Vì sao Ấn Độ trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới?
Thông tin được đăng tải trên Tờ DW (Đức), số ra mới đây cho hay, Ấn Độ hiện đang là nhà nhập khẩu vũ khí đứng đầu thế giới với mức nhập khẩu giai đoạn 2010 2014 tăng 140% so với 5 năm trước đó. Nhiều người lo ngại rằng, Ấn Độ sẽ thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
Nhập khẩu vũ khí tăng 140%
Tờ DW trích dẫn số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế (SIPRI) cho biết, khối lượng vũ khí mà Ấn Độ nhập khẩu trong giai đoạn 2010 – 2014 đã cao hơn so với khoảng thời gian 5 năm trước đó là 140%. Điều này khiến Ấn Độ trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong thời gian này.
Số lượng vũ khí mà Ấn Độ nhập khẩu chiếm gần 15% tổng số vũ khí nhập khẩu trên toàn cầu, nhiều hơn 3 lần so với Trung Quốc (số lượng vũ khí mà Trung Quốc nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2014 giảm 42% so với giai đoạn 2005 – 2009). Hơn số vũ khí mà Ấn Độ nhập khẩu là máy bay, tiếp theo là tàu (16,5 %) và tên lửa (8,9 %). Dựa trên bản hợp đồng hiện tại và tình hình thực tế, các chuyên gia dự đoán rằng, Ấn Độ vẫn sẽ tiếp tục là quốc gia nhập khẩu vũ khí đứng thứ hai thế giới (sau Saudi Arabia) trong năm 2015 – 2016.
Theo thống kê của SIPRI, Đức và Pháp không phải là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ấn Độ. Trong 5 năm qua, vũ khí có nguồn gốc từ Nga chiếm gần 70% tổng số vũ khí mà Ấn Độ nhập khẩu, tiếp theo đó là Mỹ (12%), Israel (7,3%), Pháp (1,2%) và Đức (0,7%). Nga đã giao cho Ấn Độ một tàu sân bay Gorshkov vào năm 2013, một tàu ngầm hạt nhân Akula-2 vào năm 2012, 3 tàu khu trục Talwar trong năm 2012-2013, 33 máy bay chiến đấu MiG-29K, 105 máy bay chiến đấu Su-30MKI trong giai đoạn 2010-2014 và 114 máy bay trực thăng Mi-17V5 trong giai đoạn 2011-2014.
Khởi động một cuộc chạy đua vũ trang
Gauri Khandekar, chuyên gia nghiên cứu quân sự châu Á cho rằng, “Chính phủ Ấn Độ đang đẩy mạnh cải cách quân sự. Điểm mấu chốt trong kế hoạch này là phối hợp với đối tác nước ngoài để sản xuất vũ khí và xe quân sự. “Make in India” – hãy sản xuất ở Ấn Độ là kế hoạch biến Ấn Độ trở thành một nước sản xuất vũ khí”, ông Gauri Khandekar nói.
Video đang HOT
Một luồng ý kiến khác xoay quanh việc Ấn Độ trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới là Ấn Độ nằm trong “khu vực khó khăn”. Theo đó, có thế Ấn Độ lo ngại những mối đe dọa an ninh từ các nước láng giềng. Ấn Độ có chung đường biên giới dài và tranh chấp với Trung Quốc – một quốc gia được coi là mạnh mẽ hơn cả về kinh tế, quân sự so với Ấn Độ… Trong hoàn cảnh đó, Ấn Độ thấy cần phải xây dựng và hiện đại hóa lực lượng vũ trang.
Ấn Độ tự sản xuất được nhiều loại thiết bị quân sự, nhưng vẫn thường xuyên nhập khẩu vũ khí từ các nước khác nhau
“Khoảng cách ngày càng tăng với Trung Quốc và sự tồn tại của những mối đe dọa truyền thống, phi truyền thống là lý do của sự việc này”, Amit Cowshish, một cựu cố vấn tài chính của Bộ Quốc phòng Ấn Độ thẳng thắn chia sẻ. Ông Cowshish cho biết thêm, “ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ, cả trong khu vực nhà nước và tư nhân không thể đáp ứng được đòi hỏi của tình hình. Nhu cầu nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ tăng cao và chúng tôi trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn trong những năm gần đây”.
Nhà phân tích quân sự Khandekar nói với DW rằng, vũ khí hiện đại mà New Delhi mua để tạo thế cân bằng với các đối thủ. Có thể, Ấn Độ muốn khẳng định sức mạnh của mình trong khu vực và góp phần đảm bảo an ninh toàn cầu. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lo ngại rằng, hoạt động của Ấn Độ sẽ thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
Được biết, Trung Quốc đã gia tăng chi tiêu quốc phòng cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP, làm thay đổi căn bản cán cân quân sự trong khu vực. Trung Quốc hiện đã vượt Đức trở thành nhà sản xuất vũ khí lớn thứ ba trên thế giới, cung cấp vũ khí cho 35 quốc gia, phần lớn là Pakistan, Bangladesh và Myanmar. Tốc độ xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc tăng 143% trong 5 năm qua.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ không thể ngăn Trung Quốc vì "trục châu Á" đã phá sản?
Chiến lược "tái cân bằng" khu vực châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Barack Obama đã "hoàn toàn thất bại" trong việc ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.
Theo tạp chí The Diplomat, nguyên nhân là do quá trình phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc đã làm thay đổi cán cân sức mạnh trong khu vực theo cách mà Bắc Kinh mong muốn. Nói cách khác, cho tới khi Mỹ và các đối tác củng cố được vị trí trong khu vực, Trung Quốc sẽ tiếp tục thi hành thủ đoạn ép buộc các nước láng giềng trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Hành động của Bắc Kinh sẽ đẩy nguy cơ bùng nổ xung đột vũ trang ngày càng gần cũng như vi phạm quyền chủ quyền của các nước láng giềng và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của Mỹ.
Thông tin Trung Quốc đang tiến hành cải tạo trái phép tại 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, đã khiến cộng đồng thế giới phải chú ý. Thậm chí, Bắc Kinh còn không giấu diếm ý định biến những khu vực này trở thành căn cứ quân sự. Tuy nhiên, những hành động đơn phương và mang tính khiêu khích như trên đã được Bắc Kinh thực hiện trong suốt nhiều năm qua.
Cắt giảm chi tiêu quốc phòng khiến quy mô lực lượng Hải quân của Mỹ đang bị thu hẹp dần.
Hồi năm 2012, các lực lượng Trung Quốc đã chặn lối vào bãi cạn Scarborough, để giành quyền kiểm soát khu vực này từ tay Philippines. Chiến thuật tương tự cũng được Trung Quốc áp dụng tại Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Thậm chí, hồi tháng 5/2014, Trung Quốc đã trái phép hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Còn trên biển Hoa Đông, Trung Quốc đã điều động các tàu bán quân sự với sự hỗ trợ của các tàu Hải quân ở phía xa, tiến lại gần quần đảo tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản là Senkaku/Điếu Ngư. Trong tháng 11/2013, Bắc Kinh còn đơn phương tuyên bố thiết lập "vùng nhận diện phòng không" trên biển Hoa Đông và âm mưu lặp lại hành động tương tự trên Biển Đông.
Những hành động mang tính thù địch và tuyên bố quyết không thỏa hiệp của Trung Quốc đều nhằm mục đích khẳng định nước này có chủ quyền không tranh cãi, từ chối đàm phán giải quyết tranh chấp, thậm chí là đe dọa máy bay và tàu thuyền các nước đi qua không phận và hải phận quốc tế.
Hơn 20 năm qua, Trung Quốc đã mạnh tay đầu tư cho chương trình quân sự quốc gia. Giờ đây, Trung Quốc đã sở hữu 300 tàu chiến, hàng ngàn chiến đấu cơ, nâng cấp hệ thống tình báo và trinh sát, tăng khả năng chống vệ tinh, chiến tranh mạng và tăng tầm bắn của các tên lửa đạn đạo, tên lửa tầm xa cũng như tên lửa chống hạm. Mục tiêu của Trung Quốc là hiện thực hóa âm mưu bá chủ trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Trong khi cách đây 20 năm, Hải quân Trung Quốc chỉ có thể triển khai hạm đội phòng thủ bờ biển. Nhưng kể từ khi Bắc Kinh tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, trang bị những công nghệ quân sự hiện đại nhất mà chủ yếu "nhái" lại của Mỹ, các tàu Hải quân Trung Quốc đã có thể mở rộng tầm hoạt động ra tới những vùng biển xa. Ngoài ra, Trung Quốc còn sản xuất được toàn bộ các thế hệ tàu hộ tống, tàu khu trục hiện đại trang bị vũ khí hạng nặng như tên lửa hành trình chống hạm. Việc mở rộng quy mô các xưởng đóng tàu cũng đã giúp Trung Quốc tăng tốc độ sản xuất tàu chiến.
Về phần mình, Mỹ đang tìm cách cải thiện mối quan hệ song phương và đa phương với các đồng minh châu Á. Sự phối hợp giữa quân đội các nước trong liên minh của Mỹ đóng vai trò quan trọng tăng sức mạnh quân sự để kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu như không có sự hỗ trợ tích cực của Mỹ, liên minh quân sự này không thể hoạt động hiệu quả. Nói cách khác, sự hiện diện của quân đội, vũ khí và đường lối lãnh đạo của Mỹ sẽ tạo thành một khối đoàn kết và mạng lưới phòng thủ rộng khắp trong khu vực.
Song hiện nay, Mỹ đang thực thi chính sách cắt giảm chi tiêu quốc phòng khiến quy mô của hạm đội Hải quân Mỹ chắc chắn sẽ bị giảm số lượng từ 272 tàu chiến xuống còn 250 chiếc. Với quy mô này, Mỹ sẽ không thể tăng cường sự hiện diện của lực lượng hải quân ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Chiến lược "tái cân bằng châu Á" của Mỹ đã huy động khoảng 2.500 lính thủy đánh bộ cũng như điều thêm 3 tàu chiến mỗi năm tới khu vực. Và theo kế hoạch, cho tới cuối thập niên này, 67 tàu chiến của Mỹ sẽ có mặt tại khu vực châu Á.
Theo Diplomat, cần phải thừa nhận rằng trong khi quy mô Hải quân ngày càng bị thu hẹp, các chính sách quốc phòng của Mỹ sẽ cần rất nhiều thời gian để hội tụ đủ năng lực để giải quyết những thách thức an ninh tại châu Á - Thái Bình Dương.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Minh Thu (Lược dịch)
Theo Infonet
Reuters nêu ra 5 nội dung quan trọng nhất về xung đột Biển Đông Nhât Ban đa phôi hơp chăt che vơi Hoa Ky trong viêc cung câp cac thiêt bi quân sư cho Philippines va Viêt Nam. Báo Reuters của Anh hôm 9/6/2015 đã đăng tải bài viết thống kê lại 5 vấn đề cần lưu ý về cuộc xung đột lợi ích hiện nay của các bên về tình hình Biển Đông - một trong...