Vì sao Bình Nhưỡng lại muốn có chiến tranh liên Triều?
Tình hình bán đảoTriều Tiênthực sự nóng trở lại sau 60 năm kết thúc chiến tranh liên Triều, khi nhà lãnh đạo Kim Jong-Un của Triều Tiên đã liên tiếp đe dọa tấn công quốc gia “thù địch” đồng thờiMỹvàHàn Quốccũng có những động thái tiêu cực khiến tình hình bất ổn các khó đoán định…
Lý do Bình Nhưỡng vùng lên
Theo hãng thông tấn AP và trang BBC đã trích dẫn lời của nhiều chuyên gia quân sự trên thế giới xung quanh động thái mới của Triều Tiên và Hoa Kỳ, gồm cả một số kịch bản về diễn biến xung đột mà Triều Tiên muốn “tạo ra” với Mỹ-Hàn, sau khi nhà lãnh đạo nước này, ông Kim Jong-un đe dọa tung ra những đòn tấn công phủ đầu không khoan nhượng đối với Mỹ và đồng minh.
Chuyên gia Charles Scanlon, bình luận: “Đánh bạc với dư luận là vai trò chính lâu nay trong chiến lược của Triều Tiên. Bình Nhưỡng muốn được các quốc gia láng giềng giàu mạnh hơn coi trọng họ một cách nghiêm túc. Nhưng qua cách đưa ra lời đe dọa về nguy cơ đẩy khu vực kinh tế năng động nhất thế giới vào cuộc chiến tranh, Triều Tiên đã che giấu được các yếu kém nội bộ và nhận được nhượng bộ ngoại giao. Chính vì thế, Bộ Tài chính Mỹ ra biện pháp siết chặt tài chính với Triều Tiên và Lầu Năm Góc thì cử phi cơ ném bom chiến lược B-52 và máy bay B-2 tới bán đảo Triều Tiên…”
Phải chăng tình hình căng thẳng trên bản đảo Triều Tiên đã nằm trong kế hoạch của Bình Nhưỡng?
Video đang HOT
Đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định: “Qua quyết định gửi máy bay ném bom B-2 Spirit tới Hàn Quốc từ Căn cứ Whiteman Air Force, Hoa Kỳ bày tỏ cam kết bảo vệ đồng minh Hàn Quốc và mở rộng biện pháp phòng ngừa tới cho cả các đồng minh của chúng tôi ở châu Á – Thái Bình Dương. Sau vụ việc này đã cho thấy Hoa Kỳ có khả năng oanh kích tầm xa nhanh, chính xác và bất cứ lúc nào, gồm cả đoạn đường bay dài tới bán đảo Triều Tiên và trở về đất Mỹ chỉ trong một lần xuất kích”.
Tờ “The Guardian” cũng trích dẫn lời Tiến sỹ James Hoare, nguyên tùy viên sứ quán Anh tại Bình Nhưỡng khi ông này đề cập tới một kịch bản Seoul bị tấn công: “Triều Tiên có thể phóng một hoặc hai hỏa tiễn tới một chỗ nào đó gần sân bay Incheon hay triển khai một số tàu chiến ở miền Nam khu vực tranh chấp ở đường giới tuyến phía Bắc, chỉ để chứng tỏ rằng họ có thể làm được điều đó và nhằm đổi lấy một số đòi hỏi theo chủ ý, đây chính là kịch bản mà Bình Nhưỡng muốn thực hiện”.
Có nhiều hơn một kịch bản
Một kịch bản thứ hai cho rằng Triều Tiên chủ yếu muốn nhắm tới một vụ thử tên lửa hoặc hạt nhân. Theo hãng tin BBC nhận định: “Triều Tiên rõ ràng đã có một chương trình phát triển những thứ đó các khoa học gia và lãnh đạo của họ, chỉ đang gây sức ép để thúc đẩy các chương trình và thử nghiệm loại vũ khí này”.
Kịch bản thứ ba khiến nhiều người tin rằng động cơ thực sự của Bình Nhưỡng khi có những động thái tiêu cực khiến tình hình chính trị trên bán đảo Triều Tiên khó tiên liệu, đó chính là dùng chiến tranh để đạt mục đích kinh tế. Theo đó, nếu tình hình xấu xảy ra, Triều Tiên sẽ tiến hành đóng cửa khu công nghiệp Kaesong (liên doanh với Hàn Quốc), qua đó sẽ thu giữ được cơ sở vật chất, hệ thống tài sản của Hàn Quốc đầu tư tại đây.
Bình Nhưỡng có quá nhiều lợi ích khi phát động một cuộc chiến tranh “ảo”.
TS James Hoare cũng tin vào một kịch bản khác khi cho rằng Triều Tiên chỉ lên gân nhằm tạo lợi thế trước khi trở lại bàn đàm phán, nhất là trực tiếp giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên. Ông James tin rằng kịch bản thứ tư này sẽ diễn ra như sau: “Các cuộc đàm phán giữa hai miền Triều Tiên có thể là một khả năng cao hơn, và có thể là hữu ích hơn là đối thoại với Mỹ”. TS Hoare dự đoán: “Tôi nghĩ sẽ mất một vài tuần nữa để Triều Tiên diễn kịch và lên giọng trước khi hai bên có thể cố gắng thoát ra khỏi xung đột”.
Và kịch bản này rõ ràng là đang có cơ sở khi các quốc gia trên thế giới thấy rằng độ nóng trên bán đảo Triều Tiên đã “đủ”. Ngày thứ sáu (29/3) vừa qua, Ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov cũng đã kêu gọi các nỗ lực để tái khởi động các cuộc đàm phán sáu bên giúp phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Lí do mà Nga đưa ra đề xuất này là vì Moscow quan ngại rằng các tuyên bố của Bình Nhưỡng có thể đưa các căng thẳng và nguy cơ xung đột hạt nhân “tuột ra khỏi tầm kiểm soát” của quốc tế và các bên liên quan. Và nếu điều này thành sự thật thì Bình Nhưỡng đã không phí công trong việc “rung cây” dọa Seoul…
Theo vietbao
Mỹ điều tàu khu trục trực chiến ngoài khơi Hàn Quốc
Quân đội Mỹ đã điều tàu khu trục tới vùng biển ngoài khơi của Hàn Quốcnhằm bảo vệ quốc gia này chống lại các cuộc tấn công tên lửa tiềm năng như một động thái nhấn mạnh cam kết sẽ bảo vệ đồng minh chống lại bất kỳ hành động khiêu khích nào từ Triều Tiên.
USS Fitzgerald (giữa) sẽ làm nhiệm vụ trực chiến ở ngoài khơi bờ biển Hàn Quốc.
Theo đó, USS Fitzgerald đã được điều tới bờ biển phía Tây Nam Hàn Quốc làm nhiệm vụ trực chiến sau khi hoàn thành nhiệm vụ tham gia tập trận chung tại đây thay vì trở về căn cứ ở Okinawa, Nhật Bản - một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên tiết lộ với hãng thông tấn AFP hôm 1/4.
Trong cùng ngày, Mỹ cũng tuyên bố đã điều F-22 từ Nhật Bản tới Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận chung sắp tới.
Trong khi đó, tại cuộc họp báo hôm 1/4, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye cho biết bà coi các mối đe dọa của Triều Tiên là "rất nghiêm trọng" và cho rằng nên trả đũa mạnh mẽ và ngay lập tức với bất kỳ hành động nào của Bình Nhưỡng gây tổn hại tới người dân Hàn Quốc.
Bình Nhưỡng gần đây đã liên tiếp đưa ra các cảnh báo sẽ tấn công hạt nhân phủ mạnh mẽ nhằm vào căn cứ quân sự của Mỹ và Hàn Quốc, chuyển sang tình trạng chiến tranh với Seoul nếu bị khiêu khích.
Tuy nhiên, trong tuyên bố hôm 1/4 Nhà Trắng cho biết mặc dù những lời đe dọa của Bình Nhưỡng rất mạnh mẽ nhưng chưa thấy có dấu hiệu nào cho thấy có động thái quân sự nào bất thường nào từ Triều Tiên.
Theo vietbao
Lo chiến tranh, Philippines sẽ sơ tán công dân khỏi Hàn Quốc Ngày 1/4, Chính phủPhilippinestuyên bố sẵn sàng sơ tán khoảng 40.000 công dân đang sinh sống và làm việc tạiHàn Quốc,nếu xảy ra chiến tranh trên bán đảoTriều Tiên. Chính phủ Philippines đã yêu cầu Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Philippines tại Hàn Quốc tiến hành các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân Philippines trong bối cảnh căng...