Vì sao bạn trẻ không nên tự tử vì tình ?
Ngày qua ngày, tình yêu hiện hữu trên khắp thế gian, từng phút từng giờ, từng hơi thở từng nhịp đập, từng ánh nhìn từng cái nắm tay. Những câu chuyện tình rực rỡ như những tia nắng mới nhưng cũng có những câu chuyện tình kết thúc rất bi thảm, cũng có những chuyện tình chưa khai sinh đã .. khai tử.
Thất tình là trạng thái một chiều trong quan hệ luyến ái không được bên kia đáp lại tình cảm của mình dành cho đối tượng một cách tha thiết, việc từ chối đáp lại tình cảm này được thực hiện công khai hoặc ngầm hiểu là như vậy, điều đó trực tiếp gây ra những trạng thái cảm xúc qua nhiều cung bậc khác nhau, từ sự buồn chán, đau khổ, cô đơn, hoang mang cho đến tổn thương, thậm chí là nguy cơ tự tử.
Người ta tự tử vì không thể vượt qua được nỗi đau thất tình…
Người ta tự tử vì không thể vượt qua được nỗi đau thất tình, tự tử vì muốn giải thoát, tự tử vì muốn “kẻ kia” ân hận suốt đời, đôi khi tự tử vì được rủ rê tự tử …cho vui, cho nổi tiếng (kiểu tường thuật trực tiếp trên mạng xã hội). Một kẻ thất tình khi đã quyết định tự tử thì đương nhiên đã tự cho mình những lý do thích hợp cho việc đó, ít người đủ sáng suốt để nghĩ điều ngược lại, vì sao không nên tự tử vì thất tình.
“Kẻ kia” không đau khổ như bạn tưởng
Bạn nghĩ khi chết đi sẽ khiến “kẻ đó”, dù không yêu bạn, đã từng yêu bạn nhưng “đá” bạn, không hề biết đến mối tình đơn phương của bạn, dù là ai đi nữa, sẽ nhớ về bạn. Có thể bạn đang ảo tưởng. Thời gian là một thứ có thể trôi vào lãng quên, thời gian cũng là thứ chữa lành vết thương, thời gian cũng là kẻ bạc bẽo xóa sạch mọi lý ức về quá khứ. Vì thế, khi bạn trở về với cát bụi, thời gian sẽ giúp “kẻ kia” quên bạn. Thậm chí nếu tình yêu của bạn gây phiền nhiễu cho “kẻ kia”, thì sự ra đi vĩnh viễn của bạn càng khiến người ta cảm thấy như được giải thoát. Nếu bạn muốn ai đó phải ân hận suốt đời vì cái chết của bạn, thì bạn đã uổng phí đời mình.
Đừng coi tình yêu là thứ có thể trường tồn
Khi có cơ hội gặp ai, nghe nói về ai hợp với sở thích của mình như diện mạo, giọng nói, trình độ hiểu biết, tính tình, nghề nghiệp hay địa vị.. thì trong tâm họ sẽ khởi lên ý thích người đó và muốn chiếm hữu. Tuy nhiên đó chỉ là “sở thích” mà thôi. Ý thích này là vô thường thay đổi, không bền vững vĩnh cửu, chỉ là tạm thời trong một khoảnh thời gian tạm thời. Vậy thì lấy cái chết, một thứ vĩnh cửu ra để đổi lấy một ý thích tạm thời liệu có đáng không ?
Video đang HOT
Khi yêu người ta thường cho rằng người ấy là tất cả, tình yêu với người ấy là trường tồn
Khi yêu người ta thường cho rằng người ấy là tất cả, tình yêu với người ấy là trường tồn, bất di bất dịch. Đó là một trạng thái mà người ta gọi là “yêu mù quáng”. Nhưng điều này được giải thích rất đơn giản qua một câu chuyện của nhà Phật: Có một cô gái vào chùa xin đi tu, nếu không được chấp nhận nhất định sẽ tự vẫn vì thất tình. Một sư thầy lựa lời khuyên giải nhưng cô gái vẫn nhất nhất khẳng định rằng cô không thể sống nổi nếu không có “người ấy”. Sư thầy bèn thắp ba ngọn nến lên và hỏi cô gái: “Con thấy cây nến nào sáng nhất”. “Cả ba cây nến đều sáng như nhau”. Cô gái trả lời. “Nếu người con yêu là một trong ba cây nến ấy, con chọn cây nào”. Cô gái bắt đầu cảm thấy bối rồi, vì quả thật ba cây nến đều như nhau làm sao có thể lựa chọn. Nhà sư liền cầm một cây nến đến trước mặt cô gái và lại hỏi: “Cây nến nào sáng nhất”. “Tất nhiên là cây nến ở gần nhất”. Cô gái vội trả lời. “Thật ra cả ba cây nến đều sáng như nhau, chẳng qua vì con để tâm đến cây nến đó nhất nên con tưởng là sáng nhất mà thôi. Khi để nó vào chỗ cũ, con lại không tìm được một chút cảm giác sáng nhất. Thứ gọi là tình yêu cuối cùng và duy nhất của con chỉ là hoa trong gương trăng dưới nước, suy cho cùng chỉ là con số không.Vũ trụ có muôn vàn sinh linh, người ấy chỉ là một hạt cát nhỏ, chỉ cần con không để ý đến, con sẽ tìm được hạnh phúc bên người khác. Con nói rằng: “Hạnh phúc của đời tôi là yêu được người ấy”. Như vậy con đã cột đời của mình vào trong ý niệm là phải yêu được người ấy mới có hạnh phúc, nếu không thì đời chẳng có ý nghĩa gì nữa cả. Đời còn nhiều nghĩa lắm chứ, nhưng tại con không thấy được tất cả những cái nghĩa khác của cuộc đời mà chỉ thấy có một nghĩa đó mà thôi. Khi đã bị kẹt vào một ý niệm về tình yêu là con không còn cơ hội nào khác để có được tình yêu khác nữa”.
Khi một cánh cửa đã đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra, điều bạn cần làm là thôi không chờ đợi nơi cánh cửa đã đóng, mà hãy tìm một cánh cửa khác đang mở ra cho mình.
Tự sát là tội sát sinh dưới góc nhìn Phật giáo
Theo luật nhân quả, những người tự sát nếu được đầu thai lại làm người, cũng thường có khuôn mặt xấu xí, hoặc bị mắc chứng điên loạn, thần kinh. Dùng thuốc ngủ để tự sát lại có thể sinh ra bị trầm cảm, u mê, tự kỷ…
Dưới góc nhìn Phật giáo, người tự tử là người có tội giết người mặc dù mình tự sát vẫn có tội như giết người khác. Thậm chí, tội giết mình còn nặng hơn tội giết người khác. Nói cách khác, tự tử là phạm tội sát sinh. Vì thế, nếu muốn tránh khổ đau bằng cách tự sát thì tức là bạn đang đi ngược lại luật nhân quả. Đó là điều không thể. Chết có thể là hết khổ, nhưng là cái chết kiểu khác, chết thanh thản. Còn chết do tự sát, chắc chắn là một sự tiếp nối vòng xoáy khổ đau hơn. Bởi vậy mới nói, ngu nhất trong các loại ngu là tự sát hại chính mình.
Tình yêu giống như tuyết rơi. Khi tuyết rơi nhìn những bông hoa tuyết trắng rất đẹp. Nếu dơ hai tay chụp lấy thì tuyết sẽ tan ra thành nước, những bông hoa tuyết không còn nữa. Do vậy, đừng bao giờ nghĩ đến cách chiếm hữu, nếu không được thì ngang nhiên cố chấp thà chết chứ không chịu buông bỏ. Hãy để những hoa tuyết tự do rơi, chỉ khi hoa tuyết rơi thì hình ảnh mới thật sự là đẹp.
Bảo Thoa
Ngày chồng mất, tôi mới hiểu vì sao anh thà chết chứ không đi bệnh viện
Thì ra đây là lý do chồng cô không chịu đi bệnh viện chữa bệnh ư? Anh có biết rằng mẹ con cô chỉ cần anh sống thôi, vậy mà anh lỡ làm điều này.
Chẳng ai có thể ngờ rằng tai họa lại đổ ập xuống gia đình Vĩnh - Hiền được. Nhà cô vốn nổi tiếng là gia đình kiểu mẫu, trong nhà chẳng bao giờ có tiếng cãi vã hay giận hờn nhau. Ngày trước vợ chồng Vĩnh lấy nhau là do bố mẹ sắp đặt, vậy mà họ lại yêu thương nhau đến như vậy.
Mái ấm gia đình ấy còn vui vẻ hơn khi Vĩnh và Hiền có 2 đứa con ngoan học giỏi, vô cùng hiếu thảo với bố mẹ. Họ cứ ngỡ rằng chỉ chục năm nữa thôi, vợ chồng Vĩnh sẽ được an nhàn tuổi già, lúc ấy Vĩnh sẽ hết lòng bù đắp mọi thiệt thòi thiếu thốn mà Hiền phải chịu đựng bao năm qua.
Cuộc sống đẹp, hạnh phúc êm đềm ấy bỗng biến mất vì một ngày Vĩnh ốm tới bệnh viện khám. Khi bác sĩ đưa kết quả cho Hiền, cô choáng khi đọc được dòng chữ "ung thư vòm họng giai đoạn đầu". Cả bầu trời, tương lai trước mắt của hiền sụp đổ hết. Cô vội vàng giấu tờ giấy đó đi trước khi chồng nhìn thấy.
Về nhà Hiền cố tỏ ra như chồng không mắc bệnh kỳ nặng lắm, cô không muốn chồng biết rồi u buồn. Nhưng Hiền đâu có biết Vĩnh đã vào phòng hỏi trực tiếp bác sĩ về bệnh tình của mình.
Cô choáng khi đọc được dòng chữ "ung thư vòm họng giai đoạn đầu" (ảnh minh họa)
Mấy hôm sau Hiền mượn cớ chồng ốm yếu, đẩy anh vào viện điều trị. Dù sao chồng cô mới bị giai đoạn đầu thôi, vẫn còn cơ hội cứu sống anh, không thì cũng kéo dài được tuổi thọ thêm chút thời gian nữa. Vĩnh nhất quyết từ chối yêu cầu của vợ, anh nói mình không sao và không đi đâu hết. Bệnh viện là nơi anh căm ghét nhất, anh không muốn mình làm con bệnh trong đấy. Chính xác hơn là anh sợ, sợ...nơi đấy.
Cũng từ ngày Vĩnh mắc bệnh, vợ chồng anh liên tục xảy ra mâu thuẫn cãi vã. Tất cả đều là do Vĩnh gây sự trước, nhiều lần anh còn chửi thậm chí là đuổi Hiền đi vì cô cứ ép anh vào viện điều trị. Thấy tính tình chồng thay đổi đột ngột như vậy, Hiền buồn lắm. Cô cứ muốn gần chồng, an ủi anh thì anh lại càng tỏ ra xa lánh miệt thị cô hơn. Có lần Vĩnh còn đưa đơn ly hôn cho Hiền ký, anh nói Hiền không phải là người anh yêu và cần nữa, anh muốn cô buông tha cho anh.
Vĩnh càng đối xử thậm tệ với mình, Hiền lại càng thương chồng nhiều hơn. Cô nghĩ vì mang bệnh tật trong người nên chồng khó chịu mới vậy. Cô sẽ giúp anh vượt qua giai đoạn này dù là thế nào.
Thời gian trôi qua, bệnh tình của Vĩnh ngày một nặng hơn. Chưa đầy một năm căn bệnh ấy đã chuyển sang giai đoạn cuối. Giờ thì Vĩnh gầy nhom, xanh xao, yếu ớt. Đến nước này rồi mà Vĩnh vẫn không chịu đi viện, anh nói với vợ rằng: Thà chết ở nhà còn hơn đến bệnh viện. Nếu ai đưa anh đến đó, Vĩnh sẽ chết ngay cho mà xem.
Cô cứ muốn gần chồng, an ủi anh thì anh lại càng tỏ ra xa lánh miệt thị cô hơn (ảnh minh họa)
Thái độ cứng nhắc của chồng làm Hiền nản lòng. Cứ thế thì nửa năm sau Vĩnh mất. Ngày Vĩnh mất, ba mẹ con Hiền khóc cạn nước mắt, hàng xóm ai cũng thương cho gia đình Hiền.
Sau đám tang, Hiền dọn phòng chồng nằm. Lật chiếu lên cô sững người thấy một tờ di chúc chồng viết lúc cuối đời của chồng với nét chữ nghệch ngoạc khó dịch. Ngồi lặng người đọc từng chữ Hiền mới hiểu vì sao chồng luôn tỏ thái độ khó ư với cô và không chịu đến bệnh viện điều trị hay uống một viên thuốc.
Là Vĩnh biết căn bệnh này không có thuốc chữa, anh đi để lại gánh nặng con cái cho vợ. Làm sao Vĩnh có thể cuỗng sạch tiền đổ vào chữa bệnh được chứ. Anh muốn để dành số tiền đó cho vợ nuôi con, chí ít thì cuộc sống của mẹ con Hiền không phải nợ nần. Và nguyện ước cuối cùng của Vĩnh là mong Hiền quên anh đi, đến với một người đàn ông khác. Vợ anh còn trẻ, Hiền không thể sống cô đơn mãi được. Hiền cần một bờ vai để nương tựa, để yêu thương.
Hiền òa khóc nức nở khi đọc hết bức di chúc đó. Lý do anh không chịu đi bệnh viện là đây sao? Anh có biết mẹ con Hiền đau xót thế nào khi nhìn anh ngày một yếu đi, và đến lúc vĩnh viễn rời khỏi mẹ con cô. Hiền ôm di ảnh chồng vào lòng nghẹn ngào nói: Chồng ngốc à, cả đời này em sao có thể quên được anh chứ? Hãy để em yêu anh ngay cả khi anh không còn ở bên em nữa.
Theo Một Thế Giới
5 phản ứng gây hại cho cơ thể khi bị thất tình Nỗi đau thất tình gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tác động tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Khóc nhiều Một cá nhân trải qua những cảm xúc như buồn rầu khi có những mất mát về thói quen hay con người để lại, lúc này hệ thống thần kinh giao cảm sẽ tác động làm xuất hiện...