Vì sao Biển Đông và Trung Quốc là mối quan tâm đặc biệt của Mỹ?
Chiến lược An ninh Biển Châu Á – Thái Bình Dương do Lầu Năm Góc mới công bố coi Biển Đông và Trung Quốc là mối quan tâm đặc biệt của Mỹ.
Hải quân Trung Quốc mạnh nhưng chưa thể so với Mỹ
Tờ Wall Street Journal ngày 24/8 cho biết, Chiến lược mới này đề cập đến 3 nhiệm vụ về an ninh biển trong khu vực mà Lầu Năm Góc thừa nhận là vẫn chưa được quan tâm đầy đủ.
Một hạm đội tàu Trung Quốc. (Ảnh Tân Hoa xã)
Các nhiệm vụ này bao gồm: “Duy trì tự do hàng hải trên biển, ngăn chặn xung đột và dọa dẫm cũng như thúc đẩy việc tuân thủ các tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế”.
Các nhiệm vụ này được coi là đặc biệt quan trọng trên khu vực Biển Đông trong bối cảnh các báo cáo gần đây của Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ và Lầu Năm Góc đều bầy tỏ quan ngại về sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
Theo đó, Hải quân Trung Quốc hiện sở hữu số lượng tàu lớn nhất tại châu Á với hơn 300 tàu chiến, tàu ngầm, tàu đổ bộ và tàu tuần tra các loại.
Con số này nhiều hơn rất nhiều so với tổng số hơn 200 tàu của Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam, Malaysia và Philippines cộng lại.
Ngoài ra, con số 205 tàu thực thi nhiệm vụ trên biển (MLE) của Trung Quốc cũng nhiền hơn nhiều so với tổng số 147 tàu cùng loại của các nước nói trên. Trong số này, khoảng 110 MLE của Trung Quốc là loại nhỏ (trọng lượng từ 500-1.000 tấn) so với con số 129 của các nước nói trên.
Như vậy, rõ ràng, so với các nước trong khu vực, Trung Quốc đang chiếm ưu thế đáng kể, tuy nhiên, so với Mỹ thì con số này du đang tăng lên từng ngày vẫn “chưa thấm vào đâu”.
Mỹ sẵn sàng ngăn chặn đà cải tạo đảo phi pháp rầm rộ của Trung Quốc
Báo cáo của Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ cũng đặc biệt lưu ý đến việc Trung Quốc tăng tốc việc cải tạo đảo phi pháp ở Biển Đông và tổng diện tích các đảo bị Trung Quốc cải tạo đã lên tới con số 11km2.
Điều này đã buộc giới chức Mỹ phải lên tiếng yêu cầu Trung Quốc phải ngừng ngay hành động cải tạo làm thay đổi hiện trạng tự nhiên trong khu vực.
Hai tàu chiến của Mỹ đậu tại cảng Subic của Philippines.
Không chỉ “nói suông” Mỹ cũng đã thể hiện rõ cam kết của mình đối với khu vực. Mỹ dự định điều tới 60% số tàu Hải quân và máy bay của mình đến Thái Bình Dương vào năm 2020.
Theo đó, Mỹ đang nâng cấp một tàu sân bay và đã điều 3 tàu khu trục tàng hình tối tân, 1 tàu đổ bộ tấn công, 2 tàu khu trục mang tên lửa Aegis cùng một tàu ngầm tấn công và nhiều máy bay hiện đại đến khu vực.
Video đang HOT
Ngoài ra, Mỹ cũng đẩy mạnh chi tiêu nhằm hiện đại hóa số vũ khí của mình với mục tiêu dài hạn là nhằm tăng cường sức mạnh của các loại tên lửa.
Như vậy, Washington đang cố gắng gia tăng sự hiện diện của mình tại Thái Bình Dương cũng như hợp tác tăng cường các cuộc tập trận nhằm nâng cao năng lực của quân đội Mỹ và các đối tác, đồng minh trong khu vực.
Hiện, Mỹ vẫn duy trì tới hơn 368.000 binh sĩ tại Châu Á – Thái Bình Dương và con số này được cho là đủ sức “làm chùn tay” bất kỳ thế lực nào muốn sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Vẫn muốn tránh xảy ra xung đột bằng mọi giá
Mặc dù vậy, Báo cáo của Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ cũng dành một chương dài nói về những biện pháp “hạ nhiệt nguy cơ đối đầu”.
Theo đó, Mỹ đã tỏ ra hết sức kiềm chế trước những hành động gây hấn của Trung Quốc đối với Mỹ, bao gồm việc tàu và máy bay của Trung Quốc suýt va chạm với tàu tuần dương Cowpen năm 2013 và máy bay trinh sát P-8 Poseidon năm 2014.
Ngoài ra, để thể hiện thiện chí của mình, Mỹ còn mời Trung Quốc tham gia cuộc Tập trận Vành Đai Thái Bình Dương năm 2016 giống như 2 năm trước.
Sự kiềm chế này của Mỹ đã khiến Trung Quốc lầm tưởng rằng Mỹ phải e dè trước sức mạnh “ngày một gia tăng của mình” và “được đà lấn tới” với việc xây dựng rất nhiều các căn cứ quân sự nhằm biến các đảo mà nước này đã cải tạo thành tiền đồn của mình.
Việc Trung Quốc cải tạo đảo phi pháp rầm rộ khiến Mỹ và các đồng minh trong khu vực đặc biệt quan ngại. (Ảnh AP)
Những hành động kiềm chế của Mỹ đã khiến Giáo sư Peter Dutton tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ phải lên tiếng cảnh báo: “Mọi quy định, nguyên tắc, chuẩn mực và luật pháp nhằm đảm bảo ổn định hàng hải trên toàn cầu trong thế kỷ 20 đang phải gánh chịu những áp lực ghê gớm từ những hành vi hiếu chiến hiện nay của Trung Quốc”.
Các chuyên gia cho rằng, thay vì tiếp tục kiềm chế, Mỹ cần phải nêu rõ những thách thức tiềm tàng về an ninh trên Biển Đông hiện nay với các đồng minh và đối tác của mình để cùng chia sẻ nguy cơ chung.
Ngoài ra, Mỹ cũng cần phải có những động thái cảnh báo Trung Quốc sẽ phải trả giá nếu có những hành vi gây hấn, Mỹ cần phải thể hiện quyết tâm bảo vệ tự do trong khu vực để tất cả các nước có thể sử dụng mà không phải sợ hãi điều gì.
Khi thực hiện những điều trên, Mỹ cần phải luôn tâm niệm rằng, Trung Quốc cũng như Mỹ phải tìm mọi cách để tránh làm leo thang căng thẳng trong khu vực vì lợi ích của mối quan hệ Mỹ – Trung còn lớn hơn cả điều này./.
Theo Trần Khánh/VOV.VN
Trung Quốc sẽ coi thường Mỹ, tiếp tục bành trướng ở Biển Đông?
Bài viết phân tích hành động cứng rắn của Mỹ có thể sẽ được đáp lại bằng hành động cứng rắn hơn và bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu tuần tra Hayato Nhật Bản tặng cho Việt Nam là tiên tiến nhấtLực lượng Phòng vệ Nhật mở rộng phạm vi hoạt động tới Biên Đông, châu PhiHạm đội Nam Hải Trung Quốc chính thức biên chế tàu khu trục Trường Sa
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 23 tháng 8 đưa tin, nhà nghiên cứu Ashley Townshend thuộc chương trình "Đồng minh 21" của Trung tâm nghiên cứu Mỹ, Đại học Sydney vừa có bài viết trên tờ "Thời đại".
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Bài viết cho rằng, ngay cang nhiêu quan chức va nhà phân tích đang thuc giuc chính quyền Obama áp dụng hành động cứng rắn hơn đối với chiến lược "lặng lẽ làm thay đổi" Biển Đông của Bắc Kinh.
Theo bài viết, ngày càng nhiều người hy vọng Washington phê chuẩn "Hành động tự do hàng hải". Điều này sẽ cho phép tàu chiến và máy bay Mỹ triển khai ở phạm vi 12 dặm Anh của đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp).
Những người khác đang kêu gọi Washington thông qua ủng hộ cac nươc Đông Nam A thành lập liên minh, xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông mà không có sự tham gia của Bắc Kinh, gây sức ép với Trung Quốc.
Hành động này có thể là sự đáp trả hợp lý đối với "Trường Thành đất cát" do Trung Quốc xây dựng nhanh chóng (một cách bất hợp pháp). Quả thực, đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng rất nhanh sẽ có thể hỗ trợ cho các hành động quân sự, giúp cho Bắc Kinh có thể mở rộng cái vòi của họ xuống tuyến đường vận chuyển quốc tế quan trọng Biển Đông.
Sát thủ săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ
Nhưng, theo bài báo, chính sách cứng rắn của Mỹ sẽ không làm cho Trung Quốc nhượng bộ, trên thực tế có thể gây thiệt hại cho vị thế chiến lược của Washington.
Về lý thuyết, hành động tư do hang hai do Hai quân My áp dụng se cho thấy, Washington thực sự nghiêm túc trong việc ngăn chặn Bắc Kinh lợi dụng các "đảo mới" để hạn chế hành động quân sự của nước ngoài.
Các nhà hoạch định quốc phòng Mỹ còn hy vọng, phô diễn lực lượng mạnh sẽ ngăn cản Trung Quốc tiếp tục tiến hành quân sự hóa (bất hợp pháp) những đảo này.
Theo bài viết, điều không may là, cách làm này rất có thể sẽ phản tác dụng. Bởi vì, việc làm này sẽ bị Bắc Kinh coi là một loại khiêu khích quân sự, trong khi đó, Washington lại không co y đinh áp dụng loại khiêu khích này.
Tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ
Trung Quốc se hầu như chắc chắn thông qua nói Mỹ phô trương thanh thế để đáp lại. Bắc Kinh sẽ có khả năng gia tăng lợi dụng cảnh cáo vô tuyến điện "để hải quân và cảnh sát biển nước ngoài rời xa các hòn đảo", chứ không phải phục tùng yêu cầu của Mỹ.
Điều gay go hơn là, Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu điều động tàu chiến và máy bay của họ, ngăn chặc lực lượng Mỹ và các khu vực khác hành động ở "cự ly không thể chấp nhận được".
Mỹ se phản hồi như thế nào đối với loại tình hình này? Mỹ bất kể là bỏ qua sự coi thường của Trung Quốc với thái độ yếu ớt hay phát ra thông điệp cuối cúng cứng rắn hơn và bất chấp rủi ro xảy ra xung đột để tiến hành đáp trả,
thì Washington đều sẽ phát hiện mình đứng ở trong một hoàn cảnh khó khăn, đó là đã vạch ra "ranh giới đỏ", nhưng không thể thực hiện trong tình hình khủng hoảng leo thang.
Hành động tư do hang hai trên thế mạnh sẽ gây ra "sức ép trong nước" không thể coi nhẹ cho tầng lớp lãnh đạo cao nhất Trung Quốc.
"Cướp biển có vũ trang" ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, đối với phần lớn công dân Trung Quốc, các hòn đảo ở Biển Đông không chỉ là "lãnh thổ chủ quyền" (ăn cướp từ Việt Nam và các nước ven Biển Đông), mà còn là tượng trưng của cái gọi là "tôn nghiêm dân tộc" (ăn cướp bằng vũ lực) và cuộc chiến "kết thúc quốc nhục 100 năm".
Bài báo cho rằng, hình ảnh tàu chiến Mỹ "quấy rối" các công trình mới của Trung Quốc sẽ dẫn tới những lời kêu gọi dân tộc chủ nghĩa phải đưa ra phản ứng kiên quyết (bành trướng xâm lược tiếp theo của Trung Quốc).
Bài viết cho rằng, trên phương diện quân sự cũng như vậy, hành động cứng rắn của Mỹ sẽ tăng cường ảnh hưởng của những người theo đường lối cứng rắn, những người này đã kêu gọi Bắc Kinh lập ra (bất hợp pháp) vùng nhân dạng phòng không ở Biển Đông.
Điều này sẽ có thể làm cho máy bay quân sự và pháo lớn triển khai vĩnh viễn ở những hòn đảo này, đồng thời triển khai tàu chiến ở tuyến đầu. Bắc Kinh có lẽ sẽ có kế hoạch quân sự hóa những đảo này (những hành động này là bất hợp pháp).
Nhưng, cho dù như vậy, hành động tự do hàng hải trên thế mạnh vẫn sẽ không cần thiết đem lại cái cớ cho Bắc Kinh áp dụng hành động.
"Cướp biển có vũ trang" ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Theo bài viết, hành động cứng rắn của Washington có khả năng sẽ chỉ hình thành một liên minh không an toàn, bộ quy tắc ứng xử của liên minh này sẽ không có nhiều hiệu lực, hoặc sẽ bị Bắc Kinh coi thường, hoặc Bắc Kinh cũng có.
Quá trình này có thể tiếp tục gây thiệt hại cho đoàn kết của ASEAN, hơn nữa vẫn sẽ không có phương thức khả thi, thiết thực để thực hiện thỏa thuận này.
Bài viết cho rằng, việc đưa ra phản ứng có hiệu quả đối với hành vi khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông là nhiệm vụ khó khăn và rất khó xử. Nhưng, chính sách làm cho Bắc Kinh trở nên mạnh bạo hơn có thể gây ra tình hình căng thẳng khu vực là cách thức phản tác dụng khi xử lý thách thức hiện nay.
Trên đây là quan điểm riêng của tác giả bài báo, báo GDVN xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc.
Máy bay tuần tra săn ngầm GX-6 Trung Quốc
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
Theo giaoduc
Giọng lĩnh xướng mới Trong chuyến đi Trung Quốc mới rồi, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đã kêu gọi đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Điều đó rất đáng được chú ý bởi lâu nay Anh rất ít khi thể hiện thái độ công khai và cụ thể về những chuyện liên quan đến chính sách của Trung Quốc đẩy mạnh...