Vì sao Bộ GTVT bỏ quy định phạt xe không chính chủ?
Lần thứ 6 công bố Dự thảo Nghị định 71 sửa đổi về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ – đường sắt, Bộ GTVT vẫn rút quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện. Lý do nào khiến Bộ này kiên quyết bảo lưu quan điểm?
Theo Ban soạn thảo Nghị định, dự kiến cuối tháng 7 này sẽ trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ – đường sắt. Tuy nhiên, Bộ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) – đơn vị chủ trì soạn thảo và lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định 71 sửa đổi cho biết, hiện vẫn tồn tại 2 luồng ý kiến trái chiềuvề xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện ( xe không chính chủ) và Dự thảo Nghị định đang thể hiện theo luồng ý kiến không xử phạt xe không chính chủ.
Lý giải cho việc Dự thảo lần 6 của Nghị định 71 sửa đổi thể hiện theo luồng ý kiến không quy định xử phạt hành vi xe không chính chủ, đại diện Bộ GTVT cho biết có nhiều lý do.
Cụ thể, xét trên thực tiễn công tác xử phạt cho thấy sự tuân thủ các quy định của pháp luật phụ thuộc vào nhận thức của người dân, việc thực thi pháp luật của lực lượng chức năng và các quy định của pháp luật phải cụ thể, dễ hiểu và dễ áp dụng.
Dự thảo lần thứ 6 Nghị định 71 sửa đổi vẫn không đưa vào quy định xử phạt
hành vi xe không chính chủ. Trong khi đó, Bộ Công an vẫn kiên quyết ý kiếnphải xử phạt.
“Hiện nay, quy định hiện hành về đăng ký xe chưa xác định rõ trách nhiệm chuyển quyền sở hữu thuộc trách nhiệm của ai (người cho, người tặng hay người được cho, được tặng; người bán hay người mua) nên khó xác định đối tượng bị xử phạt và là kẽ hở nảy sinh lạm dụng trong việc thi hành công vụ”. – Bộ GTVT cho hay.
Video đang HOT
Theo Bộ GTVT, qua thực tiễn triển khai thực hiện Nghị định 71/2012/NĐ-CP cho thấy, việc xác định đối tượng vi phạm hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện để xử phạt là rất khó khăn. Và trong thời gian qua, việc lực lượng chức năng của một số địa phương đã xác định vi phạm bằng cách dừng xe để kiểm tra đối với người và phương tiện tham gia giao thông trên đường là chưa phù hợp, gây bức xúc, không đồng thuận với đại đa số ý kiến của nhân dân dẫn đến không khả thi khi thực hiện.
Được biết, đồng thuận với với luồng ý kiến đề nghị không quy định xử phạt xe không chính chủ có 10 Bộ và cơ quan ngang Bộ là: Bộ GTVT, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dân tộc. 16 địa phương (Phú Yên, Bắc Kạn, Quảng Trị, An Giang, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang, Thái Bình, Quảng Bình, Ninh Bình, Yên Bái, Kon Tum, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Lai Châu) và 5 tổ chức chính trị – xã hội, nghề nghiệp là Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Luồng ý kiến khác là đề nghị tiếp tục quy định xử phạt đối với hành vi xe không chính chủ trong dự thảo Nghị định, đồng thời giảm mức phạt và có lộ trình thực hiện đối với trường hợp đã chuyển nhượng phương tiện qua nhiều người.
Lí do là vì Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thì xe cơ giới phải đăng ký, gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và khi phương tiện được mua, bán, cho, tặng, thừa kế thì phải làm thủ tục sang tên, thay đổi đăng ký xe. Như vậy, mọi hành vi vi phạm quy định này đều phải bị xử lý. Ngoài ra, các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trước đây và Nghị định 71 /2012/NĐ-CP đều có quy định xử phạt hành vi xe không chính chủ.
Đại tá Trần Sơn Hà – Cục phó Cục Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt khẳng định, việc xử phạt xe không chính chủ rất quan trọng và cần thiết đối với các trường hợp như trộm cắp, buôn bán ma túy, tai nạn giao thông chết người…
Với luồng ý kiến này, đồng thuận có 3 Bộ là Công an, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; có 21 địa phương biểu quyết cho việc xử phạt là Đà Nẵng, Bến Tre, Thái Nguyên, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hà Giang, Điện Biên, Trà Vinh, Hải Phòng, Sơn La, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Lào Cai, Hà Tĩnh, Cà Mau, Tuyên Quang, Bắc Giang và Tiền Giang.
Như vậy, nếu Ban soạn thảo Nghị định này không thống nhất được ý kiến đưa quy định xử phạt hay không xử phạt xe không chính chủ thì theo quy trình sẽ phải báo cáo Chính phủ để lấy ý kiến biểu quyết.
Theo Dantri
Gia đình liệt sỹ 12 năm chìm trong đau khổ: "Nín thở" chờ huyện Thanh Trì sửa sai
Làm việc với PV Dân trí ngày 24/7/2013, Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Trì thừa nhận có sai sót khi cấp 2 sổ đỏ trên phần đất của cụ Triệu Thị Mão. Lãnh đạo phòng này khẳng định có thể sửa sai, giải quyết dứt điểm vụ việc trong 60 ngày.
Sau loạt bài điều tra "kỳ án" mất đất oan khuất của mẹ liệt sỹ Triệu Thị Mão ở Đông Mỹ, Thanh Trì. TP. Hà Nội. Ngày 24/7/2013, PV Dân trí có buổi làm việc với Phòng Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) huyện Thanh Trì, đơn vị được lãnh đạo UBND huyện Thanh Trì giao nhiệm vụ trả lời các vấn đề liên quan trong vụ cấp 2 sổ đỏ trái pháp luật từ 18 năm trước.
Tại buổi làm việc, nhiều nỗi oan khuất của gia đình cụ Triệu Thị Mão được làm sáng tỏ. Ông Trần Văn Chung, Trưởng Phòng TN&MT thừa nhận có nhiều điểm chưa đúng trong quá trình cấp Giấy chứng nhận QSDĐ khi tách mảnh đất 1020m2 cho ông Nguyễn Văn Tạo và Nguyễn Văn Chung.
Đại diện cho gia đình cụ Triệu Thị Mão là ông Xưởng (con rể cụ Mão) đã không kìm được nước mắt khi nhắc lại sự việc của gia đình, đặc biệt khi buổi làm việc diễn ra gần ngày thương binh liệt sỹ 27/7. Tính đến nay, vụ việc của gia đình bà Mão đã kéo dài hơn 12 năm mà gia đình chưa đòi được công lý.
Theo ông Trần Văn Chung, khi vụ việc của gia đình cụ Triệu Thị Mão xảy ra năm 2002, UBND huyện Thanh Trì có nhận biết được những điểm sai sót, nhưng vì các thủ tục hành chính và nằm ngoài thẩm quyền nên không thể ra quyết định hủy bỏ Giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp.
Trong buổi làm việc ngày 24/7/2013, bản thân ông Chung cũng tỏ ra bức xúc khi đề cập đến các Quyết định "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" của ngành tòa án hơn 12 năm qua. Ông Chung cho biết: "12 năm gia đình cụ Triệu Thị Mão đã gặp rất khó khăn nhưng không phải do các cơ quan hành chính, mà là do cơ quan Tư pháp. Có đến 9 bản án, 4 lần giám đốc thẩm và 2 lần thi hành án nhưng đến bây giờ vẫn chưa xong.
Khi vụ án tưởng như đã khép lại, TAND Tối cao lại ra Quyết định kháng nghị yêu cầu xét xử lại đã đẩy người dân vào cảnh luẩn quẩn, vòng đi vòng lại. Chúng tôi thấy nó vòng vo quá, dài dòng quá và có những quan điểm trái ngược nhau cùng ở một ngành tòa án hoặc ở cùng một cấp tòa, từ huyện cho đến Trung ương - TAND Tối cao. Chúng tôi là các cơ quan thực hiện, chúng tôi thấy có cái gì đó chưa ổn lắm".
Ngày 23/9/2008 TAND TP. Hà Nội ra bản án phúc thẩm số 58/2008/DSPT về vụ việc của gia đình cụ Mão. Thực hiện bản án này, ngày 14/1/2009, Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội ký Quyết định số 632/QĐ - THA về việc thực thi bản án số 58/2008/DSPT, tiến hành cắm mốc giới trả lại cho cụ Mão 850m2đất và tài sản trên đất. Cắm mốc giới cho ông Nguyễn Văn Chung sử dụng 170m2.
Nhưng sau khi cụ Mão qua đời tháng 4/2010, ông Từ Văn Nhũ, Phó Chánh án TAND Tối cao lại ra Quyết định kháng nghị bản án phúc thẩm số 58/2008/DSPT ngày 23/9/2008 của TAND TP. Hà Nội, đề nghị TAND Tối cao xét xử giám đốc thẩm.
Trước việc tòa án xét xử quá lâu, kéo dài hơn 12 năm mà chưa có kết luận cuối cùng, gia đình cụ Triệu Thị Mão đã gửi đơn đến UBND huyện Thanh Trì đề nghị giải quyết.
Theo xác nhận từ ông Trần Văn Chung, UBND huyện Thanh Trì đã nhận được đơn khiếu nại của gia đình cụ Mão và đang giao cho Thanh tra thụ lý vụ việc.
Trước câu hỏi của PV Dân trí về thời gian dự kiến để Phòng TN&MT và huyện Thanh Trì hủy cuốn sổ đỏ cấp sai quy định cho ông Nguyễn Văn Chung là bao lâu? Ông Trần Văn Chung khẳng định có thể giải quyết dứt điểm vụ việc trong 60 ngày theo đúng trình tự. Vụ việc của gia đình cụ Mão đã rõ ràng, Phòng TN&MT sẽ tham mưu cho UBND huyện Thanh Trì đôn đốc tiến độ để có kết quả trong tháng 8.
Trong buổi làm việc này, nhiều lần ông Trần Văn Chung, Trưởng Phòng TN&MT đã đề cập đến những điểm chưa ổn của ngành tòa án khi xét xử vụ án này: "Tôi băn khoăn, khi toà án xét xử dù đúng hay sai cũng có bản án gửi về các cơ quan quản lý nhà nước và có trách nhiệm liên quan. Ví dụ như xử vụ nhà bà Mão, liên quan đến việc giấy tờ đất đai thì tòa xử xong nên có quyết định, bản án của tòa chuyển cho huyện Thanh Trì để chúng tôi xử lý, nhưng chúng tôi không có, chúng tôi phải tự thu thập. Là đơn vị phải thực hiện, nhưng chúng tôi lại không được nhận bản án".
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình mẹ liệt sỹ Triệu Thị Mão, báo Dân trí đề nghị UBND huyện Thanh trì khẩn trương giải quyết vụ việc trên theo chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội và sớm thông báo kết quả để gia đình cụ Mão thoát cảnh oan khuất, đồng thời làm dịu nỗi bức xúc của độc giả đang hàng ngày theo dõi vụ việc.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên đến bạn đọc trong thời gian tới.
Theo Dantri
"Sai phạm hàng nghìn tỷ đồng, sao chỉ xử lý hành chính?" "Tại sao sai phạm thì rõ ràng, mức độ đến hàng nghìn tỷ đồng mà chỉ dừng ở xử lý hành chính, sao không thể xử nghiêm hơn... Chính trong lực lượng thanh tra, kiểm toán cũng có tiêu cực?" - Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đặt câu hỏi. Phiên giải trình về "Việc phát hiện và xử lý hành...