Vì sao bầu cử Mỹ diễn ra vào thứ ba
Luật pháp Mỹ quy định cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra 4 năm một lần, vào năm chẵn, trong ngày thứ ba đầu tiên sau thứ hai đầu tiên của tháng 11.
Tấm biển hướng dẫn tới điểm bỏ phiếu bằng nhiều thứ tiếng, phù hợp với xã hội gồm nhiều cử tri là người nhập cư. Ảnh: Flirk
Quy định chỉ rõ việc bỏ phiếu được tiến hành vào ngày thứ ba đầu tiên sau thứ hai đầu tiên, như vậy ngày bầu cử sớm nhất sẽ là ngày 2/11, muộn nhất là ngày 8/11. Cuộc bầu cử năm nay rơi vào ngày 6/11. Trong xã hội hiện đại, đó chỉ là một ngày ngẫu nhiên như những ngày khác trong tuần, nhưng nó lại từng có nhiều ý nghĩa vào những năm 1800.
Trong lịch sử những năm đầu mới thành lập nước Mỹ, ngày bầu cử tổng thống được ấn định cho từng bang riêng biệt, và có nhiều ngày bầu cử, nhưng chủ yếu đều rơi vào tháng 11. Lý do ngày bầu cử đều nằm trong tháng 11 rất đơn giản, đó là vì các đại cử tri phải gặp mặt ở các bang vào ngày thứ tư đầu tiên của tháng 12, mà cuộc gặp đó phải diễn ra trước ngày bầu cử 34 ngày, do đó ngày bầu cử phải được tổ chức trong tháng 11.
Ngoài ra, việc tổ chức bầu cử trong tháng 11 có ý nghĩa quan trọng với một đất nước nông nghiệp ở thế kỷ 19. Khi đó việc thu hoạch mùa màng đã hoàn tất và mùa đông chưa đến, cử tri sẽ tích cực đi bỏ phiếu hơn.
Video đang HOT
Việc bỏ phiếu tại các bang vào những ngày khác nhau không thành vấn đề lớn hồi những năm 1800. Khi đó truyền thông còn chậm, phải mất đến vài ngày hoặc hàng tuần để biết kết quả nên không có nhiều khác biệt khiến các bang phải tổ chức cùng một ngày.
Cùng với sự phát triển của thông tin liên lạc, điện báo và đường sắt ra đời, dường như kết quả bầu cử của bang này có thể ảnh hưởng đến những cử tri của bang khác, đồng thời xuất hiện tình trạng người của bang này sẽ đi sang bang khác và bỏ phiếu nhiều lần. Do đó, đến những năm 1840, quốc hội Mỹ đưa ra quy định bỏ phiếu thống nhất trong một ngày trên khắp cả nước.
Còn tại sao lại vào thứ ba? Là bởi trước kia cử tri Mỹ thường phải đi mất cả ngày đêm đi từ trang trại vào thị trấn để đến điểm bỏ phiếu. Năm 1845, phương tiện di chuyển chủ yếu là ngựa. Mặt khác, để tránh cho ngày bầu cử rơi vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ tôn giáo, Quốc hội Mỹ chọn thứ ba, để cử tri dành ngày thứ hai cho việc đi đến điểm bỏ phiếu và ngày thứ tư để trở về. Trong ngày thứ ba, khi người đi bầu, ngựa của họ được nghỉ.
Tổ chức bầu cử vào ngày trong tuần có vẻ hơi lỗi thời trong thế giới hiện đại và lại chính là một rào cản về độ thuận tiện cho những người đi bỏ phiếu. Việc xuất hiện hình thức bỏ phiếu sớm ở nhiều bang nhằm khắc phục sự bất tiện phải bỏ phiếu vào một ngày cụ thể trong tuần như vậy. Tuy nhiên, về tổng thể, hình thức bầu cử truyền thống 4 năm một lần vào ngày thứ ba đầu tiên sau thứ hai đầu tiên của tháng 11 tại Mỹ không hề bị gián đoạn kể từ năm 1840 đến nay.
Theo VNE
Cử tri gốc Việt chọn ai làm tổng thống Mỹ?
Theo một điều tra toàn diện về các cử tri Mỹ gốc Á, thì nhóm người Việt đang thay đổi quan điểm so với những năm trước, từ mạnh mẽ ủng hộ đảng Cộng hòa chuyển sang dành phiếu cho Dân chủ hoặc giữ quan điểm độc lập.
Kết quả điều tra mới được thực hiện trong tháng 9 mang tên National Asian American Survey (NAAS), cho thấy 43% cử tri Mỹ gốc Á ủng hộ Tổng thống Obama trong khi chỉ có 24% ủng hộ ông Romney.
NAAS đã thu được những dữ liệu thực sau khi tiến hành hàng nghìn cú điện thoại thăm dò trong tháng qua, lấy kết quả từ hơn 3.000 cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh và tiếng của người được hỏi, đủ để rút ra kết luận tổng thể chung cho cả nhóm với độ sai số cho phép là 2% tính chung, và 7% cho các nhóm dân tộc đặc biệt.
Những người ủng hộ nhiều nhất cho ứng viên của đảng Cộng hòa Mitt Romney là ai? Nhiều người từng đoán rằng đó là nhóm cử tri Mỹ gốc Việt, bởi nhiều người trong số họ có quá khứ ủng hộ chính quyền của ông Nixon. Nhưng không phải vậy. Kết quả khảo sát của NAAS cho thấy trong số các cử tri gốc Việt nhiều khả năng đi bỏ phiếu, có 24% ủng hộ Obama và 21% dành cho Romney.
Hai ứng viên tổng thống Mỹ bắt tay thân mật trước cuộc tranh luận thứ nhất hôm 3/10. Trước ngày bầu cử 6/11, hai ông còn hai cuộc tranh luận được truyền hình trực tiếp nữa. Ảnh: AFP
Đội quân ủng hộ nhiều nhất cho Romney trong nhóm cử tri gốc Á là người Philippines, với với 38% cho Romney và 32% cho ông Obama. Con số này cho thấy sự ngả về phe hữu trong cộng đồng này. Năm 2008, tỷ lệ người gốc Philippine bỏ phiếu cho Obama là 50% và cho McCain là 46%. Giờ đây họ là những người Mỹ gốc Á bảo thủ nhất. Phải chăng đó là do làn sóng nhập cư vào Mỹ gồm toàn những người theo Công giáo? Câu trả lời là tùy theo sự suy đoán của từng người.
Về sở thích của cử tri, thậm chí bạn có thể đi sâu vào những nhóm người rất ít ỏi gọi là nhóm cử tri người H'mong, thì cũng có một tỷ lệ cao vượt trội: Có đến 56% chọn Obama trong khi chỉ có 4% chọn Romney.
Kết quả khảo sát này thay đổi một định kiến lâu nay cho rằng người gốc Á là những fan trung thành của đảng Dân chủ. Tuy nhiên trong kỳ bầu cử này, Obama vẫn giành được sự ủng hộ của các cộng đồng sắc tộc đông đảo có nguồn gốc từ châu Á. Người gốc Hoa dành cho tổng thống đương nhiệm 43% phiếu. Dẫn đầu là người Ấn, với 68%.
Ngoài việc người gốc Philipines chuyển sang hữu khuynh, thì nói chung cộng đồng cử tri gốc Á dường như thờ ơ hoặc chưa tham gia vào tiến trình chính trị này. Có 52% số người được hỏi cho biết họ tự mô tả bản thân là phi đảng phái.
Điều đặc biệt là có tới 32% số cử tri được hỏi cho hay họ chưa quyết định bầu cho ai. Đây có lẽ là một mục tiêu hấp dẫn mà hai ứng viên chủ chốt cần giành được nếu muốn có thêm phiếu bầu.
Con số đó cần tạo ra được mối quan tâm hơn nữa của các nhà hoạt động chính trị, những người mong muốn thu hút cử tri về dài hạn. Tuy nhiên, trong một vài tuần tới, con số thích hợp nhất để tham khảo có lẽ là con số sau đây: 32% cử tri gốc Á, thậm chí gần đây nhất, nói rằng họ là những người chưa quyết định - có lẽ đây là thành phần cử tri hấp dẫn nhất trong mấy tuần cuối cùng của mùa bầu cử năm nay.
Theo VNE
Cử tri Mỹ chọn tổng thống sớm Các cử tri ở nhiều bang của nước Mỹ đến thực hiện quyền công dân tại các điểm bỏ phiếu ở thời điểm vẫn còn hơn một tháng nữa mới tới ngày bầu cử chính thức. Dân biểu đảng Cộng hòa, Bruce Braley nhận lá phiếu khi tham gia bỏ phiếu sớm tại Tòa án hạt Black Hawk, tại Waterloo, bang Iowa, hôm...