Vì sao bàng quang không tống hết được nước tiểu ra ngoài?
Không tống hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài có thể khiến người bệnh lúc nào cũng có cảm giác mắc tiểu.
Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này.
Bàng quang có chức năng lưu trữ nước tiểu, từ đó giúp kiểm soát quá trình tiểu tiện. Với tình trạng không thể tống hết nước tiểu trong bàng quang thì người lớn tuổi và nam giới sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến cơ bàng quang, khiến nước tiểu không thể tống hết ra ngoài. ẢNH SHUTTERSTOCK
Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến bàng quang không thể tống hết nước tiểu ra ngoài:
Tác dụng phụ của thuốc
Khi muốn đi tiểu, các cơ bàng quang sẽ co lại và tống nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, một số loại thuốc lại ảnh hưởng đến quá trình này, làm thay đổi hoạt động của cơ bàng quang và khiến không thể tống hết nước tiểu ra ngoài, theo trang sức khỏe Livestrong (Mỹ).
Các loại thuốc có thể gây tác dụng phụ này là thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc giãn cơ hoặc thuốc kháng histamine được dùng để trị dị ứng. Nếu xuất hiện tác dụng phụ này, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ để được đổi thuốc.
Bị tắc nghẽn niệu đạo
Nước tiểu được lưu trữ trong bàng quang, sau đó đưa ra ngoài qua niệu đạo. Do đó, bất kỳ tác nhân gây tắc nghẽn niệu đạo nào cũng có thể làm cản trở dòng chảy nước tiểu.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này ở nam giới là phì đại tuyến tiền liệt. Với phụ nữ, sa bàng quang cũng là nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiểu.
Video đang HOT
Các vấn đề thần kinh
Khi đầy nước tiểu, bàng quang sẽ căng lên và gửi tín hiệu thần kinh đến não. Khi muốn tiểu, não sẽ gửi tín hiệu làm co các cơ bàng quang và ép nước tiểu ra ngoài.
Do đó, bất kỳ vấn đề nào làm gián đoạn tín hiệu thần kinh giữa não và bàng quang cũng đều có thể khiến bàng quang không thể tống hết nước tiểu ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, chẳng hạn như đột quỵ, tiểu đường, đa xơ cứng, sinh con hay chấn thương liên quan đến não, cột sống, xương chậu.
Tuổi cao
Một trong những tác động tiêu cực của lão hóa đến sức khỏe là các cơ bàng quang suy yếu. Cơ bàng quang yếu đi thì nước tiểu sẽ khó đưa hết ra ngoài.
May mắn là tập luyện thể thao thường xuyên, đặc biệt là các bài tập tác động đến cơ sàn chậu như squat, và duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giúp duy trì sức khỏe cơ bàng quang, theo Livestrong.
Ung thư bàng quang và tiên lượng
Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính, đứng thứ hai trong các loại ung thư tiết niệu. Hầu hết người mắc bệnh ung thư bàng quang đều ở độ tuổi trên 40.
1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính thường gặp ở cơ quan tiết niệu sinh dục - đây là các cơ quan bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo....
Nguyên nhân mắc ung thư bàng quang có nhiều. Các nghiên cứu cho thấy, yếu tố nguy cơ là người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư bàng quang cao gấp 4 lần người không hút. Những tác nhân gây ung thư có trong các hóa chất thuộc da, sơn, nhuộm... khiến những người làm nghề nghiệp liên quan (tiếp xúc với thuốc nhuộm anyline và các amine thơm...) cũng có nguy cơ cao mắc bệnh... Do đó, bệnh có tính chất nghề nghiệp.
Viêm bàng quang mạn tính, nhiễm trùng tiết niệu tái diễn, sử dụng ống thông đường tiểu lâu dài... có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang tế bào vảy. Ung thư biểu mô tế bào vảy có liên quan đến viêm bàng quang mạn tính do nhiễm ký sinh trùng sán máng.
Ngoài ra, một số người bệnh có tiền sử điều trị ung thư trước đó cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Nguy cơ cao mắc bệnh nếu một hoặc nhiều thân nhân có tiền sử ung thư bàng quang, mặc dù bệnh ung thư bàng quang gia đình rất hiếm gặp.
Ung thư bàng quang đứng thứ hai trong các loại ung thư tiết niệu về tỷ lệ mắc.
2. Triệu chứng của ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh cao. Triệu chứng của ung thư bàng quang là tình trạng người bệnh tiểu tiện ra máu, tiểu ra máu toàn bãi (từ đầu đến cuối bãi đi tiểu), có thể kèm theo máu cục, nhưng lại không đau buốt có thể là biểu hiện duy nhất của bệnh ở giai đoạn sớm. Đôi khi khối u trong bàng quang lại được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe.
Khi khối u phát triển đến giai đoạn muộn, người bệnh có thể bị đái máu thường xuyên, đái khó do khối u to chèn ép, người gầy sụt cân, nổi hạch bẹn 2 bên...
3. Các giai đoạn của ung thư bàng quang
- Giai đoạn gợi ý vị trí liên quan đến niêm mạc bên trong bàng quang. Sau đây là các giai đoạn chính:
T0: Không có khối u
TA: nhú khối u mà không xâm lược thành bàng quang
TIS (CIS): Ung thư biểu mô tại chỗ
T1: Khối u xâm nhập các liên kết mô dưới niêm mạc bề mặt
T2: Khối u xâm nhập các lớp cơ
T3: Khối u xuyên qua thành bàng quang và xâm lấn lớp mỡ xung quanh
T4: Khối u xâm lấn các cơ quan khác (tuyến tiền liệt, tử cung, âm đạo, thành chậu).
- Các giai đoạn ung thư bàng quang được chia ra dựa trên mức độ di căn. Bệnh được chia làm giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn I: Ung thư ở giai đoạn này xảy ra trong lớp nội mạc của bàng quang, nhưng chưa xâm chiếm lớp cơ của thành bàng quang.
Giai đoạn II: Ở giai đoạn này, ung thư đã xâm nhập vào thành bàng quang, nhưng vẫn còn giới hạn ở bàng quang.
Giai đoạn III: Các tế bào ung thư đã lây lan xuyên qua thành bàng quang để xâm lấn mô xung quanh. Chúng có thể lan đến tuyến tiền liệt ở nam giới hoặc tử cung hay âm đạo ở phụ nữ.
Giai đoạn IV: Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết, di căn đến các cơ quan khác, như phổi, xương hoặc gan.
4. Tiên lượng ung thư bàng quang
Các yếu tố tiên lượng chính là giai đoạn của u tại thời điểm chẩn đoán và mức độ biệt hóa. Tỷ lệ sống trong 5 năm của bệnh nhân ung thư bàng quang không xâm lấn cơ là 95%, xâm lấn cơ là 50%, di căn xa là 6%.
Tỷ lệ sống trung bình của bệnh nhân ung thư bàng quang không xâm lấn cơ là 10 năm với quá trình tiến triển tự nhiên với tái phát là không xâm lấn cơ hoặc xâm lấn cơ.
Tỷ lệ tái phát của khối u không xâm lấn cơ là 60%-70% các ca, khoảng 1/3 tiến triển đến giai đoạn cao hơn. Tiên lượng sống đối với ung thư đường niệu di căn xa được điều trị đầu tiên bằng hóa chất có sự thay đổi đáng kể.
Một nghiên cứu tại Mỹ đã phát triển mô hình sử dụng 2 yếu tố trước điều trị là hiệu suất tình trạng ít hơn 80% hoặc sự hiện diện của di căn ( gan, phổi, xương). Nghiên cứu này cho thấy cần dựa vào 4 yếu tố di căn nội tạng, tình trạng bệnh, albumin và hemoglobin. Bốn yếu tố tiên lượng này được sử dụng cho bệnh nhân ung thư biểu mô đường tiết niệu có di căn xa có ý nghĩa về mặt thống kê trong tiên lượng sống bệnh nhân di căn xa, các mô hình tiên lượng có thể dự đoán khả năng sống 1-2,5 năm và tiên lượng sống trung bình của bệnh nhân ung thư biểu mô đường tiết niệu di căn xa.
Tóm lại: Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính của cơ quan tiết niệu, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, hay gặp ở nam hơn ở nữ, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao có thể phòng ngừa được bằng cách bỏ thuốc lá, có thể phát hiện sớm bằng những phương tiện chẩn đoán phổ biến hiện nay như siêu âm, chụp CT-Scan, nội soi bàng quang chẩn đoán; tỷ lệ khỏi bệnh cao khi bệnh còn ở giai đoạn sớm.
Bạn đi tiểu bao nhiêu lần mỗi ngày, bao nhiêu lần là manh mối của bệnh? Một số người có thể đi tiểu 10 lần một ngày, nhưng điều đó vẫn ổn nếu không gây khó chịu. Những người khác có thể chỉ 4 lần trong suốt 24 giờ. Điều đó cũng tốt và không có gì phải lo lắng. Không có gì bất thường khi có những ngày nước tiểu ít hoặc nhiều. Số lần đi tiểu trung...