Vì sao Bhutan không cho Trung Quốc mở sứ quán ở nước mình?
Tiến sĩ Ashok K. Behuria nhận định: “Ở Buhtan người dân vẫn luôn cho rằng Trung Quốc chả bao giờ muốn quan hệ đôi bên cùng có lợi”.
Ngay sau chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tân thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Bhutan, thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay vừa tuyên bố nước này không cho phép Trung Quốc mở Đại sứ quán tại thủ đô Thimphu.
Trả lời phỏng vấn truyền hình New Dehli, Thủ tướng Tobgay nói:” Chúng tôi thậm chí còn chưa có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Làm sao có thể mở sứ quán nếu như còn chưa có quan hệ ngoại giao?”.
Thời gian gần đây, có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với Bhutan. Vương quốc Phật giáo Bhutan dù được coi là khá biệt lập, nhưng cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với một số quốc gia Nam Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Việt Nam)… nhưng không có quan hệ ngoại giao với nước láng giềng Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) và Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay tại thủ đô New Delhi, tháng 5/2014.
Cũng cần lưu ý rằng, đã nhiều năm nay, Trung Quốc có những tranh chấp biên giới với Ấn Độ và Buhtan. Tờ The Epoch Times dẫn lời các chuyên gia nhận định rằng, sở dĩ chính quyền cũ của cựu Thủ tướng Jigme Thinley không nhận được sự ủng hộ của dân chúng vì đã từng có những hành động muốn gần gũi hơn với Trung Quốc, thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Ấn Độ.
Video đang HOT
Tiến sĩ Ashok K. Behuria, giám đốc Trung tâm Nam Á của Viện nghiên cứu quốc phòng và phân tích Ấn Độ nhận định: “Trung Quốc tích cực tìm kiếm một mối quan hệ tin cậy và tình bạn với Bhutan. Tuy nhiên, người dân Bhutan hiểu rõ Trung Quốc luôn muốn giành phần thắng trong các cuộc tranh chấp biên giới với tất cả các nước láng giềng. Chính vì vậy, họ không muốn dây dưa gì với nước này. Thêm nữa, ở Buhtan người dân vẫn luôn cho rằng Trung Quốc chả bao giờ muốn quan hệ đôi bên cùng có lợi”.
Cũng theo tiến sĩ Behuria, xét về cội rễ văn hóa và tinh thần, Bhutan chịu ảnh hưởng nhiều của Ấn Độ và người dân nước này cảm thấy an toàn hơn với Ấn Độ hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực.
Bhutan là một nước nhỏ, dân số khoảng 750.000 người – nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Ấn Độ và Bhutan có quan hệ từ lâu đời, thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru đã từng đến thăm nước láng giềng nằm trên dãy Himalaya này vào năm 1958. Tuy nhiên, quan hệ này có bị ảnh hưởng khi tháng 6 năm 2012, tại hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về môi trường tại Rio de Janero (Brazil),Thủ tướng Bhutan khi đó là Jigme Thinley và người đồng cấp Trung quốc Ôn Gia Bảo đã có một cuộc hội đàm tay đôi. Đây cũng là cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa nguyên thủ hai quốc gia láng giềng này.
Theo Tri Thức
Ấn Độ quyết phá mưu 'mua chuộc láng giềng' của Trung Quốc
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa thực hiện chuyến công du ra nước ngoài đầu tiên trên cương vị người đứng đầu chính phủ. Địa điểm dừng chân của ông là Bhutan, một quốc gia nhỏ có vị trí kẹp giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Những ưu đãi cho Bhutan
Tại Bhutan, ông Modi đã được chào đón bởi thủ tướng chủ nhà Tshering Tobgay ngay tại sân bay Paro. Trong cuộc họp với ông Tobgay cũng như với quốc vương Bhutan, Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, thủ tướng Modi mô tả mối quan hệ song phương Ấn Độ - Bhutan là điều ông đặc biệt coi trọng.
Nguồn tin chính thức cho biết ông Modi bày tỏ hài lòng khi Ấn Độ được coi là một đối tác ưu tiên của Bhutan và nhấn mạnh rằng, chính phủ của ông sẽ không chỉ duy trì mà còn tăng cường quan hệ với vương quốc này. Ông Modi nói Bhutan sẽ là một ưu tiên hàng đầu cho chính sách đối ngoại của chính phủ ông.
Ông Modi được thủ tướng Bhutan đón tiếp ngay tại sân bay
Về kinh tế, Ấn Độ cam kết tiếp tục viện trợ ưu đãi và đảm bảo cung cấp dầu lửa tới Bhutan. Ông Modi cũng đề nghị hợp tác chuyên sâu hơn trong lĩnh vực thủy điện, điều quan trọng nhất trong chiến lược ngoại giao của hai nước.
Về giáo dục, ông Modi đề nghị tăng gấp đôi học bổng được cung cấp cho sinh viên Bhutan ở Ấn Độ. Theo đó, Ấn Độ sẽ cấp học bổng trị giá 2 triệu rupee cho sinh viên Bhutan. Ngoài ra, Ấn Độ sẽ hỗ trợ Bhutan thiết lập một thư viện kỹ thuật số để thanh niên Bhutan được quyền truy cập vào 2 triệu đầu sách và tạp chí của Ấn Độ.
Tại Bhutan, ông Modi cũng tham gia khánh thành tòa nhà Tòa án Tối cao đã được xây dựng với sự hỗ trợ của Ấn Độ. Thứ hai (16.6), ông sẽ tham gia một phiên họp chung của quốc hội Bhutan.
Ra tay trước Trung Quốc
Theo các chuyên gia chính trị Ấn Độ, chuyến thăm Bhutan của ông Modi, quốc gia có chưa tới 1 triệu dân là một thông điệp nhiều hàm ý của ông Modi. Tân thủ tướng Ấn Độ muốn thắt chặt ảnh hưởng tại khu vực Nam Á để đề phòng sự xâm lấn mềm từ Trung Quốc.
Một chi tiết đáng chú ý là ông Modi đến Bhutan ngay trước khi chính quyền Thimpu tiến hành đối thoại ngoại giao với Trung Quốc. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đang cực kỳ tích cực xây dựng ảnh hưởng ở các quốc gia là láng giềng của Ấn Độ.
Nepal và Bhutan là 2 quốc gia nhỏ ở giữa Ấn Độ và Trung Quốc
Bắc Kinh đã xây dựng cảng cho hai nước láng giềng khác của Ấn Độ - tại Hambanttota ở Sri Lanka và Gwadar ở Pakistan. Trước đó, Trung Quốc đã hiện diện tại các địa điểm xây dựng cảng trên vùng biển phía đông Ấn Độ, đặc biệt là ở Myanmar và Bangladesh. Động thái đó khiến hải quân của Ấn Độ hết sức lo lắng.
Tháng trước, chính quyền Ấn Độ đã phải cử bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng đến Maldieves, sau khi biết tin Trung Quốc liên hệ với Maldives nhằm xây một quân cảng trên quần đảo nằm trên tuyến biển lưu thông giữa Ấn Độ ra vùng biển phía Tây.
Vừa qua, báo chí Ấn Độ lại cho biết Trung Quốc xây nhiều trung tâm giáo dục sát biên giới Nepal - Ấn Độ và tuyên truyền nói xấu Ấn Độ. Chính vì vậy, khu vực biên giới này xảy ra rất nhiều bất ổn với những vụ nhổ cọc biên giới.
Do vậy, dù Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dùng nhiều lời đường mật để tán dương mối quan hệ giữa Trung Quốc - Ấn Độ thì chính quyền của ông Modi vẫn phải đề cao cảnh giác.
Theo NTD/Times of India
Hạnh phúc Bhutan Ai đó đã cường điệu rất đẹp khi cho rằng, lúc chiếc Boeing nép mình lao qua hai vách núi, nếu đưa tay qua cửa sổ, khách đi tàu có thể hái được vài cánh hoa rừng. Tu viện trên đỉnh núi hang Cọp. Còn tôi, đã hai lần trong một buổi sáng khi đứng trước sảnh của một khách sạn nằm ở...