Vì sao bị cáo Trương Mỹ Lan “đòi” Novaland 2.500 tỉ đồng tiền mặt?
Ngày 11-10, TAND TP HCM tiếp tục phiên xét xử đối với 34 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Trong phần tranh luận trước đó, bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, trình bày vào năm 2021, Novaland tiếp cận để mua dự án gồm 1.800 ha đất sạch và bị cáo bán với giá 45.000 tỉ đồng.
Sau đó, bị cáo gặp Công ty Hải Sơn – một đơn vị phát triển dự án uy tín, đã thực hiện nhiều dự án ở tỉnh Long An và đã hoàn thiện hạ tầng trên 300 ha. Công ty Hải Sơn nhận định triển vọng dự án có thể lên tới 60.000 tỉ đồng.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại toà
Tuy nhiên, Novaland nhiều lần đề nghị bị cáo Lan giảm giá xuống 30.000 tỉ đồng. Cuối cùng, bị cáo đồng ý với điều kiện Novaland phải chịu trách nhiệm các gói dự án của Công ty Tân Thành Long An và Vạn Trường Phát trị giá 15.000 tỉ đồng, cùng gói của Công ty Bông Sen trị giá 4.800 tỉ đồng (bà Lan nói gói này thực tế Novaland sử dụng chứ không phải SCB). Vì mong muốn khắc phục thiệt hại, bị cáo đã đồng ý giảm giá xuống còn 20.000 tỉ đồng.
Tại phiên tòa, luật sư của họ lại cho rằng không tính gói Bông Sen và phải trừ tiền cọc cũng như các nghĩa vụ tồn đọng. Bị cáo Lan không đồng ý với điều này, vì trong thỏa thuận ban đầu, Novaland phải chịu tất cả các nghĩa vụ tồn đọng và ba gói trái phiếu. Tuy nhiên, bị cáo chỉ yêu cầu phải trả 2.500 tỉ đồng tiền mặt để bị cáo dùng khắc phục hậu quả trong giai đoạn này.
Video đang HOT
Luật sư bảo vệ quyền lợi cho Công ty Tân Thành Long An nói rằng trên cơ sở thỏa thuận giữa bà Trương Mỹ Lan và bà Võ Thị Kim Khoa (đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Tân Thành Long An) đề nghị HĐXX ghi nhận các nội dung sau: Điều chỉnh giá chuyển nhượng là 20.000 tỉ đồng.
Công ty Tân Thành Long An sẽ chịu trách nhiệm đối với 2 gói trái phiếu Tân Thành Long An, Vạn Trường Phát tổng cộng 15.000 tỉ đồng. Riêng gói của Bông Sen thì các bên không thỏa thuận (tiền cọc 1.675 tỉ đồng). Các nghĩa vụ còn tồn đọng, sẽ cung cấp tài liệu cho HĐXX xem xét sau khi bên bị cáo Lan cử người đại diện để cùng bàn bạc.
Vì sao Bitexco nhận hơn 15.000 tỷ đồng từ bà Trương Mỹ Lan?
Liên quan tới việc Bộ Công an đề nghị thu hồi hơn 15.000 tỷ đồng đã nhận từ bà Trương Mỹ Lan, đại diện Bitexco cho hay số tiền này phát sinh từ việc chuyển nhượng dự án tứ giác Bến Thành cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Sáng nay (10/10), phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm tiếp tục phần tranh luận của luật sư bảo vệ cho các bị hại và người có liên quan.
Bà Trương Mỹ Lan đòi Novaland 2.500 tỷ đồng
Theo luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty Cổ phần Tân Thành Long An và bà Võ Thị Kim Khoa (người liên quan trong vụ án), giữa bà Khoa và các đơn vị của bà Trương Mỹ Lan ký kết hợp đồng chuyển nhượng dự án Khu công nghiệp và đô thị Việt Phát (dự án Việt Phát) do Công ty Tân Thành Long An làm chủ đầu tư.
Sau khi hai bên ký kết thỏa thuận khung để chuyển nhượng với giá trị 30.000 tỷ đồng, bà Khoa đã làm thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty Tân Thành Long An sang tên mình và tiến hành các hoạt động triển khai dự án.
Tuy nhiên, sau khi bà Khoa tiếp quản Công ty Tân Thành Long An thì xảy ra vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Bộ Công an tiến hành ngăn chặn, phong tỏa dự án này. Do vậy, từ đó đến nay, dự án không được triển khai, gây ra thiệt hại rất lớn.
Theo trình bày của luật sư, bà Khoa đã thanh toán cho Công ty Tân Thành Long An hơn 1.700 tỷ đồng và giao dịch chuyển nhượng dự án Việt Phát là hợp pháp. Vì vậy, luật sư đề nghị HĐXX xem xét gỡ bỏ các lệnh ngăn chặn, phong tỏa để dự án tiếp tục được triển khai.
Cũng theo luật sư, nếu bà Lan cử đại diện làm việc với Công ty Tân Thành Long An để chốt lại các khoản nghĩa vụ tài chính thì lúc đó, công ty sẽ hoàn trả tiền để bà Lan khắc phục hậu quả của vụ án.
Tuy nhiên, tỏ ra bức xúc, bà Lan trình bày không biết bà Khoa là ai và chỉ làm việc với ông Bùi Cao Nhật Quân - khi đó là Phó Chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc Công ty CP đầu tư địa ốc Novaland - để chuyển nhượng dự án Việt Phát. Bà Lan không biết việc Novaland ủy quyền cho bà Khoa hay mối quan hệ giữa các bên như thế nào.
Nói về quá trình chuyển nhượng, bà Lan khai khoảng năm 2021-2022, phía Novaland tìm gặp để hỏi mua dự án Việt Phát với giá ban đầu là 45.000 tỷ đồng. Sau đó, Novaland nhiều lần xin giảm và hai bên đã chốt được số tiền chuyển nhượng là 30.000 tỷ đồng.
"Hiện nay, Công ty Tân Thành Long An vẫn đang giữ 2.500 tỷ đồng là nghĩa vụ còn tồn đọng cần phải thực hiện. Bị cáo đề nghị thu hồi số tiền này để sử dụng khắc phục hậu quả của vụ án ở giai đoạn 2" - bà Lan đề nghị.
Lý do Bitexco nhận hơn 15.000 tỷ đồng từ bà Trương Mỹ Lan
Liên quan tới việc Bộ Công an đề nghị thu hồi hơn 15.000 tỷ đồng mà Tập đoàn Bitexco đã nhận của bà Trương Mỹ Lan và các đối tác, luật sư cho hay số tiền này phát sinh từ việc chuyển nhượng dự án tứ giác Bến Thành cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Theo luật sư, dự án được phê duyệt và triển khai đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, đại diện Tập đoàn Bitexco và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã thống nhất thỏa thuận chuyển nhượng dự án với giá 22.000 tỷ đồng. Việc nhận tiền là có thật, ngay tình và hợp pháp.
Hơn nữa, dòng tiền mà Tập đoàn Bitexco nhận từ bà Lan không xuất phát từ Ngân hàng SCB hay từ việc phát hành trái phiếu của 4 công ty thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.
Từ các lập luận này, luật sư kiến nghị không thu hồi hơn 15.000 tỷ đồng nói trên và công nhận giao dịch chuyển nhượng là hợp pháp. Luật sư cho biết hiện số tiền trên đã hòa vào dòng tiền để phát triển kinh doanh cho cả tập đoàn.
Hiện một số tài sản của Tập đoàn Bitexco và các công ty trong hệ thống đang bị phong tỏa và kê biên, ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh, nên luật sư đề nghị HĐXX xem xét gỡ bỏ các biện pháp cưỡng chế này.
VKSND TP HCM: Phương án khắc phục cho bị hại của bà Trương Mỹ Lan chưa thực tế Chiều 10-10, TAND TP HCM tiếp tục xét xử đại án liên quan Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, giai đoạn 2. Tại phiên tòa, đại diện VKSND TP HCM đã đối đáp và phản biện những quan điểm bào chữa mà các luật sư đưa ra trong những ngày qua. Đại diện VKS giữ nguyên quan điểm đề nghị mức...