Vì sao bàn thờ Thần tài không được phép đặt trên cao mà phải đặt sát đất?
Khác với bàn thờ gia tiên hay bàn thờ ông Táo đặt ở nơi cao, yên tĩnh nhất trong nhà, bàn thờ Thần tài phải đặt tiếp âm, tức là sát đất (nền nhà).
Thần tài là vị thần mang lại tiền bạc, của cải cho mỗi gia đình, nhất là những gia đình buôn bán hay kinh doanh, đều có bàn thờ Thần tài để cầu xin cho “mua may bán đắt”. Theo quan niệm dân gian, ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng được xem là ngày mang may mắn nhất trong năm vì nó mở đầu cho một năm mới.
Khác với bàn thờ gia tiên hay bàn thờ ông Táo đặt ở nơi cao, kín đáo, thanh tịnh, yên tĩnh nhất trong nhà, bàn thờ Thần tài phải đặt tiếp âm, tức là sát đất (nền nhà),
Nguyên tắc chung khi đặt bàn thờ thần tài là không được đặt trên cao nhưng phải ở vị trí có thể quan sát hết sự ra vào của khách khứa. Bàn thờ thần tài phải tiếp âm, ở dưới đất, nếu ở nhà hay cửa hàng, phải để dưới tầng một, có thể gần cửa chính hoặc ở ban công.
Giải thích về vấn đề này, nhà nghiên cứu văn hóa, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú cho biết, việc đặt bàn thờ Thần tài dưới đất trước hết là để phân biệt không gian cúng tổ tiên với không gian thờ Thần tài. Không gian cúng tổ tiên phải ở trên cao, Thần tài theo thuyết Thiên – Địa – Nhân là nở ra từ dưới đất.
Bàn thờ Thần tài phải đặt tiếp âm, tức là sát đất. (Ảnh minh họa)
“ Thường bàn thờ Thần Tài đặt ở góc nhà vì gắn liền sự tích Thần tài bị đánh đuổi, trốn vào trong góc nhà. Hiện nay, bàn thờ Thần tài thường để ở chân cầu thang hoặc gầm cầu thang, mà không cần phải theo hướng gì“, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú cho hay.
Cũng nên lưu ý rằng, bàn thờ Thần tài, ông Địa tuy để dưới đất nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, nên giữ cho các vị thần sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch.
Sự tích Thần tài và tục thờ thần tài
Ngày xưa, có một lái buôn tên là Âu Minh, khi đi thuyền qua hồ Thanh Thảo, được Thủy Thần tặng cho một cô hầu gái tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà. Sự buôn bán từ ngày đó trở đi càng ngày càng phát đạt, chỉ trong vòng vài năm mà Âu Minh trở thành một nhà giàu có lớn.
Video đang HOT
Một hôm, vào Tết Nguyên đán, Âu Minh tức giận đánh Như Nguyện làm cô sợ hãi, chui vào đống rác trốn mất.
Kể từ đó, việc buôn bán của Âu Minh bắt đầu thua lỗ sa sút, chẳng bao lâu thì sạt nghiệp, trở nên nghèo khổ.
Người ta cho rằng, Như Nguyện là Thần tài. Lúc Âu Minh nuôi Như Nguyện trong nhà thì Thần tài ủng hộ nên làm ăn phát đạt. Tới khi Như Nguyện bị đánh rồi bỏ đi thì Thần tài không còn chiếu cố Âu Minh nữa nên làm ăn sa sút, thất bại.
Do sự tích này, người ta có tục kiêng cữ quét rác và hốt rác trong ba ngày Tết, sợ Thần tài không có chỗ ẩn trốn mà đi nơi khác thì việc làm ăn trong năm sẽ bị xui xẻo thất bại.
Cũng do sự tích này mà người ta lập bàn thờ Thần tài sát nền đất hay nền gạch, không đặt cao như các bàn thờ khác, và đặt ở góc nhà hay nơi hàng hiên.
Theo Du Jin (Khám phá)
Cứ "tiện tay" làm những việc phạm cấm kị này, gia chủ chỉ có gặp họa lớn
Đôi khi chỉ "tiện tay" vứt bát cũ đi, để dao ở phòng khách, đốt quần áo cũ,... nhưng nếu không chú ý, gia chủ có thể phạm lỗi phong thủy nhà ở nghiêm trọng khiến tiền tài, vận may tiêu biến hết.
1. Vứt bát ăn cơm cũ đi
Đừng coi thường chiếc bát ăn cơm, bởi nó tuy nhỏ nhưng "có võ". Người ta thường nói về công việc làm ăn không thuận lợi, gặp nhiều khó khăn trắc trở bằng câu "làm ăn thất bát", bởi vậy bất kể là mới hay cũ, thì "bát" ở đây ám chỉ công việc làm ăn của gia chủ. Theo phong thủy, việc vứt bát đi được coi là một sự "phá tài", tự hất bỏ miếng cơm manh áo của chính mình.
Trong tiếng Hán từ "bát" được đọc là "Wn", nó đồng âm với một từ ngữ khác có cách đọc là "wán" trong từ "wándàn", nghĩa là kết thúc, là hết. Do đó, dù đã sắm sửa được bát mới, vật dụng mới, gia chủ cũng không nên vứt bỏ những chiếc bát cũ đi dù chúng đã sứt mẻ. Trong trường hợp bát đã mẻ quá nhiều không thể giữ lại được nữa, gia chủ có thể bọc bát lại bằng miếng vải đỏ rồi đem bỏ đi ở nơi kín đáo.
2. Đặt chậu xương rồng trên bàn làm việc, phòng khách
Cây xương rồng là một trong những cây có tác dụng hóa hung cao nhưng lại kiêng kỵ khi bài trí ở nhiều nơi quen thuộc mà nhiều người hay bày. Bởi theo phong thủy, việc thân cây tập trung quá nhiều gai nhọn khiến xương rồng luôn bị bao bọc bởi sát khí, những mũi nhọn của cây chĩa vào người thì sẽ tạo ra khí xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe của gia chủ.
Phòng khách là nơi hội tụ năng lượng tốt, là nơi gia đình tụ họp, nghỉ ngơi và thư giãn. Nếu đặt cây xương rồng trong phòng khách, chúng sẽ khiến cho những nguồn năng lượng này tiêu tán hoặc bị tiêu diệt bởi những chiếc gai sắc nhọn. Đặt xương rồng trên bàn làm việc cũng sẽ khiến công việc gặp điều không thuận lợi, khó phát triển.
3. Đốt ảnh chụp, quần áo
Quần áo là thứ tuyệt đối kiêng kị đốt đi, bởi theo quan niệm phong thủy, đốt quần áo là đốt cho người đã khuất, nếu trong nhà không có tang ma, thì việc đốt quần áo của người còn sống đi sẽ khiến cả gia đình gặp nhiều chuyện xui xẻo và thậm chí là những tai họa khó lường.
Bên cạnh đó, theo phong thủy, mỗi bức ảnh chính là một phần hồn phách, nếu đốt bỏ, sẽ khiến tâm trí rối loạn, sa sút tinh thần, gặp nhiều việc trái ý,... Bởi vậy tốt nhất không nên đốt ảnh, mà hãy cất giữ ở một nơi kín đáo.
4. Vứt mảnh gương vỡ vào thùng rác
Việc gương bị vỡ được coi là rất độc, gương nứt, vỡ tỏa ra luồng khí tiêu cực và phá vỡ những hình ảnh tốt đẹp bên ngoài, là điềm xấu báo hiệu sự xui xẻo và chuyện chẳng lành.
Chính bởi vậy, khi vô tình làm vỡ gương, không nên vứt các mảnh gương vỡ vào thùng rác. Sau khi thu dọn kĩ càng để tránh những mảnh vỡ gây bị thương cho người trong gia đình, bạn nên bọc tất cả vào một chiếc túi rồi đem đi chôn hoặc vứt xuống lòng sông sâu để mang những điều xui rủi, điềm xấu đi xa khỏi nhà.
5. Treo nhiều đồng hồ trong nhà
Đồng hồ đại diện cho "Thiên". Treo quá nhiều đồng hồ trong nhà dẫn đến tình trạng rối loạn, không gian sống không ổn định, các thành viên trong gia đình dễ gặp nhiều rắc rối, phiền toái. Bạn có thể treo 2-3 chiếc trong nhà là vừa đủ, nếu có nhu cầu hơn thế thì có thể dùng đồng hồ nhỏ để bàn.
6. Để dao kéo bừa bãi ở phòng khách, phòng ngủ
Dao đặt trong phòng khách thông thường là dao gọt hoa quả hoặc các loại dao kiếm trang trí. Tuy nhiên, phòng khách là nơi tiếp đón khách, nếu không đặt cẩn thận sẽ ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội và sự nghiệp. Do vậy, khi dùng xong, không nên trực tiếp đặt trong tủ mà dùng bao chuyên dụng bọc lại, nếu không có thì dùng mảnh vải bọc lại, vừa an toàn lại đảm bảo thẩm mĩ.
Không chỉ trong phòng khách, mà dao kéo đặt tùy tiện trong phòng ngủ cũng không có lợi cho tình cảm vợ chồng và việc sinh con đẻ cái, khiến vợ chồng xa cách, thường xuyên bất hòa.
7. Đặt bể cá cảnh trước tượng thần và dưới ban thờ
Tuyệt đối không nên đặt bể cá dưới các tượng thần, đặc biệt là thần Tài hay ông tam đa Phúc, Lộc, Thọ. Theo quan niệm phong thuỷ, cách bố trí đó mang ý nghĩa "chính thần hạ thuỷ", sẽ gây ra cảnh tán gia bại sản.
Không đặt bể cá phía dưới ban thờ, vì khói hương và bụi rơi vào bể cá sẽ làm cá chết. Việc cá chết thường xuyên là một điều rất không hay.
*Thông tin trong bài mang tính tham khảo!
Theo Du Jin (Khám phá)
Đặt bàn thờ Thần Tài ở đâu chớ dính những thứ này, làm ăn lụi bại, chẳng mấy mà nghèo Không giống như bàn thờ tổ tiên, bàn thờ của Thần Tài phải được đặt ở dưới đất, ở một góc nhà. Những sai lầm khi đặt bàn thờ Thần Tài ở cửa hàng, công ty 1. Bát hương và ông Thần Tài, bộ đồ thờ sứ mua về đặt luôn lên ban thờ mà quên không lau rửa sạch sẽ hoặc không...