Vì sao Ấn Độ chưa sẵn sàng tuần tra ở Biển Đông?
Giới phân tích đã lý giải những nguyên nhân Ấn Độ chưa sẵn sàng tuần tra cùng Mỹ ở Biển Đông
Ân Đô bac tin tuân tra chung vơi My ơ Biên Đông
Ngay 11/2, tờ The Times of India đưa tin, Bô Quôc phong Ân Đô đa phu nhân thông tin cua môt sô hang truyên thông noi răng, quân đôi nươc nay va Hoa Ky đa tô chưc cac cuôc đam phan vê viêc tuân tra hai quân chung trong tương lai ơ Biên Đông, nơi Băc Kinh đang leo thang tranh châp vơi lang giêng.
“Những bản tin này chỉ là suy đoán. Nội dung về các thảo luận song phương diễn ra giữa Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrirkar và người đồng cấp Mỹ Ashton Carter đều đã được thể hiện trong tuyên bố chung hồi 11/12/2015″, một nguồn tin cao cấp ở Bộ Quốc phòng Ấn Độ nói.
Theo nguồn tin, ngoai viêc nhân manh tiêp tuc hơp tac song phương vê an ninh hang hai trong nhưng năm tơi, tuyên bô chung không nhăc đên viêc tuân tra chung ơ Biên Đông.
Ấn Độ lên tiếng bác tin tuần tra chung với Mỹ tại biển Đông dù trước đó hai bên đã mở đàm phán không chính thức về việc này.
Bộ Quốc Phòng Mỹ hôm 10/2 cũng lên tiếng cải chính thông tin tập trận chung với Ấn Độ trên biển Đông.
Theo Lầu Năm Góc, hai bên đã mở đàm phán “không chính thức” về việc tuần tra chung, nhưng vùng Biển Đông đã không được thảo luận.
Video đang HOT
“Tôi có thể xác nhận rằng một số cuộc thảo luận không chính thức về khả năng hai nước mở những cuộc tuần tra chung đã diễn ra. Chúng tôi không biết gì về bất kỳ một cuộc thảo luận nào về việc gộp Biển Đông vào các khu vực tuần tra chung”, một quan chức quốc phòng Mỹ xin giấu tên đã tuyên bố.
Theo hãng tin Ấn Độ PTI, các cuộc thảo luận không chính thức gần đây chủ yếu tập trung vào khả năng hai nước cùng nhau tuần tra trong Ấn Độ Dương rộng lớn, cho phép hai nước kiểm soát được tuyến đường biển chiến lược này.
Vì sao Ấn Độ chưa sẵn sàng tập trận chung ở biển Đông?
Quan hệ quân sự Mỹ-Ấn Độ đã được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Năm ngoái, hai bên đã tổ chức tập trận hải quân ở Ấn Độ Dương, với sự tham gia của Hải quân Nhật Bản. Tuy nhiên hải quân Ấn Độ chưa bao giờ tiến hành tuần tra chung với một nước khác.
Một phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ nói với Reuters rằng chính phủ nước này không thay đổi chính sách. Theo đó, New Delhi chỉ tham gia nỗ lực quân sự quốc tế dưới lá cờ của Liên Hợp Quốc.
Trước đây, Ấn Độ từng từ chối tham gia nhiệm vụ chống cướp biển có sự tham gia của hàng chục quốc gia ở vùng Vịnh Aden và chỉ thực hiện các hoạt động riêng của mình kể từ năm 2008.
Ấn Độ chưa sẵn sàng để tập trận trên biển Đông cùng với Mỹ trong thời điểm hiện nay.
Giới phân tích cho rằng, dù canh giac vơi qua trinh hiên đai hoa quân sư nhanh chong cua Trung Quôc cung như hanh vi ngay cang hung hăng cua Băc Kinh trên Biên Đông va châu A – Thai Binh Dương nhưng Ân Đô muôn đươc xem như môt nươc trung lâp trong hoat đông canh tranh đia chiên lươc giưa Băc Kinh va Washington.
Ân Đô cung nhiêu lân gian tiêp lên an cac manh khoe, thu đoan cua Băc Kinh ơ Biên Đông va nhân manh sư cân thiêt tôn trong tư do, an ninh hang hai, hang không trên cac vung biên, vung trơi quôc tê theo Công ươc Liên Hơp Quôc vê Luât Biên 1982.
Một trong những lý do khiến New Delhi chưa thật sự sẵn sàng với việc tuần tra chung trên biển Đông với Mỹ được các chuyên gia đưa ra đó là chiến lược hướng Đông của Ấn Độ hoàn toàn độc lập so với chính sách Tái cân bằng châu Á của Washington.
Như một phần của kế hoạch, Chính phủ Ấn Độ đang xem xét cấp thị thực ngay tại cửa khẩu tới một số quốc gia khác nữa trong ASEAN. Liên kết Nam Á với Đông Nam Á thông qua Myanmar sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Ngoài ra, Singapore và Việt Nam cũng là một trong những đối tác tại khu vực mà New Delhi hướng tới để xây dựng và phát triển mối quan hệ bền vững, lâu dài.
Trong một diễn biến khác, hôm 22/11/2015, tại cuộc gặp bên lề hội nghị cấp cao ASEAN tổ chức ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường để thảo luận về mối quan hệ song phương cũng như các vấn đề toàn cầu mà hai bên cùng quan tâm.
Tại cuộc gặp này 2 bên cũng nhấn mạnh đến việc tăng cường hợp tác về thương mại, đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ tài chính và mở rộng hoạt động giao lưu nhân dân giữa 2 nước.
Chính vì thế giới phân tích cho rằng trong thời điểm này, Ấn Độ muốn tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là cải thiện và nâng cao quan hệ với Trung Quốc hơn là đứng ra nhận nhiệm vụ tiên phong cùng Mỹ tại Biển Đông.
Hoàng Nam (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nhật bay tuần tra ở biển Đông để "tăng cường hiện diện"
Tờ International Business Times hôm 14-1 cho hay Nhật Bản vừa công bố ý định tăng cường hiện diện ở biển Đông với các cuộc tuần tra bằng máy bay dọc những tuyến đường chủ chốt.
Dẫn thông tin từ The Diplomat, IBTimes còn cho biết với căng thẳng ngày càng leo thang trong khu vực, Mỹ đang triển khai một tàu khu trục tên lửa dẫn đường tới Nhật Bản.
Tokyo dự kiến sẽ tuần tra các khu vực quanh một số nước ở Đông Nam Á, trong đó có Philippines bằng máy bay P-3C khi máy bay này trên đường trở về Nhật. P-3C đã tham gia hoạt động chống cướp biển ở Somalia nhiều năm qua và chủ yếu nạp nhiên liệu tại các căn cứ ở Thái Lan, nằm xa khu vực tranh chấp ở biển Đông.
Chính phủ Nhật Bản thông báo rằng các chuyến bay trở về sẽ ưu tiên tuần tra ở khu vực biển Đông - nơi tranh chấp chủ quyền căng thẳng giữa các nước. Các máy bay loại này có khả năng giám sát tiên tiến và sẽ có thể quét một khu vực rộng lớn của biển Đông.
Ảnh một máy bay TC-90 của Lực lượng Tự vệ Bờ biển Nhật Bản được công bố vào ngày 5-8-2015. (Ảnh: Reuters)
Được biết máy bay tuần tra P-3C trên đường trở về sau chiến dịch chống cướp biển ở Somalia sẽ bay trung chuyển qua một số điểm trên biển Đông như Philippines, Việt Nam và Malaysia để nạp nhiên liệu. Cả Nhật Bản và Mỹ đã bày tỏ lo ngại về những động thái của Trung Quốc trong khu vực trong thời gian gần đây. Hồi tháng 10-2015, hai nước đã tổ chức tập trận hải quân chung lần đầu tiên ở biển Đông. "Nhật Bản sẽ cho thấy quyết tâm của mình để tăng cường hiện diện ở biển Đông, ủng hộ "chiến lược xoay trục về châu Á" của Mỹ và phối hợp các cuộc diễn tập ở những khu vực tranh chấp thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông", tờ Yomiuri Shimbun (Nhật) dẫn lời một quan chức giấu tên.
Bảo Anh
Theo_PLO
Philippines hối thúc Mỹ tuần tra chung ở biển Đông Bộ Quốc phòng Philippines hôm 14-1 cho biết nước này đã kêu gọi Mỹ tiến hành các cuộc tuần tra kết hợp ở biển Đông trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo. Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines - Mỹ đã gặp nhau trong tuần này tại Washington, lần thứ hai trong 3 năm trở...