Vì sao Ba Lan ủng hộ phe đối lập Belarus?
Tờ Le Monde của Pháp nhận định, chính quyền Ba Lan ủng hộ mạnh mẽ phe đối lập Belarus, ủng hộ nền dân chủ, kinh tế thị trường và quan hệ hợp tác giữa Belarus – phương Tây.
Theo Le Monde, mới đây, lãnh đạo phe đối lập Belarus Svetlana Tikhanovskaya đã có mặt ở Ba Lan và cuộc gặp này được tổ chức theo nghi thức của một chuyến thăm chính thức. Tình hình cho thấy rõ ràng Ba Lan muốn đứng đầu các quốc gia ủng hộ một “Belarus tự do”. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki trong cuộc gặp với bà Tikhanovskaya đã hứa sẽ sớm đưa ra một kế hoạch kinh tế cho thấy châu Âu đang mở cửa cho Belarus.
Như vậy, Ba Lan đã khẳng định hình ảnh của mình là “không tốt” trong mắt các nhà chức trách Belarus. Trong khi đó, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko liên tục nhấn mạnh các cuộc biểu tình đòi ông từ chức của dân chúng là một âm mưu của nước ngoài, đặc biệt là của người Ba Lan. Theo ông Lukashenko, Ba Lan muốn lấy lại các vùng biên giới của Belarus vốn thuộc về nước này từ năm 1919 đến năm 1939.
Bản thân Ba Lan bác bỏ mọi cáo buộc như vậy, nhưng đồng thời không che giấu các hoạt động ngoại giao theo hướng chống lại Belarus. Do đó, theo sáng kiến của Ba Lan, một cuộc họp bất thường của Hội đồng châu Âu đã được triệu tập, cuộc họp được cho là sẽ đưa ra câu trả lời cho người dân Belarus đối với những thay đổi. Ngoài ra, Ba Lan cũng tuyên bố sẽ tăng cường tài trợ cho các phương tiện truyền thông độc lập và những người dân là “nạn nhân của chế độ Belarus”.
“Những hoạt động như vậy không phải là mới đối với Ba Lan. Năm 2006, sau các cuộc bầu cử và biểu tình ở Belarus, Ba Lan đã trao học bổng cho những sinh viên bị trục xuất khỏi các trường đại học Belarus vì lý do chính trị”, Le Monde viết.
Biểu tình ở Belarus diễn ra sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 9/8. (Ảnh: RIA)
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, kể từ năm 1991 Ba Lan đã có một sự đồng thuận chính trị nhất định liên quan đến chính sách hướng Đông. Và ngày nay mặc dù có sự phân cực của dư luận rất cao, nhưng chính quyền Ba Lan vẫn nhất trí ủng hộ phe đối lập Belarus. Kể từ những năm 1950 chính quyền Ba Lan đã ủng hộ nền độc lập của Belarus, Ukraine và Litva.
Trước đây, Ba Lan hứa hẹn với các nước láng giềng phía đông về dân chủ hóa, kinh tế thị trường và quan hệ hợp tác với phương Tây đây là tất cả những gì mà nước này có được sau khi Liên Xô sụp đổ. Ngay sau khi Ba Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU), nước này đã trở thành nước ủng hộ việc mở rộng các tổ chức này sang phía đông. Ba Lan cũng đóng vai trò trung gian trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng khu vực, chẳng hạn như ở Ukraine.
Đồng thời, theo kinh nghiệm của Kiev, nơi mà sự lựa chọn của châu Âu phải trả giá bằng Crimea và cuộc xung đột ở Donbass, cho Ba Lan thấy rằng trong trường hợp có sự can thiệp của Nga, tình hình có thể trở nên nguy hiểm hơn cho toàn bộ khu vực so với nếu Tổng thống Lukashenko vẫn nắm quyền.
“Tuy nhiên, ngày nay uy tín của chính Ba Lan với tư cách là một nhà truyền giáo của nền dân chủ đã bị suy giảm. Do đó, các nước phương Tây sẽ không đáp lại lời kêu gọi của Ba Lan để có những hành động tích cực hơn đối với vấn đề Belarus”, Le Monde nhấn mạnh.
Trước đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki kêu gọi Nga ngay lập tức từ bỏ kế hoạch can thiệp quân sự vào Belarus với lý do vi phạm luật pháp quốc tế và các vấn đề nhân quyền của người dân Belarus. Ba Lan cũng triệu tập đại sứ Belarus tại nước này để phản đối những cáo buộc vô căn cứ sau khi truyền thông Belarus thông tin Tổng thống Lukashenko đã cáo buộc Warsaw âm mưu chiếm lấy một phần đất nước nếu cuộc khủng hoảng Belarus trở nên tồi tệ đi.
Đồng thời, đài phát thanh Ba Lan dẫn lời Ngoại trưởng Zbigniew Rau khi nói về vai trò của Nga tại Belarus cho rằng, Moscow vừa muốn duy trì ảnh hưởng với Minsk, song cũng muốn cải thiện quan hệ với phương Tây. Đây là nghịch lý và đặt Nga vào tình huống rất khó khăn.
Nhóm phụ nữ biểu tình vì hòa bình ở Belarus
Nhiều phụ nữ Belarus xuống đường biểu tình ở thủ đô Minsk và nhiều nước để kêu gọi chấm dứt bạo lực sau cuộc bầu cử gây tranh cãi.
Nhiều phụ nữ Belarus mặc đồ trắng và cầm hoa xuống đường nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết, kêu gọi nữ giới trong và ngoài nước tham gia phong trào biểu tình phản đối bạo lực. Họ đã tổ chức những cuộc tuần hành ở thủ đô Minsk của Belarus, cũng như Đức, Ba Lan, Bỉ, Ukraine và Nga.
Natalia Kharytaniuk, giáo viên tiếng Anh 35 tuổi, cho biết cô sẽ tham gia tuần hành mỗi ngày cho đến khi tình hình thay đổi. "Phong trào của phụ nữ đã gây bất ngờ. Nó không chỉ vì mục đích chính trị, mà còn về cuộc sống gia đình và quan hệ vợ chồng. Chúng tôi sống trong xã hội gia trưởng, điều này sẽ phải thay đổi", cô nói.
Phụ nữ tham gia biểu tình chống bạo lực ở Minsk hôm 12/8. Ảnh: AFP.
Một giáo viên khác tên Natalia nói rằng biết quyết định xuống đường khi chứng kiến nhiều phụ nữ tham gia phong trào biểu tình hòa bình. "Tôi chưa từng thấy sự đoàn kết giữa nữ giới trong quá khứ, nhưng giờ tất cả chúng tôi đều thống nhất. Phụ nữ không muốn chỉ ở nhà nấu ăn suốt ngày, tôi tin rằng phụ nữ Belarus sẽ đóng vai trò quan trọng hơn", cô cho hay.
Nhiều phụ nữ Belarus đã lần đầu xuống đường trong bối cảnh làn sóng biểu tình bùng phát từ sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi hôm 9/8, với kết quả cho thấy Tổng thống Alexander Lukashenko, người lãnh đạo Belarus từ năm 1994, giành trên 80% phiếu bầu. Phe đối lập cáo buộc kết quả này là gian lận, nhưng Lukashenko bác bỏ.
Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh đã khiến ít nhất hai người thiệt mạng và khoảng 7.000 người bị bắt. Ngoài Minsk, người biểu tình cũng tràn xuống đường tuần hành tại một số thành phố và thị trấn lớn khác của Belarus.
Tổng thống Lukashenko tuyên bố sẵn sàng chia sẻ quyền lực và thay đổi hiến pháp, nhưng không phải dưới sức ép của người biểu tình.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm nay tuyên bố nước này không công nhận kết quả bầu cử tổng thống ở Belarus khi Lukashenko tái đắc cử và kêu gọi mở điều tra. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawieck cũng cáo buộc giới chức Belarus đã "sử dụng vũ lực với người dân" và kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) tổ chức hội nghị khẩn cấp về tình hình ở nước này.
Nga hôm 16/8 ra tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho Belarus trong bối cảnh các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra. Moskva cho rằng "sức ép từ bên ngoài" đang gây ra tình trạng bất ổn với các cuộc biểu tình chống Lukashenko, song không nêu rõ sức ép đó đến từ đâu.
Lãnh đạo Belarus không nhượng bộ người biểu tình Lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko tuyên bố sẵn sàng chia sẻ quyền lực và thay đổi hiến pháp, nhưng không phải dưới sức ép của người biểu tình. Phát biểu khi thăm nhà máy MZKT ở thủ đô Minsk hôm nay, Tổng thống Belarus Lukashenko tuyên bố quá trình phân bổ lại quyền lực ở nước này nên tuân thủ hiến pháp, thay...