Vì sao ăn ít, tập nhiều vẫn không giảm cân?
Vì sao cách giảm cân của mọi người vẫn hay dùng là ăn ít đi, tập nhiều lên không phải là cách ăn kiêng chuẩn, thậm chí nó còn gây hại cho cơ thể?
Cơ thể chúng ta tồn tại được là do quá trình chuyển hóa
Chúng ta đã biết “chuyển hóa” là tập hợp của tất cả các phản ứng sinh hóa diễn ra trong cơ thể. Chuyển hóa chính là cách mà cơ thể bạn thích ứng và thay đổi với tác động của thế giới bên ngoài để giữ sự sống cho chúng ta. Nó sẽ nói với bên trong cơ thể cần ứng xử ra sao đối với những gì đang diễn ra bên ngoài. Nếu bạn đang bị một con hổ rượt đuổi đằng sau, “chuyển hóa” sẽ nói bên trong cơ thể tiết ra horrmon catecholamines – đây là một horrmon căng thẳng để kích thích cơ thể giải phóng đường và chất béo, cung cấp năng lượng cho cơ thể để có thể vắt chân lên cổ mà chạy.
Nếu bạn ốm, chính “chuyển hóa” sẽ phản ứng lại môi trường để cố gắng chữa lành cho cơ thể bạn. Nếu bạn đi bộ hay chạy bị trật chân, “chuyển hóa” sẽ giúp chữa cổ chân cho bạn. Đây thực sự là một hệ thống phản ứng để giúp chúng ta có thể tồn tại. Nó không chỉ đơn thuần là đốt mỡ, đốt năng lượng hay đốt calori. Những cái đó chỉ là mảnh ghép nhỏ của cả một bức tranh lớn.
Ăn ít – tập nhiều vẫn béo: do quy luật đền bù của chuyển hóa
Như đã giải thích ở trên, “chuyển hóa” được thiết lập, xây dựng nên vì sự sống, nó sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ nguồn năng lượng sống của nó. Khi bạn ăn ít đi và tập nhiều lên cùng lúc, chuyển hóa sẽ không phản ứng lại theo kiểu cộng hay trừ đơn giản. Bạn nghĩ rằng mình ăn ít đi, tập nhiều lên sẽ làm giảm năng lượng trong cơ thể, cơ thể sẽ đốt mỡ, đốt năng lượng và bạn sẽ giảm cân. Không hề đâu nhé. Chuyển hóa sẽ làm toán cao cấp. Nó sẽ thích ứng, điều chỉnh, phản ứng lại những việc này của bạn.
Muốn có một cơ thể khỏe đẹp, phải tập luyện nhiều nhưng cũng phải ăn nhiều lên để tăng tốc độ chuyển hóa của cơ thể, giúp xây dựng cơ bắp sau những buổi tập.
Và để bảo vệ cơ thể và sự sống, chuyển hóa sẽ khiến bạn tăng cảm giác đói, tăng thèm thuồng ăn uống. Nó sẽ làm mức năng lượng trong cơ thể không ổn định, nó sẽ làm thay đổi tâm trạng của bạn. Và nó còn làm cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể chậm lại. Tất cả những điều này để bảo vệ nguồn dự trữ năng lượng quý giá trong đống mỡ cơ thể của bạn.
Việc ăn ít đi và tập nhiều lên cùng lúc chỉ giúp bạn giảm cân tạm thời, sau đó tự cơ thể bạn sẽ đấu tranh, sẽ tác động đến hành động của bạn, tất cả để kéo cân nặng về vị trí cũ. Và tai hại ở chỗ, nếu bạn lặp đi lặp lại việc này: ăn ít đi cộng tập nhiều lên để giảm cân rồi chuyển hóa tự điều chỉnh lại cân nặng, tăng cân trở lại; bạn lại tiếp tục ăn ít đi cộng tập hăng hơn nữa thì cơ thể cũng lại điều chỉnh và khiến bạn tăng cân trở lại… dần dần cách này sẽ không giúp bạn giảm cân nữa, thậm chí còn khiến bạn tăng cân nhiều hơn trước đây.
Ngoài ra, khi bạn giảm cân, quá trình chuyển hóa cũng chậm lại và mức năng lượng đòi hỏi của cơ thể cũng ít đi hơn trước đây. Lúc đó để thấy được hiệu quả giảm cân thì bạn phải ăn ít đi hơn mức đã ăn kiêng trước đây. Rồi dần dần ít đi, ít đi đến mức ngày chỉ ăn một bữa, có khi nhịn ăn luôn. Đến lúc đấy thì ngoài vấn đề cân nặng, bạn còn thiếu rất nhiều chất dinh dưỡng và cơ thể sẽ kiệt quệ, sinh ra bệnh tật.
Video đang HOT
Giải pháp cải thiện chức năng chuyển hóa cho cơ thể
Như vậy, nếu bạn nào đang rơi vào tình cảnh càng nhịn ăn càng béo thì hãy ngưng ngay cái vòng luẩn quẩn của bạn lại. Sẽ có 2 cách cho bạn:
Ăn nhiều lên cộng tập nhiều lên: nếu bạn đang thừa cân, ít vận động hãy tập và vận động nhiều lên nhưng cũng phải ăn nhiều lên. Chắc bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao giảm cân mà phải ăn nhiều hơn? Đúng rồi đó. Khi ăn nhiều lên sẽ tăng tốc độ chuyển hóa của cơ thể, đi kèm với tăng tốc độ đốt mỡ, vận động mang lại tiền đề 20% cho việc đốt mỡ, chuyển hóa phải làm nốt 80% công việc còn lại. Hơn nữa, ăn nhiều lên đúng cách sẽ giúp xây dựng cơ bắp sau những buổi tập. Mà cơ bắp sẽ là nguồn giúp tiêu thụ năng lượng ăn vào cực tốt và giúp đốt mỡ nhanh hơn.
Cách thứ 2 là ăn ít đi cộng tập cũng ít đi: tức là nếu bạn đã không thích ăn, ăn ít, ăn kiêng rồi thì cũng chỉ nên tập nhẹ nhàng. Đi bộ là cách tốt, vừa giảm stress – yếu tố ảnh hưởng đến các hormon tích mỡ, tăng cân. Cách làm này cũng khiến cho cơ thể quen với sự chuyển hóa mới, quen với mức cân nhẹ hơn, hoạt động nhẹ nhàng hơn và hài lòng với nó chứ không ép buộc cơ thể phải tăng cân trở lại.
Trong hai trường hợp trên thì dù bữa ăn nhiều hay ít cũng cần phải chuẩn dinh dưỡng và cân bằng để giúp cơ thể cân bằng chuyển hóa và bảo vệ sức khỏe. Sử dụng các bữa ăn cân bằng chính là cách người dùng có thể tự tin giữ cho mình một lối sống khỏe mạnh.
TS. Lê Đoàn Thanh Lâm
Theo khoeplus24h.vn
8 thói quen tệ hại buổi sáng khiến bạn luôn mệt mỏi
Ngủ cố vài phút, không uống nước lọc hay bỏ bữa sáng là những thói quen xấu khiến bạn luôn uể oải.
Tắt đi bật lại báo thức
Ngủ cố thêm vài phút không khiến bạn tỉnh táo hơn. Ngược lại, nó khiến bạn uể oải, thèm ngủ suốt cả ngày. Thức dậy ngay khi có báo thức giúp bạn thiết lập chu kỳ ngủ, từ đó tạo thói quen dậy đúng giờ không cần báo thức.
Kiểm tra điện thoại, máy tính ngay sau khi thức dậy
Nhiều người có thói quen kiểm tra tin nhắn, email hay facebook ngay sau khi vừa thức dậy. Đây là thói quen xấu bởi nếu nhận được tin không tốt ngay khi vừa thức dậy, nó có thể khiến bạn căng thẳng suốt cả ngày.
Thức dậy trong phòng tối
Không bật đèn hay mở cửa sổ sau khi thức dậy sẽ khiến cơ thể nhầm tưởng rằng chưa đến giờ phải dậy. Ánh nắng sáng sớm rất tốt cho cơ thể. Bạn nên mở cửa sổ, hít thở không khí trong lành, vươn vai vài lần để đánh thức cơ thể, khởi động cho một ngày mới.
Không uống nước
Các chuyên gia sức khoẻ đều khuyên bạn nên uống một cốc nước ấm ngay sau khi thức dậy để đánh thức toàn bộ cơ thể, bổ sung độ ẩm đã mất sau cả đêm dài, kích thích hệ tiêu hóa và trao đổi chất khởi động, từ đó, hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Uống nước cũng giúp bạn tỉnh táo hơn.
Tắm nước nóng
Tắm vào buổi sáng là một thói quen tốt nhưng tắm nước nóng thì phản tác dụng. Nước nóng có tác dụng thư giãn, giải toả căng thẳng, đưa cơ thể về trạng thái nghỉ ngơi. Tắm nước nóng buổi sáng không giúp bạn tỉnh táo hơn mà ngược lại, khiến bạn muốn đi ngủ tiếp. Nếu có thói quen tắm buổi sáng, hãy tắm nước mát.
Không ăn sáng
Dù bận rộn đến đâu bạn cũng nên ăn sáng. Bỏ bữa sáng sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, không có năng lượng để hoạt động. Chưa kể, bỏ bữa sáng còn khiến bạn ăn nhiều hơn vào các bữa khác trong ngày, từ đó, dễ gây ảnh hưởng xấu đến cân nặng và vóc dáng.
Ăn đồ ngọt vào bữa sáng
Bữa sáng chứa quá nhiều đường hay tinh bột có thể khiến bạn cảm thấy tỉnh táo, khoẻ khoắn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi các loại thực phẩm này được tiêu hóa hết, lượng đường trong máu sẽ sụt giảm nhanh chóng, khiến bạn thấy đói và mệt hơn. Nên ăn bữa sáng đầy đủ tinh bột, protein và chất xơ để đảm bảo nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Uống cà phê sớm
Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng, cà phê nên uống sau 9h30 phút là tốt nhất. Trong khoảng thời gian từ 8h đến 9h, cơ thể tự tiết ra một nguồn năng lượng lớn để điều hòa hormone căng thẳng. Uống cà phê vào thời điểm này có thể khiến bạn thấy bồn chồn, lo lắng nhiều hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thời điểm tốt nhất để uống cà phê là 10 sáng hoặc sau bữa trưa.
Giang Nguyên
Theo ngoisao.net
Vẫn là "thần tiên tỉ tỉ", nhưng điều này đã đang dần giảm đi vẻ xinh đẹp của Đặng Thu Thảo Liên tục chia sẻ lên mạng xã hội những hình ảnh với thân hình gầy rộc, Đặng Thu Thảo khiến nhiều fan không khỏi lo lắng. Đặng Thu Thảo, Hoa hậu Việt Nam 2016 vốn được mệnh danh là "thần tiên tỉ tỉ" khi sở hữu nhan sắc xinh đẹp rạng ngời cùng nước da trắng hồng tràn đầy sức sống. Trong mọi...