Vì sao bạn sợ đứng trước đám đông?
Khi phải trình bày hay phát biểu một vấn đề gì đó trước số đông khán giả, nhiều người tỏ ra sợ hãi, lúng túng và hoàn toàn trái với hình ảnh hoạt bát, nhanh nhẹn lúc bình thường.
Các chuyên gia cho rằng những người này mắc phải chứng bệnh sợ xã hội, có thể điều trị dứt điểm nếu như đúng cách.
Nhiều người mắc bệnh
Một cô gái trẻ tâm sự trên một diễn đàn dành cho phụ nữ rằng cô luôn có một nỗi sợ không thể chế ngự được mỗi khi phải nói trước đám đông. Nỗi sợ ấy được biểu hiện ra ngoài như mặt đỏ, toát mồ hôi, tim đập nhanh và đặc biệt có lúc không còn nhớ được mình định làm gì, nói gì…
Điều kỳ lạ là những triệu chứng đó chỉ xuất hiện trong những tình huống trước đám đông, còn bình thường cô được đánh giá là bạo dạn và rất hoạt ngôn.
Sợ trình bày, sợ phát biểu trước đám đông là do mắc chứng bệnh ám ảnh xã hội
Theo TS.BS Bùi Quang Huy – Trưởng khoa tâm thần Bệnh viện 103 (Hà Nội) – cô gái đó có thể đã mắc chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội. Cụ thể là sợ một số tình huống xã hội nhất định như sợ trình bày, sợ phát biểu trước đám đông…
Ở những người sợ toàn bộ tình huống xã hội thì có phần khác hơn, họ sợ tất cả những hoạt động công cộng, sợ những cuộc phỏng vấn, sợ cả việc đi xe buýt, vào nhà vệ sinh chung…
Điểm nổi bật ở những người mắc chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội là họ thường chú ý quá mức về bản thân, đánh giá xấu về hình thức của mình nên rất sợ người khác cười nhạo, tẩy chay, chế giễu.
Cũng theo bác sĩ Huy, chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội rất phổ biến, chiếm tới 3-5% dân số. Tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ ngang nhau nhưng nữ thường tìm đến các cơ sở, chuyên khoa về tâm thần để điều trị nhiều hơn nam. Bệnh thường khởi phát trong khoảng thời gian 12-13 tuổi, có thể kéo dài trong vòng 25 năm nếu như không có phương pháp điều trị.
Bác sĩ Huy cũng cho biết gen di truyền đóng vai trò hàng đầu gây ra chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội. Những người có bố, mẹ hoặc anh, chị, em có chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội thường có nguy cơ bị ám ảnh sợ xã hội hoặc rối loạn nhân cách cao gấp 10 lần người bình thường.
Nhiều người cho rằng những người bị chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội là do tính cách nhút nhát, rụt rè nhưng thật ra là họ bị thiếu chất serotonin ở não, thực tế này ghi nhận ở tất cả các bệnh nhân.
Video đang HOT
Bác sĩ Lý Trần Tình, giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, cho biết chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội không loại trừ một đối tượng nào. Bệnh viện Tâm thần Hà Nội ghi nhận có cả những trường hợp thuộc nhóm thường xuyên phải đối diện với đám đông như nhà giáo, nhà báo, người làm lãnh đạo… cũng mắc chứng bệnh này.
Trước khi tìm đến bệnh viện để thăm khám, họ đã sử dụng nhiều cách để chế ngự nỗi sợ nhưng không thành công, có những người trong số đó thường xuyên sử dụng rượu như một cách để lấy lại sự bình tĩnh.
Điều trị theo lộ trình lâu dài
Bác sĩ Huy cho rằng chất serotonin có ở rất nhiều loại thức ăn nhưng cơ thể không hấp thu chất này qua đường tiêu hóa.
Do vậy, những bệnh nhân mắc ám ảnh sợ xã hội thường được chỉ định dùng những loại thuốc trầm cảm để bổ sung chất này. Một số thuốc như sertralin, paroxetin, venis… được ưa chuộng và chỉ có kết quả sau một thời gian điều trị từ 4-12 tuần.
Muốn hoàn toàn dứt điểm chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội thì phải điều trị liều củng cố khoảng 36-60 tháng. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc Bentodiazpin có tác dụng tức thời, sử dụng trước khi gặp các tình huống gây sợ hãi khoảng 30 phút.
Bác sĩ Huy đưa ra khuyến cáo dù chưa tìm thấy tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như tim, gan, thận, chức năng tình dục, sinh sản… nhưng bệnh nhân không nên sử dụng các thuốc chữa chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội một cách tùy tiện, phải có chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả xấu lên cơ thể.
Theo bác sĩ Huy, điều trị bằng thuốc không phải là phương pháp tốt nhất để chấm dứt chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội. Liệu pháp tốt nhất là kết hợp việc tập luyện và dùng thuốc.
Những bài tập đó có thể là tập nói một mình trước gương, tập nói trước số ít sau đó tăng dần lượng khán giả; lập kế hoạch chi tiết những việc cần làm, cần nói trước khi đối diện với đông người; đặc biệt phải tự nhủ với bản thân không nên sợ, không nên hồi hộp… Bác sĩ Huy nhấn mạnh: “Phải đối mặt với các tình huống sợ, chỉ có đối mặt mới có cơ hội vượt qua được nỗi sợ đó”.
Bác sĩ Lý Trần Tình cũng cho rằng điều trị chứng bệnh ám ảnh sợ xã hội phải tuân theo một lộ trình tương đối dài, trong tình huống khẩn cấp thì có thể chế ngự nỗi sợ bằng biện pháp như hít thật sâu và thở ra thật chậm rãi. Nếu như áp dụng những biện pháp tập luyện như tập nói trước gương, tập sử dụng phương tiện công cộng… mà không thành công, bệnh nhân nên tìm đến các chuyên khoa tâm thần để được thăm khám và điều trị. Bác sĩ Lý Trần Tình còn đưa ra lời khuyên không nên sử dụng rượu, chất ma túy, thuốc bình thần… để lấy lại sự tự tin.
Theo QUỲNH LIÊN (Tuổi trẻ)
6 hội chứng tâm thần quái đản nhất thế giới
Hội chứng "ăn thịt người", "Alice ở xứ sở thần tiên", "giọng nước ngoài", bàn tay "vô chính chủ"... đều là những hội chứng tâm thần quái đản được phát hiện.
1. Chứng rối loạn tâm thần Wendigo
Rối loạn tâm thần Wendigo đề cập tình trạng một người có mong muốn mãnh liệt trong việc ăn thịt người, ngay cả khi điều đó là không cần thiết (không xảy ra nạn đói).
Người bị tâm thần có mong muốn ăn thịt người. (Ảnh minh họa)
Tên gọi này xuất phát từ quái vật Wendigo, một con quái vật chuyên ăn thịt người xuất hiện trong các thần thoại của người Mỹ bản địa.
Những người dính líu đến hành động man rợ này có xu hướng thần kinh không ổn định nhưng họ biết chính xác những gì mình đang làm.
Thậm chí, họ còn cảm thấy phởn phơ, hưng phấn tương tự như khi sử dụng ma túy vậy. Lý do là bởi họ tin rằng, việc này sẽ đem lại cho mình sức mạnh siêu nhiên.
Những Wendigo này dần dần sẽ phát triển sang trạng thái "nghiện", không chỉ đối với việc ăn thịt đồng loại mà còn cả cách thức "săn mồi".
Bạn có thể xem thêm Lý giải tục lệ "người ăn thịt người" cổ xưa.
2. Chứng "nhảy loạn của người Pháp xứ Maine"
Đây là căn bệnh do George Miller Beard phát hiện lần đầu tiên ở miền Bắc xứ Maine năm 1878.
Khi ấy, Beard chú ý đến biểu hiện khác thường của rất nhiều công nhân đốn củi ở khu vực này, họ nhảy nhót và la hét giống như những đứa trẻ bị quá khích.
Ly kỳ hơn, chỉ cần bạn đột nhiên ra những khẩu hiệu ngắn gọn cho họ như "quẳng bia đi" hoặc "hất ghế đi", thậm chí là "đánh thằng kia đi" là hầu như họ đều ngoan ngoãn tuân theo.
Chứng "nhảy loạn phát hiện lần đầu tiên ở miền Bắc nước Pháp
Có những người bệnh còn nhại lời người khác một cách vô thức thậm chí không biết ngôn ngữ đó. Điều này khiến cho nhiều người tin rằng, họ chính là một chú vẹt khổng lồ đội lốt người.
3. Hội chứng "Alice ở xứ sở thần tiên"
Chứng bệnh "Alice ở xứ sở thần tiên" - gọi theo tên một câu chuyện dành cho thiếu nhi của nhà văn Lewis Carroll - liên kết với bệnh đau nửa đầu và những người mắc phải hội chứng sẽ nhìn thấy vật thể bình thường trở nên quá nhỏ hoặc quá lớn.
Người bệnh sẽ nhìn thấy cảnh các đồ vật dường như càng lúc càng chạy ra thật xa hay tới thật gần.
Người bệnh sẽ nhìn thấy cảnh các đồ vật dường như càng lúc càng chạy ra thật xa hay tới thật gần. Thậm chí, một số bệnh nhân còn cảm thấy một phần thân thể mình biến dạng, ví dụ tai bỗng nhiên phồng to ra.
Hội chứng này được lý giải là do một sự bùng phát hoạt động điện, tạo ra một luồng máu bất thường đổ vào vùng não xử lý thị giác và phần não xử lý bố cục, kích cỡ và hình dáng.
Tuy nhiên, cũng giống như Alice trong xứ sở thần tiên, hội chứng này có xu hướng biến mất khi người mắc bệnh già đi.
4. Hội chứng "giọng nước ngoài"
Hội chứng "giọng nước ngoài" là một rối loạn hiếm gặp, có liên quan đến tai biến mạch máu não hay những tổn thương khác bên trong não khi những vùng nhỏ của não, nơi liên kết với ngôn ngữ, giọng và lời nói bị tổn thương.
Hậu quả là người bệnh có giọng nói giống giọng của một nước nào đó. Hay không thực sự là giọng nước ngoài nhưng họ có thể kéo dài âm tiết, thay đổi giọng hay phát âm sai, khiến cho cách đọc hay phát âm nghe giống như tiếng nước ngoài.
Những người mắc bệnh này có thể vĩnh viễn không bao giờ lấy lại được giọng nói như trước.
5. Hội chứng bàn tay "vô chính chủ"
Hội chứng "Bàn tay xa lạ" hay còn gọi là hội chứng "Bàn tay hỗn loạn" là hiện tượng rối loạn chức năng điều khiển thần kinh.
Những người mắc hội chứng này có cảm giác hoàn toàn bình thường về đôi tay của mình. Tuy nhiên, dường như chúng có khả năng hoạt động độc lập với ý nghĩ của "khổ chủ" dẫn đến hậu quả đầu chủ nhân suy nghĩ một đằng, cánh tay lại làm một nẻo, cứ như nó là cánh tay của một người khác.
Hội chứng "Bàn tay xa lạ" hay còn gọi là hội chứng "Bàn tay hỗn loạn"
Điều đặc biệt là ngay cả chủ nhân của nó cũng không ý thức được những gì nó đang làm cho tới khi giật mình bởi một "đánh động" nào đó. Thậm chí bàn tay của họ còn cố gắng bóp cổ, xé quần áo của họ hoặc chỉ đơn giản là đấm họ nhiều lần.
6. Hội chứng Kluver-Bucy
Hội chứng Kluver-Bucy có thể xảy ra sau khi trải qua sự tổn thương ở một phần nào đó của não bộ và nạn nhân đột nhiên thấy mình có mong muốn quan hệ tình dục bừa bãi. Trong đó có cả quan hệ đồng tính và thậm chí là quan hệ tình dục với các đồ vật vô tri vô giác.
Một người mắc hội chứng này có thể sẽ cố gắng làm tình với... vỉa hè hay giày, găng tay...
Để điều trị hội chứng này, cần có sự hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn từ bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tình dục học và điều quan trọng nhất là người bệnh cần ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, phải kiên trì, tự giác điều trị và yêu cầu được giúp đỡ về chuyên môn. Khi đã nhận ra vấn đề và xin hỗ trợ thì người ấy đã phục hồi thành công 50%.
Theo MASK
Chứng rối loạn lo âu: Không chừa một ai Bệnh nhân tâm thần của TS.BS Bùi Quang Huy, Bệnh viện Quân y 103 lại là giáo viên, bác sĩ, thậm chí cả bí thư, chủ tịch tỉnh... đang đảm nhiệm trọng trách. Sợ như chó dại cắn Còn cái sự "không bình thường" của họ thì chỉ có bản thân và những người trong gia đình mới biết. Nhưng vì chưa tìm...