Vì sao bị khởi tố mà không thấy bị can Hứa Thị Phấn xuất hiện?
Nhiều thắc mắc xung quanh việc khởi tố bị can, khám xét nhà nhưng không thấy bị can Hứa Thị Phấn xuất hiện. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, “bà trùm” một thời của TrustBank được tại ngoại do đang điều trị tại bệnh viện.
Trưa 24/3, Cơ quan cảnh sát điều tra C46 Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và khám xét nhà riêng đối với bà Hứa Thị Phấn, nguyên cố vấn cao cấp Ngân hàng Đại Tín – TrustBank (nay là Ngân hàng Xây dựng). Bà Phấn bị khởi tố vì hành vi vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Không chỉ khám xét nhà riêng tại đường Công Lý, quận Thủ Đức, cơ quan công an còn tiến hành khám xét nơi làm việc của bà Phấn tại Ngân hàng Xây dựng chi nhánh Lam Giang (đường Trần Hưng Đạo, P.Cô Giang, quận 1, TPHCM).
Tuy nhiên, dư luận thắc mắc vì sao trong suốt quá trình khởi tố bị can, khám xét nhà riêng và nơi làm việc nhưng không thấy nhân vật chính là bà Hứa Thị Phấn xuất hiện.
Bà Phấn đang nằm viện trong lúc bị khởi tố bị can, khám xét nhà riêng
Nguồn tin từ cơ quan điều tra cho biết, tuy bị khởi tố bị can nhưng bà Phấn được tại ngoại vì bà đang điều trị tại bệnh viện.
Qua xác minh, bà Hứa Thị Phấn đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa Tân Hưng (đường Trần Xuân Soạn, P. Tân Hưng, quận 7, TPHCM). Đây được coi là một bệnh viện “5 sao” với trang thiết bị hiện đại và dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Được biết, bà Hứa Thị Phấn nhập viện từ ngày 6/3 do chứng hạ huyết áp, đường huyết cao. Hiện huyết áp bà Phấn có hạ một chút nhưng đường hơi cao và… chưa biết khi nào mới xuất viện.
Theo kết luận của Ngân hàng Nhà nước, từ tháng 7/2012, với sở hữu hơn 84% cổ phần tại Ngân hàng Đại Tín, nhóm Hứa Thị Phấn, Hoàng Văn Toàn, Trần Sơn Nam thao túng toàn bộ hoạt động của nhà băng này.
Với sự góp sức của nguyên Chủ tịch HĐQT Hoàng Văn Toàn và Tổng Giám đốc Trần Sơn Nam, bà Phấn đã rút ruột nhà băng này thêm hàng ngàn tỷ đồng khác. Cụ thể, thông qua việc mua bán tài sản giá thấp, nâng khống bán lại cho TrustBank giá cao tại căn nhà 10 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1 với giá khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, căn nhà 426 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch…
Video đang HOT
Hứa Thị Phấn được tại ngoại
Cũng bằng “bàn tay ma thuật” của mình, Hứa Thị Phấn đã chỉ đạo đầu tư 330 tỷ đồng vào 2 dự án The Star City và Go – Go City (huyện Nhà Bè, TPHCM) do Công ty TNHH Địa ốc Lam Giang (công ty con do bà Phấn lập ra) làm chủ đầu tư. Được biết, 2 dự án này hiện vẫn chỉ là bãi đất trống. TrustBank tạm ứng tiền công đoàn 135 tỷ đồng lại để góp vốn với chính Công ty Lam Giang của bà Phấn. Nhà băng này còn tạm ứng cho Công ty chứng khoán Đại Việt (có vốn góp của nhóm bà Phấn) 200 tỷ đồng, 700 tỷ đồng là số tiền bà Phấn, Hoàng Văn Toàn mang đi gửi tại các tổ chức khác cũng chưa thu hồi được.
Tổng số tiền Ngân hàng Đại Tín đã mua bất động sản thời điểm này hơn 3.600 tỷ đồng, số tiền vi phạm vượt mức luật cho phép hơn 2.100 tỷ đồng.
Công Quang
Theo Dantri
Đại án VNCB: Đề nghị y án 30 năm đối với Phạm Công Danh
Đai diên Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) câp cao tai TP HCM giư quyên công tô tai phiên toa đê nghi y an 30 năm tu đôi vơi bi cao Pham Công Danh.
Sáng 10/1, phiên phúc thẩm xét xử Phạm Công Danh, nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và các đồng phạm gây thiệt hại 9.000 tỉ đồng bước vào phần tranh luận.
Đê nghi y an đôi vơi 25 bi cao
Các bị cáo trong đại án kinh tế thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại VNCB bị đề nghị y án sơ thẩm.
Xét kháng cáo của 25 bị cáo, đại diện Viện kiểm sát cho rằng bị cáo Phạm Công Danh là người đã chỉ đạo cho cấp dưới tại VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện hành vi phạm tội. Thủ đoạn của các bị cáo rất tinh vi, gây thất thoát cho VNCB 9.000 tỉ đồng, hậu quả của các bị cáo gây ra đặc biệt nghiêm trọng. Án sơ thẩm đã xem xét các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ đối với các bị cáo, vì vậy cần giữ nguyên hình phạt tổng hợp 30 năm tù đối với bị cáo Danh.
Đại diện VKS đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo của 25 bị cáo, giữ nguyên án sơ thẩm về tội danh và hình phạt đối với các bị cáo.
Về hành vi rút số tiền 5.910 tỉ đồng không có chữ ký của chủ tài khoản, rút 300 tỉ đồng không có hồ sơ vay gây thiệt hại 5.190 tỉ đồng cho VNCB, đại diện VKS khẳng định ông Danh có vai trò chỉ đạo, dùng các hợp đồng vay tiền để rút tiền của VNCB.
Liên quan đến hành vi này, có các khách hàng là bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh và một số khách hàng, VKS cho biết những người này không thực hiện đúng mục đích vay tiền từ VNCB. Vay tiền ra không sử dụng cho mục đích kinh doanh mà cho ông Danh vay lại.
VKS cho rằng việc Phạm Công Danh cố ý làm trái gây thất thoát của VNCB 5.490 tỉ đồng có sự giúp sức của Phạm Thị Trang, ông Trần Quý Thanh và bà Trần Ngọc Bích. Công tố viên phân tích, số tiền 5.190 tỉ đồng là việc rút tiền bằng các hành vi vay giả tạo, gây thiệt hại cho VNCB. Hành vi này, Phạm Công Danh cũng được xác định là đúng vai trò chỉ đạo. Liên quan đến hành vi có các khách hàng là bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh và một số khách hàng.
Theo VKS, họ đã không thực hiện đúng mục đích tiền vay, cho Danh vay tiền. Số tiền này thực chất là thực hiện theo thỏa thuận vay giữa Danh và ông Thanh.
Bị cáo Phạm Công Danh bị đề nghị y án 30 năm tù.
Liên quan đến hành vi này, tòa sơ thẩm đã khởi tố vụ án đối với Phạm Thị Trang (tức Trang phố núi) là có căn cứ. Tuy nhiên việc tòa sơ thẩm chưa xem xét vai trò của ông Trần Quý Thanh, bà Trần Ngọc Bích, Võ Thị Như Thảo... là bỏ lọt người phạm tội.
Từ đó VKS đề nghị bác kháng cáo của nhóm ông Thanh và bà Bích liên quan đến việc không tịch thu số tiền 5.190 tỉ, trả lại sổ tiết kiệm, giải tỏa tài sản kê biên... Và chấp nhận một phần kháng cáo của Danh sửa án trong việc thu hồi đối với khoản gốc lãi liên quan.
Đăc biêt chu y, VKS đề nghị HĐXX kiến nghị Bộ Công an, VKSND Tối cao xem xét trách nhiệm hình sự của ông Trần Quý Thanh, bà Trần Ngọc Bích, Võ Thị Như Thảo và Trần Trọng Nghĩa (2 nhân viên của VNCB) với vai trò đồng phạm, tiếp sức cho Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB 5.190 tỉ đồng.
&'Không lẽ chúng tôi đi rút trộm tiền của chính mình'
Các bị cáo liên quan đến vụ án tại toà.
Sau khi đại diện VKS trình bày quan điểm của mình, trong đó có nhận định Bản án sơ thẩm đã không xem xét vai trò đồng phạm của ông Trần Quí Thanh, Trần Ngọc Bích là thiếu sót, đại diện của ông Trần Quí Thanh là ông Phan Vũ Tuấn cho rằng việc ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích có vai trò đồng phạm với Phạm Công Danh hay không? đã được đặt ra từ giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm. Kết quả là ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích không có bất cứ hành vi gì vi phạm pháp luật, không cho vay nặng lãi, không đồng phạm với Phạm Công Danh trong hành vi cố ý làm trái hay vi phạm quy định về cho vay.
Trong vụ án này, ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích và các cộng sự gửi tiền tại VNCB, hiện nay đang có nguy cơ bị mất tiền theo phán quyết của án sơ thẩm, đó chính là lý do mà các cá nhân này kháng cáo.
Thực tế không có và không thể có chuyện ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích đồng phạm với Phạm Công Danh để lấy tiền của chính mình.
"Đồng phạm là cùng chung ý chí, cùng chung hành động, ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích là khách hàng gửi tiền, vay tiền tại VNCB. Phạm Công Danh cùng các đồng phạm rút tiền tại VNCB, không có bất cứ lý do gì, lợi ích gì để ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích đồng phạm với Phạm Công Danh", ông Tuấn nhấn mạnh.
Việc ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích vay tiền VNCB là cầm cố sổ tiết kiệm của chính mình, làm đúng theo sự hướng dẫn của VNCB, không liên quan gì đến hành vi của Phạm Công Danh.
Về vấn đề bỏ lọt tội phạm, ông Tuấn cho biết, ông rất ngạc nhiên với quan điểm của VKS. Việc bỏ lọt tội phạm trong vụ án như: Tại sao Phạm Công Danh có tiền án lại được làm Chủ tịch, không có năng lực tài chính vẫn được mua ngân hàng; tại sao VNCB thua lỗ nhiều năm mà Phạm Công Danh vẫn có thể che giấu thông tin để huy động tiền gửi rồi rút tiền của ngân hàng; tại sao cơ quan quản lý nhà nước không ngăn chặn hành vi của Phạm Công Danh; hành vi của Phạm Công Danh có dấu hiệu của tội chiếm đoạt, Phạm Công Trung có dấu hiệu đồng phạm với Phạm Công Danh; nhiều cá nhân tham gia hạch toán sai, giúp Phạm Công Danh rút tiền từ tài khoản của Trần Ngọc Bích không bị xử lý; xấp xỉ 10.000 tỷ đồng không biết Phạm Công Danh chi tiêu vào đâu, trả nợ vào việc gì...Những vấn đề cốt yếu của vụ án đã không được VKS nhắc đến. Nhưng ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích là nạn nhân của sự việc này, đang mất tiền thì lại bị đặt vấn đề là có đồng phạm hay không?
Trung Kiên - Xuân Duy
Theo Dantri
Đại án Phạm Công Danh: Chính thức khởi tố dàn lãnh đạo cũ của TrustBank Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân TP.HCM đã quyết định khởi tố 2 vụ án liên quan đến thành viên hội đồng quản trị cũ của Trustbank. Bà Hứa Thị Phấn. Sau hơn 1 tuần nghị án, ngày 9/9, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân TP.HCM đã tuyên án vụ án Phạm Công Danh và 35 đồng phạm gây...