trở thành trung tâm của mọi bê bối trong hàng ngũ FIFA.
Năm 2016, FBI đưa ra 47 cáo trạng khác nhau dành cho Warner, liên quan đến 150 triệu USD “tiền bẩn” trong các vụ án gây chấn động làng bóng đá thế giới. Cựu luật sư người Trinidad và Tobago bị dẫn độ sang Mỹ và tuyên bố sẵn sàng sẽ khai hết, vì đấy là cách tốt nhất để không bị thủ tiêu.
Warner (trái) từng trợ giúp rất nhiều cho cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter. Ảnh: Getty.
Tác động tích cực khổng lồ mà World Cup 2002 đem lại đã khiến nhiều người dân Hàn Quốc không quan tâm đến những lời đàm tiếu.
Năm 2017, trong cuộc khảo sát với câu hỏi: “Người Hàn Quốc nghĩ gì về World Cup 2002″, phần đông người dân xứ Kim chi không hề để tâm đến những tai tiếng mà phần còn lại của thế giới gán ghép cho họ.
“Thành công của ĐTQG đã đoàn kết đất nước và khiến chúng tôi tự hào”, Brian Lee, một du học sinh tại Anh nói. “Luôn có những tranh cãi, nhưng vấn đề là chúng tôi đã hưởng lợi nhiều từ thành công đó”.
Rất nhiều người Hàn miêu tả năm 2002 là năm đáng nhớ nhất trong cuộc đời họ. Thành công của tuyển bóng đá nam đã thắp sáng cả một quốc gia. Nhiều thế hệ cậu bé Hàn Quốc lớn lên với những ký ức tươi đẹp về giải đấu, và nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá.
Người ta không thể thay đổi lịch sử, nhưng có thể tác động đến tương lai. Và người Hàn Quốc tin cái giá mà họ phải trả cho thành công ở World Cup 2002 là hoàn toàn xứng đáng.
HLV Shin Tae-yong: 'Tôi coi ông Park như một người thầy'
Tân thuyền trưởng tuyển Indonesia khẳng định ông rất tôn trọng HLV Park Hang-seo nhưng sẽ chơi một trận đấu hết mình trước Việt Nam để thể hiện tham vọng của "Garuda".
Sau hơn một năm nghỉ ngơi kể từ khi chia tay tuyển Hàn Quốc ở World Cup 2018, HLV Shin Tae-yong đã quyết định trở lại công việc cầm quân. Ông là người được chọn để thay thế HLV Simon McMenemy ở ghế nóng tuyển Indonesia. HLV Shin được truyền thông khu vực so sánh với ông Park Hang-seo, người vừa trải qua hai năm thành công cùng bóng đá Việt Nam.
"Ở Việt Nam, HLV Park Hang-seo được các cầu thủ gọi là 'bố'. Vì vậy, tôi cũng muốn các học trò gọi mình là 'anh'. Tôi muốn cho họ thấy tôi cũng có thể hiểu bóng đá của người Indonesia. Tôi coi HLV Park như một người thầy. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn cạnh tranh bằng hết khả năng của mình với niềm tin từ người hâm mộ", Naver dẫn lời HLV Shin.
HLV Shin Tae-yong được kỳ vọng sẽ nâng tầm bóng đá Indonesia. Ảnh: PSSI.
Chiến lược gia người Hàn Quốc nói thêm: "Dân số của Indonesia là 270 triệu người. Tại buổi họp báo, nửa số phóng viên đã chào tôi bằng tiếng Hàn Quốc. Tôi muốn làm việc chăm chỉ để đạt kết quả tốt. Indonesia không thể cải thiện và trở nên mạnh mẽ sau vài tháng. Song, tôi vẫn muốn chơi một trận đấu tuyệt vời trước Việt Nam để thể hiện tham vọng của bóng đá Indonesia".
Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) đã ký hợp đồng 4 năm với HLV Shin. Ông sẽ phụ trách tuyển quốc gia, đội U23 và U20 của nước này. Tại buổi họp báo ra mắt, cựu HLV trưởng tuyển Hàn Quốc gây ấn tượng với truyền thông khi mở lời chào và giới thiệu bản thân bằng tiếng bản địa.
Ông cho biết: "Bóng đá Indonesia vẫn chưa có nhiều thành tích tốt nhưng tôi muốn phát triển dần dần. Tôi có một thông dịch viên nhưng sẽ cố gắng học tiếng Indonesia chăm chỉ. Tôi dự định sẽ học vài buổi mỗi tuần với một giáo viên do PSSI bố trí".
"Tôi nhận được nhiều lời khuyên từ nhân viên Đại sứ quán Hàn Quốc ở địa phương. Tại Indonesia, người ta nói rằng nếu bạn chỉ ra sai sót của một cầu thủ ở nơi đông người, họ sẽ cảm thấy không hài lòng. Tôi sẽ tiếp cận học trò một cách cẩn thận hơn, có thể là kèm riêng từng người. Chúng tôi sẽ tôn trọng văn hóa của Indonesia một cách tốt nhất có thể và đảm bảo các cầu thủ luôn khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý", HLV Shin trả lời khi được hỏi về tháng ăn chay Ramadan của người theo đạo Hồi.
Trước khi đồng ý dẫn dắt "Garuda", HLV người Hàn Quốc cũng nhận được lời đề nghị từ Trung Quốc với mức đãi ngộ hậu hĩnh nhưng đã từ chốt. Tại Indonesia, ông Shin sẽ làm việc với HLV thể lực Lee Jae-hong, người cũng góp mặt ở World Cup 2018, bên cạnh 2 trợ lý bản địa.
Theo Zing
Tin sáng (4/5): Kiatisak khen Việt Nam mạnh hơn Thái Lan để tránh "vạ miệng"? Kiatisak khen Việt Nam mạnh hơn Thái Lan là thật hay muốn tránh "vạ miệng"?; Newcastle muốn chiêu mộ "bom xịt" của Real Madrid; M.U quan tâm đến Adrien Rabiot; Barca bất ngờ nhảy vào cuộc đua giành chữ ký của Jadon Sancho; HLV Rangnick được ủng hộ tới AC Milan. Kiatisak khen Việt Nam mạnh hơn Thái Lan là thật hay muốn...