Vì sao bệnh chân tay miệng rất dễ lây với trẻ mầm non?
Bệnh chân tay miệng lây truyền qua đường phân miệng. Virus gây bệnh có trong phân và dịch tiết hô hấp của người bệnh hoặc người mang mầm bệnh vì thế ở lứa tuổi trẻ mầm non bệnh rất dễ lây và bùng phát thành dịch.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Lạc – Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, bệnh tay chân miệng là bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều trẻ lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh.
Bác sĩ Lạc từng gặp trường hợp bệnh nhi 13 tuổi, cháu bé bị đau bụng, sốt cao, đi ngoài phân lỏng nhưng không tìm ra bệnh.
Khi vào Bệnh viện Nông nghiệp khám, cháu bé cháu bé được theo dõi 1 ngày, mạch huyết áp bình thường. Sau đó, bác sĩ phát hiện cháu có các nốt ở lòng bàn tay, cho làm xét nghiệm thì cho kết quả dương tính với virus tay chân miệng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Cúc tư vấn cho chị em.
Ngay sau đó, các bác sĩ đã phải chuyển bệnh nhi lên tuyến trên. Sau đó, cháu bé được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu. Sau gần 1 tháng điều trị thì cháu bé đã tử vong do biến chứng nhiễm khuẩn huyết gây suy đa tạng mà nguyên nhân ban đầu từ tay chân miệng.
Bác sĩ chuyên khoa nhi Nguyễn Thị Cúc – Bệnh viện An Việt, Hà Nội, cho biết tay chân miệng do virus gây ra. Bệnh có dấu hiệu ở trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc má, miệng có các mụn nhọt.
Bệnh do virus gây ra có thể lây qua đường tiêu hóa, tiếp xúc và chủ yếu lây ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi vì đây là lứa tuổi trẻ dễ tiếp xúc tay miệng hơn.
Dấu hiệu của tây chân miệng: Thông thường ở giai đoạn đầu trẻ xuất hiện mệt mỏi, ăn kém, và xuất hiện mụn nước ở lòng ban tay, bàn chân. Ban đầu có thể là mụn như muỗi đốt.
Đây là bệnh truyền nhiễm lành tính nhưng nếu không chăm sóc và điều trị đúng có thể dẫn tới biến chứng nặng thậm chí tử vong.
Bác sĩ Cúc cho biết, ở tuổi mầm non, do trẻ ăn chung bát, chung thìa, trong nhà trẻ các cháu bò lê dưới đất, tay chân bị nhiễm vi rút sau đó bé mút tay, mút đồ chơi mà điều quan trọng nhất trong nhà trẻ chỉ cần 1 cháu bị bệnh, qua cách như trên thì dẫn đến các cháu khác trong cùng nhà trẻ lây bệnh.
Biểu hiện của bệnh đó là trẻ thường sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da như dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…. Tuy nhiên, nhiều khi cha mẹ phải rất tinh ý mới phát hiện kịp thời.
Bệnh này lây qua đường tiêu hóa nhưng nguồn chứa virus nhiều nhất là chất tiết từ vùng hầu họng, nước miếng phát tán ra môi trường xung quanh thông qua vật dụng và bàn tay. Chính vì vậy bác sĩ Cúc nhấn mạnh nên tăng cường vệ sinh cụ thể như rửa tay thường xuyên, sử dụng dụng cụ bát đĩa riêng, huấn luyện cho các cháu không mút tay, ngậm đồ chơi và các cháu cần vệ sinh đúng chỗ.
Cần phát hiện kịp thời những cháu trong nhà trẻ có biểu hiện ốm đau bất thường được đi khám và cách ly ngay để không lây truyền cho các cháu khác.
Đối với mỗi gia đình có trẻ em dưới 5 tuổi, luôn phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh như rửa tay bằng xà phòng (với cả trẻ em và người lớn) và vệ sinh đồ dùng, đồ chơi và các bề mặt nơi trẻ sinh hoạt hàng ngày bằng xà phòng và các chất khử khuẩn thông thường như javel (nước tẩy trắng quần áo).
Hiện nay chưa có vắc xin, vì vậy chúng ta phải thực hiện biện pháp phòng bệnh tuyệt đối.
Nghệ An: Gia tăng trẻ nhập viện trong những ngày nắng nóng
Thời tiết nắng nóng, trung bình mỗi ngày có từ 800-1.000 bệnh nhân đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để khám và điều trị. Nhiều ca mắc chân tay miệng và thủy đậu cũng đã được ghi nhận.
40% trẻ đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An khám và điều trị trong những ngày nắng nóng vừa qua có triệu chứng sốt, ho.
Suốt một tuần qua tại Nghệ An xảy ra nắng nóng trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất được ghi nhận từ 37-39 độ C. Thời tiết nắng nóng khiến số trẻ phải đến bệnh viện khám và điều trị tăng cao.
Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, từ ngày 8-11/6, bệnh viện đã đón 3.259 lượt bệnh nhân đến khám, gần 1 nửa trong số đó phải nhập viện điều trị nội trú. Trong đó có 40% bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt; 20% bệnh nhân nhập viện do tiêu chảy.
Gia tăng trẻ nhập viện do nắng nóng
Sáng 12/6, anh Nguyễn Văn Tú (Yên Thành, Nghệ An) đưa con gái hơn 1 tuổi tới Bệnh viện Sản Nhi khám. "Hai hôm nay cháu bị sốt, chảy nước mũi, quấy khóc. Xuống bệnh viện tỉnh khám nhưng đông bệnh nhân quá nên cháu mới chỉ khám lâm sàng, nội soi tai mũi họng phải đến chiều mới thực hiện được", anh Tú cho biết.
Trung bình mỗi ngày có từ 800-1.000 bệnh nhân đến khám và điều trị.
Từ thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), bà Nguyễn Thị Đàn vượt gần 100 km đưa cháu ra TP Vinh để khám. "Cháu bị đi ngoài nhưng vẫn ăn, ngủ bình thường. Tôi hỏi người quen thì bảo là không đáng ngại nhưng để yên tâm nên tôi đưa cháu ra đây kiểm tra".
Bác sỹ Bùi Anh Sơn - Trưởng Khoa hô hấp, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết hiện khoa đang có hơn 100 bệnh nhân điều trị nội trú, chủ yếu là do viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản.
"Trong thời tiết nắng nóng, bố mẹ tránh cho trẻ đi ra ngoài. Luôn duy trì nhiệt độ phòng ở mức từ 27-30 độ C, tránh luồng gió từ điều hòa thổi thẳng vào mặt, người trẻ. Khi ở phòng điều hòa, tránh bế trẻ ra ngoài đột ngột dễ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Đặc biệt, bố mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý và cho trẻ uống đủ nước", bác sỹ Bùi Anh Sơn khuyến cáo.
Nhiều trẻ nhỏ được đưa đến bệnh viện do sốt hoặc tiêu chảy.
Tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An thời gian qua cũng ghi nhận nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh thủy đậu, chân tay miệng, trong đó có một số trẻ được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao, co giật, nôn ói.
Bé Nguyễn M.K. (18 tháng tuổi, TP Vinh) cũng được bố mẹ đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao, co giật. Qua kiểm tra, các bác sỹ cho biết bé bị chân tay miệng nhưng do không được can thiệp sớm nên dẫn tới biến chứng. Sau gần 1 tuần điều trị, sức khỏe bé K. đã ổn định, có thể xuất viện.
Chị Nguyễn Thị H., mẹ bé K. tâm sự: "Tuần trước cháu bị sốt, có khi lên tới 39 độ. Tôi cho cháu dùng thuốc hạ sốt nhưng chỉ cắt cơn sốt tạm thời. Trên da cháu, đặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân, cẳng chân xuất hiện các nốt đỏ, tôi cứ nghĩ là do cháu sốt quá nên bị phát ban, đến khi cháu co giật, lả người đi mới hốt hoảng gọi xe đưa con vào viện", . Người mẹ trẻ vẫn chưa hết day dứt bởi sự chủ quan và kém hiểu biết của mình đã khiến con rơi vào nguy hiểm.
Nhiều trường hợp trẻ mắc chân tay miệng, thủy đậu cũng đã được ghi nhận (ảnh Việt Hà).
Theo bác sĩ Hồ Thị Lan, Khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bệnh chân tay miệng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm nắng nóng hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển. Bệnh có thể gây thành dịch lớn.
Đa phần trẻ có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn tiến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.
Mối nguy hiểm từ các bệnh truyền nhiễm Từ tháng 6-8, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là thời điểm bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát. Năm nay, do lịch học kéo dài tới giữa tháng 7, nguy cơ bệnh tay chân miệng cũng có thể quay trở lại, tấn công trẻ nhỏ ở tuổi mầm non, tiểu học. Bệnh nhi bị mắc tay chân miệng đang điều...