Vì sao ăn hạt mít lại gây xì hơi khó chịu?
Chuyên gia lý giải nguyên nhân ăn hạt mít ‘gây mất đoàn kết nội bộ’.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – chuyên gia lĩnh vực thực phẩm, hạt mít không có tính độc, thậm chí còn được người miền Trung như khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh sử dụng và coi như lương thực chống đói thời còn thiếu thốn. Ngày xưa gạo không có nhiều, mít lại sẵn, nên người dân lấy hạt mít để luộc, có nơi mọi người rửa sạch hấp với cơm ăn.
Về khoa học, giá trị dinh dưỡng của hạt mít rất cao, tất cả dưỡng chất như protein, tinh bột và chất béo đều nhiều hơn gạo, lại không độc hại, nên được sử dụng như thực phẩm từ đời này qua đời khác.
Hạt mít giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều.
Tuy nhiên, ăn nhiều hạt mít sẽ gây tác dụng phụ, sản sinh ra nhiều khí thải, khó chịu, nhất là những người có khả năng tiêu hóa kém, chậm. “Thường những thực phẩm dinh dưỡng cao sẽ tiêu hóa chậm hơn. Do vậy, khi ăn nhiều hạt mít vào cơ thể sẽ xảy ra quá trình sinh hơi. Người bụng dạ yếu, tiêu hóa kém sẽ bị trung tiện, sinh ra nhiều hơi hơn, khó tiêu”, PGS Thịnh nói.
Thức ăn thông thường vào cơ thể sẽ di chuyển xuống ruột non, rồi hấp thụ dễ dàng qua thành ruột bởi các enzyme tiêu hóa. Tuy nhiên, với thực phẩm giàu tinh bột và dễ gây trướng bụng như hạt mít khi vào ruột, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra chậm hơn. Ngoài ra, quá trình tiêu hóa các thực phẩm này sẽ sản sinh ra khí hydro và metan, gây ra hiện tượng đầy hơi, thoát ra ngoài qua hậu môn.
“Khí thải” có mùi hôi khó chịu do đây là các khí hydro sunfua và mercaptans chứa lượng nhỏ lưu huỳnh. Những thực phẩm như hạt mít hay trứng khi ăn vào cơ thể thông qua quá trình tiêu hóa thường sản sinh ra khí sunfua.
Vì lý do trên nên dù hạt mít có giá trị dinh dưỡng tốt, có lợi cho sức khỏe, nhưng người dân, đặc biệt là người tiêu hóa kém không nên ăn nhiều . “Bởi đặc trưng của việc sinh hơi là sản sinh ra khí hôi, thối không mong muốn. Nếu hơi quá nhiều không thể dừng lại được sẽ ảnh hưởng tới người khác nếu đang ở chỗ đông người”, vị chuyên gia nói.
Còn trong Đông y, theo Lương y Nguyễn Thanh Thúy – Phòng khám Đông y Ích Thọ Đường, hạt mít tính lành, có tác dụng hành khí, trung tiện, thường được sử dụng trong những trường hợp như: sau phẫu thuật không đại tiện được, bí đại tiện, căng bụng, trướng bụng, đầy hơi…
“Hạt mít rất tốt cho những người bí trung tiện, đầy hơi, trướng bụng, trong Đông Y gọi là khí trệ, rất lành tính. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của một người mà liều lượng sử dụng hạt mít sẽ được điều chỉnh sao cho giải quyết được tình trạng đầy, trướng bụng”, Lương y Thúy nói.
Tuy nhiên, bà Thúy cũng khuyến cáo rằng, hạt mít cũng như tất cả các loại thực phẩm khác, tuy lành tính, lại nhiều tác dụng nhưng không nên ăn nhiều. “Bởi ăn nhiều sẽ bị phản tác dụng, ảnh hưởng tới tiêu hóa, sinh hơi, rất khó chịu”.
Theo Lương y Thúy, hạt mít có thể được chế biến sử dụng bằng nhiều cách khác nhau như luộc, nướng hay có thể nghiền nhỏ làm thành bột cho dễ ăn hoặc nấu chè… đều rất tiện lợi.
3 cách làm sữa hạt mít bùi béo lạ miệng cho cả nhà
Sữa hạt mít là một loại thức uống giàu dinh dưỡng và có hương vị thơm béo, bắt miệng không thua kém bất cứ loại sữa hạt nào.
Hôm nay, hãy cùng vào bếp trổ tài thực hiện 3 cách làm sữa hạt mít thơm ngon để mời cả nhà cùng thưởng thức nhé!
1. Sữa hạt mít
Nguyên liệu làm Sữa hạt mít
Hạt mít 100 gr
Hạt bí xanh 20 gr
Vừng trắng 20 gr (hoặc vừng đen)
Muối 1 ít
Dụng cụ thực hiện
Máy làm sữa hạt, hũ đựng, nồi, dĩa, vá sạn
Cách chọn mua nguyên liệu ngon
Cách chọn mua vừng (mè) thơm ngon
Để đảm bảo chất lượng, tốt nhất bạn nên chọn mua vừng, mè tại các cửa hàng, siêu thị uy tín nhé!Khi mua cần kiểm tra hạn sử dụng và bao bì có được đóng kín hay không để đảm bảo mè không bị lồng gió, bị ẩm.
Nên chọn mua mè mà các hạt có kích thước đồng đều, hạt chắc, còn nguyên vẹn và khô ráo.Ngược lại, không nên chọn mua mè mè hạt bị vỡ, các hạt ẩm ướt, dính vào nhau vì đây là mè đã để lâu, khi dùng sẽ có mùi hôi dầu, không ngon.
Cách chọn mua hạt bí thơm ngon
Video đang HOT
Tương tự, bạn nên chọn mua hạt bí tại các cửa hàng, siêu thị uy tín để đảm bảo chất lượng hơn nhé!Khi chọn mua hạt bí, nên chọn những hạt căng, mẩy, vỏ ngoài có màu trắng đục, viền rõ và dày.
Hạt bí bên trong có vỏ lụa màu xanh đậm, cắn thử thấy hạt bí thơm bùi chứ không bị hôi dầu.Không nên chọn mua hạt bí mà các hạt mềm, vỡ, không còn nguyên vẹn vì đây là hạt bí đã để lâu hoặc bị hư bên trong.
Cách chế biến Sữa hạt mít
1
Luộc và bóc vỏ hạt mít
Bắc 1 nồi nước sôi lên bếp, cho hạt mít và 1 ít muối vào. Bắc nồi lên bếp rồi đun sôi ở lửa lớn.
Khi nước sôi thì hạ để lửa vừa rồi luộc trong 20 - 30 phút cho đến hạt mít chín mềm.
Sau đó, bạn vớt hạt mít ra, để nguội bớt rồi bóc hết lớp vỏ trắng bên ngoài của hạt mít là hoàn thành.
2
Nấu và xay các nguyên liệu
Cho tất cả nguyên liệu: hạt mít đã luộc chín, hạt bí và mè rang vào máy làm sữa hạt cùng với 1.5 lít nước lọc.
Bật chế độ nấu sữa hạt ở nhiệt độ 100 độ C trong 35 - 40 phút đến khi sữa hạt mít được xay nhuyễn và nấu chín là hoàn thành.
3
Thành phẩm
Sữa hạt mít béo ngậy, thơm nức mũi, cực kì lạ miệng và hấp dẫn, là một thức uống ngon không thể chối từ!
Bạn có thể sử dụng ngay hoặc cho vào trong các chai đựng, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh rồi dùng dần đều được nhé!
2. Sữa hạt mít và mít tươi
Nguyên liệu làm Sữa hạt mít và mít tươi
Mít tươi 100 gr
Hạt mít 100 gr
Sữa đặc 4 muỗng canh
Sữa tươi không đường 220 ml
Muối 1 ít
Dụng cụ thực hiện
Máy xay sinh tố, nồi, chén, ly, dao
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Sữa hạt mít và mít tươi
1
Sơ chế nguyên liệu
Cho hạt mít vào nồi cùng với 1 ít muối, chế nước xâm xấp mặt sau đó bắc nồi lên bếp và đun sôi ở lửa lớn. Sau khi nước sôi thì lạ lửa vừa và tiếp tục luộc hạt mít thêm khoảng 15 - 20 phút nữa đến khi hạt mít chín mềm.
Sau khi hạt mít đã được luộc chín thì vớt ra chén, để nguội bớt rồi lột vỏ lớp vỏ trắng bên ngoài.
Trong lúc đợi hạt mít nguội bớt thì chúng ta sẽ dùng dao cắt mít tươi ra thành các miếng nhỏ cho dễ xay hơn.
2
Làm sữa hạt mít và mít tươi
Lần lượt cho các nguyên liệu gồm: 100gr hạt mít luộc chín, 100gr mít tươi cắt nhỏ, 4 muỗng canh sữa đặc và 220ml sữa tươi không đường vào máy xay sinh tố. Tùy vào khẩu vị mà bạn có thể gia giảm lượng sữa đặc sao cho phù hợp nhé!
Bật máy xay và xay hỗn hợp trong vòng 5 - 7 phút đến khi các nguyên liệu sánh mịn thì tắt máy là chúng ta đã hoàn thành xong món sữa hạt mít và mít tươi rồi đó.
3
Thành phẩm
Chế sữa hạt mít và mít tươi ra ly rồi thưởng thức thôi nào. Sữa thơm lừng, sánh mùi nhờ hạt mít, vị ngọt béo dịu nhẹ của sữa đặc kết hợp cùng với mít tươi càng làm cho món sữa thêm phần hấp dẫn.
Bạn có thể cho sữa vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản từ 1 - 2 tiếng sau đó thưởng thức để ngon hơn nhé!
3. Sữa hạt mít (Công thức được chia sẻ từ người dùng)
Nguyên liệu làm Sữa hạt mít (Công thức được chia sẻ từ người dùng)
Hạt mít 100 gr
Sữa đặc 4 muỗng canh
Sữa tươi không đường hoặc có đường 200 ml
Nước lọc 150 ml
Dụng cụ thực hiện
Máy xay sinh tố, nồi, bếp gas (hoặc bếp điện), rây lọc, ly.
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Sữa hạt mít (Công thức được chia sẻ từ người dùng)
1
Sơ chế nguyên liệu
Hạt mít sau khi được tách khỏi thịt, bạn nên rửa sơ qua trong nước lọc, rồi cho vào nồi nước sôi để tiến hành luộc chín trong vòng 5 - 10 phút. Sau đó, bạn bóc sạch lớp vỏ và lớp lụa bên ngoài của hạt mít.
2
Xay và nấu sữa hạt mít
Đầu tiên, bạn cắm dây vào ổ điện để cấp điện cho máy xay sinh tố hoạt động.
Sau đó, lắp cối xay vào thân máy rồi bạn lần lượt cho hạt mít đã sơ chế phía trên cùng với 150ml nước lọc, 200ml sữa tươi và 4 muỗng canh sữa đặc, nhấn nút xay để tiến hành xay nhuyễn hỗn hợp.
Tiếp theo, bạn lọc hỗn hợp này qua rây (hoặc vải mùng sạch) để giúp cho hỗn hợp tránh lợn cơn. Cuối cùng, bạn cho hỗn hợp này vào lại trong nồi và bắt lên bếp, nấu sôi với lửa vừa khoảng 5 - 10 phút và tắt bếp.
3
Thành phẩm
Sữa hạt mít có màu trắng đặc trưng, thơm thoảng mùi hạt mít quyện lẫn với vị ngọt và beo béo của sữa tươi. Bạn có thể thưởng thức sữa hạt mít ở dạng nóng hoặc dạng lạnh tùy theo sở thích.
Nếu uống không hết, bạn nên cho sữa hạt mít vào chai hoặc lọ thủy tinh và bảo quản bên trong ngăn mát tủ lạnh. Nhớ là dùng càng sớm càng tốt để cảm nhận được hương vị ngon vốn có của sữa hạt mít, bạn nhé!
Những thực phẩm người bị viêm khớp thấp không nên ăn Có đến 1,3% người dân trên thế giới mắc viêm khớp dạng thấp, trong đó phần đông là phụ nữ. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch bị rối loạn và tấn công nhầm vào chính các mô bình thường trong cơ thể, gây ra tình trạng sưng đỏ, đau nhói và xơ cứng các khớp bàn tay, cổ tay, mắt cá...