Vì sao bệnh nhân ‘âm tính giả’ khi xét nghiệm kháng thể?
Xét nghiệm kháng thể nhằm phát hiện phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với nCoV, không phải phát hiện virus, nên kết quả không chính xác 100%.
Ngày 6/8, một nhân viên xe buýt ở Hà Nội được Bộ Y tế ghi nhận là “bệnh nhân 714″. Người này từ Đà Nẵng về và trước đó, khi xét nghiệm kháng thể kết quả âm tính.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nghiêm Luật, Nguyên Trưởng Khoa Hóa sinh, Đại học Y Hà Nội, chuyên gia về xét nghiệm, cho biết các loại xét nghiệm Covid-19 hiện nay gồm hai loại. Thứ nhất là xét nghiệm phân tử, phản ứng chuỗi polymerase sao chép ngược thời gian thực, gọi là xét nghiệm RT-PCR. Xét nghiệm RT-PCR được thực hiện trên các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp, giúp phát hiện RNA của nCoV, được coi là xét nghiệm chẩn đoán chính xác nhất ca nhiễm nCoV hiện nay.
Thứ hai là xét nghiệm kháng thể (huyết thanh học) hay gọi là xét nghiệm nhanh, được sử dụng cả cho chẩn đoán và giám sát cộng đồng dân cư. Xét nghiệm kháng thể được thực hiện bằng cách lấy một mẫu máu để tìm các kháng thể IgM và IgG chống lại Covid-19.
“Xét nghiệm kháng thể (huyết thanh học) là xét nghiệm để phát hiện phản ứng miễn dịch của cơ thể người đối với Covid-19, không phải xét nghiệm phát hiện nCoV”, ông Luật nói.
Ông phân tích, một phần của phản ứng miễn dịch cơ thể đối với nhiễm nCoV là sự tổng hợp các kháng thể IgM và IgG. Các kháng thể IgM đối với Covid-19 thường có thể phát hiện được trong máu vài ngày sau khi bị nhiễm. Kháng thể IgG có thể được phát hiện muộn hơn.
Vì thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh nhân Covid-19 khoảng 5,1 ngày, IgM có thể được phát hiện lần đầu trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Cũng vì vậy, chỉ nên sử dụng xét nghiệm kháng thể khi các triệu chứng xuất hiện ít nhất 3 ngày.
Ngoài ra, xét nghiệm kháng thể trong Covid-19 không xác nhận sự hiện diện của nCoV trong cơ thể, chúng chỉ cho biết bệnh nhân đang hoặc đã từng bị nhiễm bệnh. Do đó, xét nghiệm này chỉ nên được sử dụng để sàng lọc và sử dụng cùng với xét nghiệm phân tử RT-PCR để xác định tình trạng bệnh một cách toàn diện.
Video đang HOT
“Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi nhiều trường hợp sau khi xét nghiệm kháng thể cho kết quả âm tính, sau đó xét nghiệm lại bằng RT-PCR cho kết quả dương tính”, ông Luật nói.
Tuy nhiên, ông Luật cho biết, xét nghiệm phân tử RT-PCR là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán Covid-19 nhưng lại không cho biết một người có miễn dịch với nhiễm nCoV trong quá khứ hay chưa bị phơi nhiễm. Kết hợp giữa xét nghiệm phân tử RT-PCR và xét nghiệm kháng thể có thể cho biết sự tiến triển qua các giai đoạn của bệnh một cách cụ thể hơn.
Về độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm kháng thể, theo Trường Đại học Johns Hopkins, Mỹ, tùy thuộc vào loại và thời điểm xét nghiệm. Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 đối với IgM và IgG trên 90%.
Chuyên gia khuyên với những người có tiền sử dịch tễ đi từ Đà Nẵng về, đã xét nghiệm kháng thể cho kết quả âm tính, vẫn cần thực hiện cách ly 14 ngày để đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Nhân viên y tế tập hợp mẫu xét nghiệm tại khu dân cư, chiều 3/8. Ảnh: Nguyễn Đông.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội ra công điện khẩn số 4 phòng, chống dịch Covid-19
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội chỉ đạo các trạm xét nghiệm Covid-19 trên địa bàn vừa thực hiện test nhanh vừa kết hợp lấy mẫu để xét nghiệm RT-PCR ngay tại trạm lấy mẫu di động.
Chiều 2/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có công điện khẩn số 4 chỉ đạo việc phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Cụ thể, Chủ tịch TP.Hà Nội yêu cầu giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, chủ tịch UBND các quận, huyện thị xã tổ chức lấy mẫu để thực hiện xét nghiệm vừa theo hình thức test nhanh vừa lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR tại trạm lấy mẫu di động đặt ở các quận, huyện, thị xã. Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải thực hiện ngay công điện này.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội ra công điện khẩn số 4 chống dịch Covid-19.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cũng chỉ đạo, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội khẩn trương nghiên cứu, xây dựng quy trình xét nghiệm tạm thời đối với xét nghiệm nhanh dịch bệnh Covid-19 tại quận, huyện, báo cáo xin ý kiến Bộ Y tế để triển khai nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo đúng quy định trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Trước đó, chiều 31/3, Hà Nội triển khai tổ chức 10 trạm xét nghiệm nhanh Covid-19 cho người dân trên địa bàn. Mỗi trạm có diện tích là 3x3 m, có điện, WiFi, làm việc được 24/24. Kết quả xét nghiệm sẽ có trong 10 phút, thông qua việc lấy mẫu máu.
Các trạm xét nghiệm này đã được thiết lập ngay trong đêm 30/3 và được đặt tại phố Trần Đại Nghĩa (quận Hai Bà Trưng), Trường THCS Đống Đa (quận Đống Đa), Công viên Bách Thảo (quận Ba Đình) và khu đô thị Thanh Hà (huyện Thanh Oai).
Tại Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố liên hệ với các bệnh nhân dương tính với Covid-19 từ Bệnh viện Bạch Mai, người lao động tại Công ty Trường Sinh phục vụ tại Bệnh viện Bạch Mai để làm rõ lịch trình đi lại, sinh hoạt, ăn uống, tiếp xúc của các bệnh nhân này từ ngày 10/3đến thời điểm đưa đi cách ly, điều trị.
Sau khi làm rõ, kiểm tra đảm bảo độ chính xác của thông tin, thông báo toàn bộ lịch trình của bệnh nhân cho người dân biết để từ đó giúp mọi người dân ý thức về khả năng lây nhiễm, tự kiểm tra và rà soát phát hiện ra những trường hợp đã tiếp xúc với bệnh nhân, từ đó liên hệ với các Trung tâm Y tế trên địa bàn để được cách ly và xét nghiệm theo quy định.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Quỳnh An
Việt Nam thứ 88 về số ca COVID-19, 3/4 bệnh nhân nặng đã 3 lần âm tính Với 227 bệnh nhân COVID-19, Việt Nam hiện xếp thứ 88 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ có bệnh nhân. 75 người đã khỏi bệnh, 3/4 bệnh nhân nặng đã có 3 lần xét nghiệm kết quả âm tính. Đoàn của Bộ Y tế đến kiểm tra tình trạng bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương...