Vì sao Bộ NNPTNT bác đề nghị chuyển đổi 1.800ha rừng của Thái Nguyên?
Bộ Nông nghiệp & PTNT đã có văn bản số 8722 BNN-TCLN trả lời về việc điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Thái Nguyên.
Tại văn bản này, Thứ trưởng Hà Công Tuấn kiên quyết đề nghị tỉnh Thái Nguyên không chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên. Được biết, ngày 23/10/2018, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Tờ trình điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng trong đó dự kiến sẽ chuyển 1.800 ha rừng đặc dụng sang rừng sản xuất…
Liên tục xin điều chỉnh quy hoạch rừng?
Mới vài tháng trước đây, sau khi xét đề nghị của UBND tỉnh Thái Nguyên, đích thân Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kí Nghị quyết 51 ngày 10/5/2017, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 của tỉnh Thái Nguyên. Theo Nghị quyết, thì tổng diện tích đất rừng đặc dụng của tỉnh Thái Nguyên là 43.360 ha.
Rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc có đủ tiêu chí để trở thành rừng đặc dụng?
Tuy nhiên, đến tháng 10/2018 số liệu trong Báo cáo kết quả điều chỉnh 3 loại rừng của tỉnh Thái Nguyên thì diện tích rừng đặc dụng chỉ có 40.261 ha. Tức là có sự sai khác tới 3.098 ha.
Ngày 23/10/2018 tỉnh Thái Nguyên có Tờ trình số 128 gửi Bộ NN&PTNT đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch rừng đặc dụng 1.851 ha. Trong đó chuyển 30,95 ha rừng tự nhiên sang quy hoạch rừng phòng hộ, chuyển 1.703 ha rừng tự nhiên sang rừng sản xuất và chuyển hẳn 117 ha rừng tự nhiên ra ngoài quy hoạch rừng.
Một mặt xin chuyển đổi rừng đặc dụng sang rừng sản xuất, mặt khác tỉnh Thái Nguyên lại đề xuất đưa 1.725 ha rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc vào quy hoạch rừng đặc dụng với lý do để bảo vệ cảnh quan Hồ Núi Cốc.
Video đang HOT
Thực hiện nghiêm chương trình hành động của Chính phủ
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, tháng 8/2017, tại Nghị quyết 17 Chính Phủ đã ban hành Chương trình hành động về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ rừng. Trong đó có nội dung yêu cầu UBND các tỉnh, TP thực hiện việc không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc các dự án phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội cần thiết do Thủ tướng Chính phủ quyết định) giao Bộ NN&PTNT ban hành cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Quy định về việc dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên.
Văn bản trả lời của Bộ NN&PTNT.
Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ NN&PTNT kiểm tra, giám sát, chặt chẽ việc giao đất, cho thuê đất gắn liền với giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng. Và giao UBND các tỉnh phải thu hồi toàn bộ đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái pháp luật để trồng lại rừng; chấm dứt tình trạng mua, bán và “hợp thức hóa” quyền sử dụng đất do phá rừng trái pháp luật.
Vì vậy, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng diện tích quy hoạch rừng đặc dụng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020). Bộ NN&PTNT đề nghị tỉnh Thái Nguyên không chuyển ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng đối với diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ xung yếu, rất xung yếu.
Trong trường hợp chuyển sang mục đích khác thì phải thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 8/8/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Việc đưa loại rừng khác vào quy hoạch rừng đặc dụng cũng phải căn cứ tiêu chí rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 117/2010/ NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
Theo Kiên Cường (Nông nghiêp Viêt Nam)
Khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân
Trên thực tế, nhiều chính sách, quyết định sáng suốt, đúng đắn của cấp ủy, chính quyền được ban hành vì sự phát triển chung, nhưng không phải người dân nào cũng nắm rõ nội dung và sự cần thiết của việc triển khai. Mặt khác, tập thể lãnh đạo không bắt nhịp được với đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, không phát huy được trí tuệ, tâm huyết của quần chúng đã tạo nên những "nút thắt" trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Do đó nhiều quyết sách đúng, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhưng khó khả thi, chậm đi vào cuộc sống.
Công nhân, người lao động trên địa bàn Thái Nguyên đối thoại với lãnh đạo tỉnh.
Gỡ "nút thắt" trong lãnh đạo, chỉ đạo
Quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết T.Ư4, khóa XII và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đặt mục tiêu cải thiện và nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa công dân với cấp ủy, cơ quan, chính quyền các cấp. Thông qua công tác dân vận của Đảng và chính quyền, tỉnh tăng cường tương tác, tạo sự đồng thuận giữa cấp ủy, chính quyền với người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Thường xuyên bám sát cơ sở, giải quyết vấn đề từ cơ sở là yêu cầu của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với đội ngũ cán bộ các cấp. Theo đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, tỉnh chú trọng nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan, chính quyền các cấp, bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ. Cổng thông tin điện tử tỉnh được nâng cấp, theo mô hình liên thông ba cấp. Hệ thống hướng tới mục tiêu minh bạch, công khai thông tin, phát huy việc giám sát của người dân với hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như thực thi chức năng, nhiệm vụ của cá nhân, tổ chức. Cách làm này, trước hết góp phần nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN, TC); nhiều bức xúc tồn đọng trong nhân dân được giải tỏa. Số vụ việc KN, TC vượt cấp đã giảm. Thừa Thiên - Huế đang đứng đầu cả nước về phát triển Chính phủ điện tử cấp tỉnh.
Tại tỉnh Quảng Nam, chủ trương nhất thể hóa, bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn tại một số địa phương tiến hành chậm, hiệu quả thấp. Trong bối cảnh đó, huyện Đại Lộc có hơn 90% số thôn, tổ dân phố hoàn thành mục tiêu theo chủ trương nêu trên. Phó Bí thư Huyện ủy Đại Lộc Trần Văn Mai chia sẻ, vấn đề này được huyện tiến hành chặt chẽ, đồng bộ từ khâu điều tra xã hội học trong nhân dân và thành phần liên quan. Huyện mở rộng thông tin, tương tác giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân, để tạo sự đồng thuận cao trong hiện thực hóa một chủ trương.
Huyện Phú Bình (Thái Nguyên) từng tồn tại nhiều vấn đề bức xúc trong nhân dân, tạo "điểm nghẽn" trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, như quản lý đất đai, tài nguyên. Nhiều dự án "treo", hạ tầng giao thông xuống cấp, nông sản khó tiêu thụ... là những vấn đề được người dân phản ánh, đề nghị tới các cấp lãnh đạo. Để gỡ "nút thắt" này, mới đây, tại các cuộc đối thoại trực tiếp với người dân, đại diện lãnh đạo tỉnh đã phải xin lỗi vì một số hạn chế có nguyên nhân chủ quan trong lãnh đạo, điều hành của các cấp, ngành. Qua đó, xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân trong hạn chế, yếu kém, khi giải quyết những yêu cầu chính đáng của người dân. Lãnh đạo tỉnh dự họp đã chỉ đạo đơn vị liên quan công khai thời gian và kết quả khắc phục từng vấn đề mà người dân nêu.
Ba năm qua, TP Thái Nguyên triển khai xây dựng 65 dự án với tổng diện tích đất thu hồi gần 61 ha, liên quan hơn 780 hộ dân và 22 đơn vị, tổ chức với tổng số tiền bồi thường gần 591 tỷ đồng. Bí thư Thành ủy TP Thái Nguyên Đoàn Thị Hảo cho biết, để các dự án triển khai đúng tiến độ, Thành ủy chỉ đạo các phường, xã công bố, công khai các đề án, quy hoạch xây dựng, chính sách đền bù. Mặt khác, thành phố coi trọng phát huy dân chủ, huy động sự tham gia, đóng góp, giám sát của đoàn thể xã hội, nhân dân trong từng khâu của quá trình thực hiện; tăng cường tương tác giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân, các đồng chí cấp ủy viên mở rộng đối thoại tại cơ sở để đi đến đồng thuận cao trong từng bước tiến hành. Nền tảng này tạo đà triển khai các dự án lớn, cấp bách của thành phố như hệ thống chống lũ lụt kết hợp hoàn thiện đô thị hai bờ sông Cầu, đường trục Bắc Sơn kéo dài nối liền Khu du lịch quốc gia hồ Núi Cốc...
Theo Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc, toàn tỉnh đã tổ chức hơn 250 cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Toàn bộ chín huyện, thành phố, thị xã và gần 70% số đơn vị cấp xã, phường đã tổ chức đối thoại. Thông qua các cuộc đối thoại trực tiếp, các vấn đề mà người dân bức xúc, băn khoăn, phản ánh đã được tiếp thu, giải đáp và chỉ đạo xử lý kịp thời. Quá trình này đã góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nảy sinh ngay tại cơ sở, không để xảy ra điểm nóng trên địa bàn.
Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm vận động nhân dân trên tinh thần trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân. Đó là quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước, là yêu cầu đối với đội ngũ "công bộc" của dân. Bài học từ nhiều ngành, nhiều địa phương cho thấy việc đối thoại, tương tác, thực hiện tốt công tác tiếp công dân là yếu tố quan trọng góp phần tạo sự đồng thuận xã hội; củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; là kinh nghiệm quý trong kéo giảm các vụ KN, TC, hóa giải các điểm "nóng" ngay từ cơ sở.
Giải quyết từ cơ sở
Sai phạm mới đây của không ít cán bộ đã cho thấy nhiều địa phương thực hiện kỷ cương, kỷ luật của Đảng chưa nghiêm, còn biểu hiện "nhẹ trên, nặng dưới". Biểu hiện suy thoái về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý quan liêu, xa rời quần chúng, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Một số cấp ủy, chính quyền "lún sâu" vào tư duy nhiệm kỳ, coi trọng giải quyết những vấn đề ngắn hạn, trước mắt mà thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân; chưa chủ động và thiếu giải pháp phù hợp để định hướng thông tin trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Tình hình nêu trên đang là lực cản quá trình triển khai đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị.
Tại TP Hồ Chí Minh, tình trạng KN, TC vẫn kéo dài, chưa được giải quyết dứt điểm, trong đó hầu hết liên quan đến chính sách thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, như: Dự án Khu công nghệ cao, Dự án Khu đô thị Thủ Thiêm, Dự án Chỉnh trang phát triển đô thị tại phường Long Bình (quận 9)... Gần đây, cùng với việc phân công rõ trách nhiệm cơ quan tham gia giải quyết, không để phát sinh tình huống phức tạp, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh yêu cầu khi có phát sinh KN, TC đông người, phức tạp, người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức phải trực tiếp chỉ đạo làm rõ nguyên nhân và tổ chức đối thoại công khai với người khiếu kiện; xử lý nghiêm các vi phạm của tổ chức, cá nhân trong công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC hoặc lợi dụng KN, TC.
Tại tỉnh Quảng Trị, từ mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chọn chủ đề năm 2018 là "Năm Doanh nghiệp". "Quá trình này, lãnh đạo tỉnh coi trọng tăng cường tương tác, phản biện xã hội giữa cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân trong xây dựng, ban hành và thụ hưởng chính sách; tạo hành lang giúp doanh nghiệp chủ động, đón đầu các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh nhằm xây dựng chiến lược đầu tư, sản xuất kinh doanh phù hợp và có hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn", đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị cho biết.
Nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay đặt ra yêu cầu phải kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Thực tiễn cũng đang đặt ra yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; tăng cường công tác dân vận của Đảng và của chính quyền. Cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu các cấp cần xây dựng kế hoạch, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát, khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân. Người đứng đầu phải gương mẫu rèn luyện phong cách làm việc khoa học, cụ thể, sâu sát cơ sở, năng lực phản biện của bản thân cùng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Mới đây, Ban Chấp hành T.Ư đã ban hành Quy định số 124-QĐ/TW ngày 2-2-2018 "Về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên". Quy định nêu rõ nội dung giám sát về các biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống được xác định trong Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt; đề ra các giải pháp nhằm phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên đương chức, sinh hoạt tại cơ sở. Mục tiêu là các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, tiêu cực sẽ được người dân phát hiện, kiểm điểm, phê bình, góp phần nâng cao phẩm chất, đạo đức, tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở.
"Quá trình nêu trên cần song hành với thúc đẩy triển khai chính phủ điện tử, bảo đảm đa dạng hóa, mở rộng các kênh thông tin, gắn liền với tổ chức học tập, quán triệt và triển khai một cách linh hoạt, sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn", Tiến sĩ Trần Văn Ngợi, Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ chia sẻ.
Đồng thời, cần thực hiện tốt Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Viêt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng; hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước các cấp. Động lực và đòn bẩy có từ phát huy vai trò của nhân dân trong giám sát, phản biện hoạt động của bộ máy công quyền và đội ngũ cán bộ, công chức. Đây cũng là yếu tố quan trọng bảo đảm hướng tới xây dựng chính quyền phục vụ, thân thiện, hiện đại, hiệu quả.
LÊ MẬU LÂM
Theo PLO
Đám cưới 'khủng' 4 tỷ ở Thái Nguyên: Bất ngờ về cô dâu và chú rể Những ngày qua, hình ảnh về đám cưới "siêu khủng" được tổ chức tại quảng trường khu đô thị Hồ Sương Rồng (TP.Thái Nguyên, Thái Nguyên) với tổng chi phí trang trí lên tới 4 tỷ đồng đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Theo Khám phá, cô dâu và chú rể trong đám cưới "siêu khủng" chính là T.A...