Vì sao bão nhỏ mà cây xanh Đà Nẵng vẫn đổ la liệt?
Mặc dù bão số 3 là cơn bão nhỏ nhưng hàng trăm cây xanh trên địa bàn TP Đà Nẵng vẫn ngã đổ la liệt. Lãnh đạo Công ty công viên cây xanh Đà Nẵng lý giải nguyên nhân.
Bão số 3 ảnh hưởng đến Đà Nẵng chỉ có gió cấp 7 – 8. Tuy nhiên, ngày 14/9, trên nhiều tuyến đường của TP Đà Nẵng, các cây xanh bị bật gốc nằm la liệt.
Số liệu thống kê của Công viên cây xanh Đà Nẵng sau bão cho thấy, có gần 500 cây xanh bị ngã, đổ; 450 cây xanh bị nghiêng, gãy cành.
Dù bão nhỏ nhưng nhiều cây xanh trên các tuyến đường của Đà Nẵng vẫn đổ la liệt
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Kim, Phó giám đốc Công ty công viên cây xanh Đà Nẵng cho biết, mặc dù bão 3 chỉ có gió cấp 7 -8 nhưng mưa lớn và thời gian mưa kéo dài nên làm cho đất bị nhão và khi có gió thì ngã. Đa số các cây ngã đổ là những cây ở tuyến đường ven biển như: đường Hoàng Sa, đường Võ Nguyên Giáp, đường Nguyễn Tất Thành.
Nhiều cây có thân to
Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do hạ tầng của Đà Nẵng không có chỗ cho rễ cây sinh trường. Thường các tuyến đường vỉa hè 3m, không gian cho rễ cây chỉ có được 0,8 – 1m, còn lại là cống thoát nước.
Bên cạnh đó, trồng cây quá lớn cũng là nguyên nhân khiến cho cây dễ ngã, đổ. Khi trồng cây lớn, họ cắt hết rể cọc, mặc dù cây và tán lá vẫn phát triển bình thường nhưng hệ rễ phát triển không kịp. Cây vẫn có rễ hút nước và sống được nhưng khả năng chống chịu bão không có. Đa số những cây đã ngã, đổ trong cơn bão Nari năm 2013 thì bây giờ ngã đổ lại.
Cũng theo ông Kim, công ty chỉ có trách nhiệm duy tu, quản lý cây xanh, còn việc trồng do là các đơn vị khác trồng theo dự án.
Video đang HOT
“Cây trồng ở đường phố Đà Nẵng phù hợp nhất là cây có đường kính 5 – 7 cm. Nhưng họ cứ trồng cây có đường kính từ 20 – 25 em nên chỉ cần mưa dầm, gió lớn là đổ”, ông Kim nói.
Ông Kim cho biết, sau khi bão đi qua, công ty đã huy động 400 công nhân, 12 xe cẩu và 10 xe tải để khắc phục. Đến ngày 17/9 đã hoàn thành việc trồng lại các cây ngã, đổ. Còn những cây nghiêng vẫn đang tiến hành làm.
Được tiến, toàn thành phố Đà Nẵng hiện có khoảng 90.000 cây xanh do Công ty Công viên cây xanh Đà Nẵng quản lý.
Trước đó, vào năm 2013, cơn bão Nari cũng đã khiến 6.000 cây xanh trên địa bàn TP Đà Nẵng bật gốc. Nguyên nhân được xác định là do trồng cây to, quá cạn, thậm chí nhiều gốc cây còn nguyên bao ni-lông.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Hà Nội: Những mấu cây kỳ dị nguy hiểm trên đường Đội Cấn
Hàng chục cây xà cừ đường kính cả mét không hiểu lí do gì mọc nhiều mắt, mấu, lồi ra như cái bẫy. Không ít trường hợp ngã xe, thương tích vì đang đi va phải mấu cây. Người dân ở đây cho biết, hiện tượng này đã có từ nhiều năm và ngày càng trầm trọng.
Giao thông đoạn phố Đội Cấn gần tiếp giáp đường Bưởi (Hà Nội) đang trở nên nguy hiểm khi hàng cây 2 bên đường xuất hiện nhiều mấu lớn gồ ghề, kỳ dị đâm chĩa ra lòng đường.
Hàng chục cây xà cừ đường kính cả mét không hiểu lí do gì mọc nhiều mắt, mấu, lồi ra như cái bẫy. Không ít trường hợp ngã xe, thương tích vì đang đi va phải mấu cây.
Người dân ở đây cho biết, hiện tượng này đã có từ nhiều năm và ngày càng trầm trọng. Đường vốn đã nhỏ giao thông khó khăn nay càng thêm nguy hiểm cho người đi đường.
Hàng cây xà cừ xù xì gốc lớn mọc lồi ra đường trên phố Đội Cấn. Những người sống ở đây lâu năm cho biết, khi họ sinh ra thì hàng cây đã được trồng.
Các mấu mọc lồi ra rất nhiều, tập trung xung quanh gốc cây lấn ra lòng đường.
Cá biệt có mấu chĩa ra hơn nửa mét, như một thanh chắn ngang đường.
Các mấu cây mọc từ sát mặt đất cho đến ngang tầm ngực, rất nguy hiểm cho người đi xe máy nếu không để ý.
Nhiều mấu cây sứt sẹo vì va chạm với người đi đường và tiếp tục mọc ngày càng dài ra.
Và như thế lòng đường Đội Cấn bị thu hẹp đáng kể.
Ở đoạn gần giao cắt với đường Bưởi cũng có vài chục cây xà cừ lớn với nằm sát ranh giới vỉa hè và lòng đường, có cây phát triển đã lấn ra lòng đường.
Độ nghiêng của cây và nhiều mấu lớn lồi ra lòng đường khiến nhiều người giật mình né tránh.
Nhiều cây đổ nghiêng ra lòng đường với độ cao chỉ 2 mét đã va chạm với rất nhiều xe ô tô có thùng cao.
Rễ cây tỏa rộng ăn ra lòng đường.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Cây chết khô bên cầu Nhật Tân: Nhà thầu chịu hoàn toàn trách nhiệm Ông Nguyễn Lê Minh - Giám đốc Ban điều hành dự án cầu Nhật Tân - khẳng định, Công ty Vinaconex phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước việc cây xanh chết khô hàng loạt bên cầu Nhật Tân như Dân trí đã phản ánh. Nhiều cây ở đảo cây xanh cầu Nhật Tân đã được trồng thay thế nhưng tiếp tục khô...