Vì sao Ả Rập Xê Út can thiệp quân sự vào Yemen ?
Ả Rập Xê Út cùng các nước đồng minh đã phải điều chiến đấu cơ oanh tạc phiến quân Houthi ở Yemen vì họ lo sợ tầm ảnh hưởng của quốc gia thù địch là Iran sẽ lan đến sát biên giới, một quan chức Mỹ nhận định.
Lực lượng trung thành với Tông thông Yemen Abdu-Rabbu Mansour Hadi tại căn cứ không quân Al Anad hôm 24.3 – Anh: Reuters
Reuters ngày 25.3 dẫn lời Đại sứ Ả Rập Xê Út tại Washington Adel al-Jubei cho biết Ả Rập Xê Út và các nước đồng minh Vùng Vịnh đã phát động một chiến dịch không kích phiến quân Houthi ở Yemen nhằm “bảo vệ chính quyền hợp pháp” của Tông thông Yemen Abdu-Rabbu Mansour Hadi.
“Ả Rập Xê Út cực kỳ lo lắng về điều mà họ cho rằng thành trì ngăn Iran đang bị thất thế ngay sát biên giới nước họ”, Đại sứ Mỹ tại Yemen Matthew Tueller nói với Reuters.
Căng thẳng tại Yemen leo thang kể từ sau khi phiến quân Houthi đánh chiếm thủ đô Sanaa hồi tháng 9.2014. Xung đột tại quốc gia Tây Nam Á này tiến sát mức nội chiến khi Houthi chiếm thêm được Taiz, thành phố chiến lược ở miền trung Yemen, hồi tuần rồi.
Trang tin Sputnik (Nga) bình luận xung đột tại Yemen có tác động rất lớn đến chính sách khu vực của Ả Rập Xê Út và đã trở thành trận đấu giữa vương quốc này với quốc gia thù địch Iran.
Video đang HOT
Ngoài ra, Ả Rập Xê Út, cũng như nhiều quốc gia Hồi giáo dòng Sunni khác, xem việc Houthi thắng thế tại Yemen như một minh chứng cho thấy tầm ảnh hưởng của quốc gia Hồi giáo dòng Shiite Iran ngay tại sân sau của mình.
Houthi chiếm được nhiều vùng lãnh thổ từ tay quân đội Yemen nhờ nhận được sự hậu thuẫn tài chính từ Iran, cũng như sự trợ giúp của lực lượng an ninh Yemen vẫn còn trung thành với cựu Tông thông Ali Abdullah Saleh, theo tờ The New York Times(My).
Trong khi thành phố nơi đương kim Tông thông Yemen Hadi lẩn trốn đang bị Houthi bao vây, phe ủng hộ ông Hadi đã lên tiếng cầu viện Ả Rập Xê Út, cùng các nước Vùng Vịnh khác, và Ai Cập, tờ báo Mỹ cho biết.
Các tay súng phiến quân Houthi ở Yemen – Anh: Reuters
Trong ngày 26.3, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Kuwait, Bahrain và Qatar tuyên bố đã quyết định có hành động bảo vệ Yemen trước cái mà những nước này gọi là sự hung hăng của phiến quân Houthi, Reuters đưa tin.
“Chúng tôi quyết định đáp lại lời cầu cứu của ngài Abd-Rabbu Mansour Hadi, Tông thống Yemen, nhằm bảo vệ Yemen và người dân thân thương nước này chống lại sự hung hăng của phiến quân Houthi”, theo tuyên bố chung của 5 nước Vùng Vịnh nói trên.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Nga tuyên bố có thể đóng được tàu sân bay giống Mistral
Một quan chức ngành đóng tàu của Nga ngày 23/3 tuyên bố nước này hoàn toàn có thể đóng được tàu sân bay Mistral phiên bản của Nga nếu được bộ quốc phòng đặt hàng, giữa lúc quân đội Nga chưa thể nhận tàu này từ Pháp do chậm trễ trong giao hàng.
Tàu sân bay Mistral mà Nga đặt hàng vẫn chưa được Pháp bàn giao (Ảnh: Tass)
Thông tin được chủ tịch Alexei Rakhmanov của Tổng công ty đóng tàu thống nhất của Nga tuyên bố. Theo đó, hãng đóng tàu này hoàn toàn đủ khả năng cho ra đời một Mistral phiên bản của Nga.
"Nếu bộ quốc phòng nghĩ rằng những con tàu đó là cần thiết với một phiên bản hiệu chỉnh đặc biệt, do điều kiện khí hậu và sách lược quốc phòng của chúng ta, chúng tôi sẽ đóng những con tàu đó. Loại tàu đó hoàn toàn không có gì quá phực tạp", ông Rakhmanov tuyên bố.
"Chúng tôi cần một nhiệm vụ rõ ràng. Từ quan điểm của người sản xuất, chúng tôi biết cách để làm việc đó", vị quan chức tuyên bố trên đài phát thanh Ekho Moskvy. Theo Alexei Rakhmanov, nhà máy đóng tàu Baltic tại St. Petersburg hoàn toàn có khả năng thực thi nhiệm vụ này, bởi nhà máy từng tham gia sản xuất thân sau của Mistral.
Vị quan chức này cũng cho biết, sau khi nhà máy trên được hiện đại hóa, việc đóng những con tàu dài tới 250m, tức dài hơn tàu Mistral của Pháp tới 50m là trong tầm tay.
Khi được hỏi liệu bộ quốc phòng Nga có kế hoạch tự đóng các tàu sân bay chở máy bay trực thăng hay không, Rakhmanov nói ông "không có thông tin nào về kế hoạch đó".
Dù vậy ông cho biết các tàu sân bay trực thăng do Nga sản xuất sẽ có giá thành thấp hơn. "Nếu so sánh về giá bàn giao tôi có thể nói rằng tàu ngầm Nga rẻ hơn 2,5 lần. Đối với tàu mặt nước, nó còn tùy thuộc vào thế hệ", Rakhmanov nói.
Hợp đồng đóng 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho hải quân Nga được ký tháng 6/2011 với tổng chi phí 1,12 tỷ euro. Tàu đầu tiên có tên Vladivostok và được hạ thủy tháng 10/2013. Lẽ ra tàu đã được bàn giao tháng 11 năm ngoái, nhưng ở phút chót, Paris đã hoãn bàn giao với lập luận Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ RIA
Các nước để ngỏ khả năng can thiệp vào Yemen Yemen đề nghị Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế thiết lập một vùng cấm bay. Trong bối cảnh tình hình Yemen diễn biến phức tạp, chính quyền Yemen đã kêu gọi quân đội các nước vùng Vịnh can thiệp để sớm lập lại ổn định tại nước mình. Khủng hoảng Yemen (ảnh: Dunyannews) Đáp...