Vì sao bơ booth dẻo ngon thế mà phải xuống đường Sài Gòn, giá rớt còn 20.000 đồng/kg?
Bơ booth nổi tiếng bởi dẻo ngon, có lúc giá lên tới hơn trăm nghìn đồng/kg; nhưng năm nay, tại vườn, giống bơ này rớt giá mạnh, còn từ vài nghìn đồng/kg. TP.HCM đã xuất hiện nhiều điểm “giải cứu” bơ booth với giá chỉ 20.000 đồng/kg.
Trên đường Hoàng Hoa Thám (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đang có một điểm “giải cứu” bơ booth với giá chỉ 20.000 đồng/kg.
Bơ booth là loại quả cao cấp, chủ yếu được xuất khẩu với giá thu mua ở nhiều thời điểm lên đến hơn trăm nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, do dịch bệnh, việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nên giá tại vườn chỉ còn từ vài nghìn đồng/kg; thậm chí không có thương lái mua, nông dân để rụng đầy vườn.
Bơ booth xuống đường Sài Gòn, giá “giải cứu” chỉ 20.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Minh.
Ghi nhận của Dân Việt chiều 14/9, tại điểm “giải cứu” này, bơ booth được đặt trong các giỏ lớn. Giá bán lẻ giải cứu là 20.000 đồng/kg, nếu khách mua số lượng lớn, giá sẽ giảm thêm được vài nghìn đồng.
Anh Nguyễn Đức Thành – chủ điểm “giải cứu” cho hay bơ booth được lấy tại vườn ở huyện Di Linh (Lâm Đồng). Khi về Di Linh, anh chứng kiến bơ năm nay rơi vào cảnh “được mùa mất giá” do không thể xuất khẩu được vì dịch bệnh.
Theo anh, đầu ra của bơ booth chủ yếu là xuất khẩu, năm ngoái, giá bơ bán ra tại vườn là 50.000 đồng/kg, nhiều thời điểm, giá kỷ lục lên đến 150.000 đồng nhưng năm nay chỉ còn từ 5.000-7.000 đồng/kg nhưng cũng không thấy thương lái mua.
Anh Thành cho biết chưa năm nào bơ lại mất giá như năm nay, nông dân để trái chín rụng đầy vườn. Vì vậy, anh mới quyết định đứng ra thu mua, mang về TP.HCM để bán. Anh cho rằng việc “giải cứu” này nhằm hỗ trợ nông dân Lâm Đồng, bởi chi phí vận tải về tới TP.HCM và bán lẻ cũng không có lời.
Video đang HOT
Ngoài điểm bán trên đường Hoàng Hoa Thám, anh Thành còn mở rộng các điểm “giải cứu” ra các đường khác ở quận Bình Thạnh, Thủ Đức… để mọi người chung tay ủng hộ.
Tính đến nay, qua gần 10 ngày, các điểm bán đã “giải cứu” được hơn 3 tấn bơ booth. Anh Thành cho hay cuối tuần này sẽ có thêm một xe bơ khác khoảng 2 tấn từ Lâm Đồng về TP.HCM. Anh nói sẽ giải cứu khi nào hết mùa, nông dân trồng bơ booth có lại đường xuất khẩu.
Người bán kiểm tra lại những quả bơ booth trước khi đến tay khách hàng. Ảnh: Phúc Minh.
Một điểm giải cứu bơ booth khác trên đường Vạn Kiếp, quận Bình Thạnh. Ảnh: Phúc Minh.
Bơ booth được xem là loại quả cao cấp, giá đỉnh điểm hơn trăm nghìn đồng/kg. Ảnh: Phúc Minh.
Cửa hàng quyết định bán cà phê tặng kèm 1 ly bơ. Ảnh: Phúc Minh.
Như Dân Việt đã thông tin trước đó, nhiều nhà vườn trồng bơ booth tại Đắk Lắk năm nay đang rơi vào cảnh giá bơ chỉ còn từ vài nghìn đồng/kg, nông dân phải để bơ tự rụng trong vườn.
Ông Hồ Sỹ Nguyên – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) xác nhận giá bơ booth trên địa bàn huyện đang được thu mua với giá chỉ 5.000 đồng/kg.
Theo ông, mùa bơ năm nay giá thấp do diện tích trồng bơ booth ngày càng lớn, nông dân không chủ động được đầu ra. Trong khi đó, một phần ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến việc vận chuyển khó khăn nên tiêu thụ kém hơn nhiều so với hàng năm.
Lâm Đồng: Cho bơ "chung nhà" với cà phê, cây nào cây nấy sai quả như muốn gãy cành
Ông Trần Văn Xuất (52 tuổi, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đã mạnh dạn trồng xen 600 cây bơ ghép các loại trong khu vườn rộng 3ha của mình. Cho thu hoạch hàng chục tấn bơ mỗi năm, thu về hơn 300 triệu đồng.
Tăng thêm thu nhập
Trở lại nhà ông Xuất lần thứ 2, phóng viên chúng tôi không khỏi bất ngờ về sự phát triển của khu vườn bơ xen cà phê này. Lần đầu tiên, chúng tôi đến tham quan vườn của ông Xuất theo dự án VnSat của tỉnh Lâm Đồng. Đó cũng là lần phóng viên được chiêm ngưỡng vườn cà phê sai trĩu quả của ông Xuất. Lần thứ hai, lão nông này làm cho chúng tôi ngạc nhiên, bất ngờ xen lẫn khâm phục bởi những cây bơ quả sai như muốn gãy cành.
Trong khu vườn 3ha của mình, ông Xuất trồng chủ yếu là bơ 034, bơ booth, bơ hass, bơ pinkerton (bơ pin). Tất cả bơ trong vườn đều được lão nông này ươm bằng hạt rồi trồng trong vườn khoảng 2 năm. Sau đó, ông tiến hành dùng mầm của các loại trên ghép lên thân cây cũ. Những cây bơ được trồng bằng hạt sẽ có bộ rễ khỏe, sinh trưởng mạnh, kháng sâu bệnh tốt. Sau khi kết hợp với mầm ghép sẽ cho năng suất cao, chất lượng quả cũng được đảm bảo.
Ông Xuất cho rằng, việc xen canh bơ với cà phê sẽ cho người dân một nguồn thu nhập nữa, hiệu quả hơn. Ảnh: P.V
"Hiện các xã viên đang thực hiện canh tác, chăm sóc bơ theo tiêu chuẩn VietGAP. Chúng tôi cũng đang cố gắng thực hiện các bước để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP trong năm 2020".
Ông Trần Văn Xuất - Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp Nam Ban
"Trên cùng một đơn vị diện tích là 1ha, nếu chỉ trồng cà phê thì sản lượng dao động trong khoảng 4 - 5 tấn cà phê nhân mỗi năm. Với giá hiện nay chỉ được tối đa 150 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đi cũng chẳng còn được là bao. Thế nhưng, trên diện tích này tôi xen canh thêm 200 cây bơ ghép nữa thì thu nhập sẽ tăng lên đáng kể. Mỗi gốc bơ 6 - 7 năm tuổi sẽ cho sản lượng khoảng 100kg trái. Như vậy, tôi sẽ có thêm 20 tấn bơ, trừ 50% chi phí đi thu nhập vẫn cao" - ông Xuất nhẩm tính.
Hiện nay, giá các loại bơ đã giảm 50% so với năm 2019 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thế nhưng giá này vẫn ở mức người dân có thể chấp nhận được. Hiện bơ 034 có giá từ 35.000 - 40.000 đồng/kg (70.000 đồng năm 2019), bơ booth có giá 20.000 đồng/kg (35.000 đồng/kg năm 2019), bơ pin có giá 15.000 đồng/kg (60.000 đồng/kg năm 2019), bơ hass có giá 22.000 đồng/kg (60.000 đồng/kg năm 2019).
Đến nay, trong khu vườn 3ha của gia đình mình, ông Xuất đã trồng xen canh 600 cây bơ các loại. Trong đó, 200 cây bơ 6 - 7 năm tuổi đang cho thu hoạch chính, 200 cây bơ nhỏ hơn đang cho thu bói. Trong năm 2019, gia đình ông Xuất đã thu hoạch được khoảng 5 - 6 tấn bơ các loại. Tuy nhiên, trong năm nay, dự kiến ông Xuất sẽ thu được từ 10 - 12 tấn bơ. Vừa qua, lão nông này đã thu được khoảng 4 tấn, còn khoảng 7 - 8 tấn bơ quả trên cây nữa sẽ được thu hoạch trong thời gian tới.
Hướng tới tiêu chuẩn VietGAP
Tay nâng những chùm bơ sai trĩu, ông Xuất chia sẻ với phóng viên: "Trong những năm vừa qua, gia đình tôi cũng giống như những gia đình khác ở địa phương, do giá cà phê xuống thấp, không đủ trang trải cuộc sống nên đã chuyển đổi, trồng xen cây ăn trái như sầu riêng, bơ, thanh long trong vườn. Trên cùng một đơn vị diện tích, nếu chỉ có cà phê sẽ không thu được bao nhiêu. Nhưng nếu có thêm bơ, sầu riêng sẽ có thêm một nguồn thu lớn khác. Chính vì thế, từ năm 2014, gia đình tôi cũng chuyển đổi và trồng thử nghiệm nhiều cây bơ trong vườn".
Tại thị trấn Nam Ban có nhiều người có cùng mô hình trồng cây ăn trái xen với cà phê. Vì vậy, năm 2019, ông Xuất cùng một số người đã thành lập Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Nam Ban. HTX được thành lập trên cơ sở từ một tổ hợp tác cà phê tại địa phương. Hiện, tổng diện tích cây ăn trái như bơ, sầu riêng, thanh long của HTX khoảng 85ha của 35 xã viên. Trong đó, 20ha trồng bơ của HTX được người dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ông Xuất cũng cho rằng, trong thời gian sắp tới, bơ hass sẽ có tiềm năng để phát triển trên thị trường. Giống bơ này được các nước Nhật Bản, Mỹ, Úc, các nước Eu ưa chuộng do có hàm lượng dinh dưỡng cao. Vì vậy, 80% bơ xuất khẩu của thế giới là bơ hass. Tuy nhiên, hiện các tỉnh Tây Nguyên đang phát triển loại cây ăn quả này với diện tích lớn.Vì vậy, nếu nhà nước không có định hướng, chính sách đưa các nhà máy chế biến nông sản về các tỉnh khu vực Tây Nguyên thì người dân rất dễ lại quay vào vòng xoáy "trồng chặt, chặt trồng".
Chuyên gia hiến kế trồng cây xanh ở Đà Nẵng Nhiều chuyên gia cho rằng ngoài quản lý tốt quy hoạch, thành phố nên đưa ra yêu cầu trồng cây xong mới được bán đất nền, trồng cây đặc trưng. Dù đã có nhiều đề án trong những năm qua, Đà Nẵng vẫn không thoát khỏi tình trạng chung của các đô thị lớn là tỷ lệ cây xanh đô thị không đạt...