Vì sao 72 giờ đầu tiên rất quan trọng để giải cứu nạn nhân động đất?
Không còn lại nhiều thời gian đối với những người bị chôn vùi trong đống đổ nát của trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, khi các nỗ lực tìm kiếm đã tiến gần đến mốc 72 giờ.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân tại hiện trường đổ nát sau trận động đất ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 7/2/2023. Ảnh: THX/ TTXVN
Ông Ilan Kelman, Giáo sư về thảm họa và y tế tại Đại học University College London, cho biết hơn 90% những người sống sót sau trận động đất thường được giải cứu trong vòng ba ngày đầu tiên.
Nhưng con số đó có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào thời tiết, dư chấn và tốc độ tiếp cận hiện trường của đội cứu hộ và các thiết bị. Tất cả các yếu tố trên đều đang đi ngược lại với nỗ lực giải cứu nạn nhân động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Theo hãng thông tấn AFP, ít nhất 11.200 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương sau trận động đất xảy ra ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và nước láng giềng Syria vào sáng 6/2.
Trước tình hình thời hạn 72 giờ “vàng” sẽ kết thúc vào sáng sớm 9/2 theo giờ địa phương, ông Kelman đã giải thích tại sao khung thời gian này lại quan trọng đến vậy.
Chấn thương, nhiệt độ và nước
“Nói chung, động đất không giết người, nhà cửa sập mới làm chết người”, ông Kelman lưu ý. Chuyên gia này khẳng định yếu tố cấp bách nhất là chăm sóc y tế cho những người bị chôn vùi dưới các tòa nhà bị sập trước khi cơ thể họ suy kiệt hoặc bị mất máu.
Trong khi thời tiết cũng là một yếu tố quan trọng thì tình hình thời tiết ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria lại không hề ủng hộ công tác cứu hộ.
Video đang HOT
Giải cứu một em nhỏ ra khỏi đống đổ nát sau trận động đất ở thành phố Afrin, tỉnh Aleppo, Syria ngày 6/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Các khu vực vừa bị động đất tấn công đang phải hứng chịu nền nhiệt độ ở mức đóng băng cùng mưa tuyết. Điều này đồng nghĩa với việc các nạn nhân bị hạ thân nhiệt và tử vong vì giá lạnh.
Dù nhiều người có thể cố gắng sống sót vượt qua cái lạnh và chấn thương thì họ vẫn cần thức ăn và nước uống.
Nếu không có nước, con người sẽ tử vong sau 3 – 5 ngày. Ông Ilan Kelman nói thêm rằng những dư chấn xảy ra sau trận động đất chính có thể tiếp tục làm đổ sập nhà cửa, gây nguy hiểm cho cả những người còn sống sót và những người đang cố gắng giải cứu họ.
Những khu vực chịu ảnh hưởng của động đất vừa qua vẫn tiếp tục bị rung chuyển bởi các dư chấn không ngừng.
Cứu nạn tại hiện trường
Ông Kelman nói rằng phần lớn những người sống sót đã được các đội cứu hộ địa phương đưa ra ngoài trong vòng 24 giờ bằng tay hoặc xẻng.
Hàng chục quốc gia đã cam kết gửi đội tìm kiếm cứu hộ cũng như hàng cứu trợ tới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Thế nhưng, những trận động đất này xảy ra tại vùng hẻo lánh, bị ảnh hưởng bởi giao tranh nên rất khó tiếp cận.
Thường phải mất ít nhất 24 giờ để các đội cứu hộ quốc tế có thể đến hiện trường, chuẩn bị và bắt đầu làm việc. “Vào thời điểm đó, số lượng lớn những người có thể sống sót đã thiệt mạng”, ông Kelman nói.
Đối với các khu vực xung đột gần biên giới Syria, việc tiếp cận càng khó khăn hơn.
Người dân đốt lửa sưởi ấm trong thời tiết giá lạnh sau khi bị mất nhà cửa trong trận động đất tại tỉnh Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 7/2/2023. Ảnh: THX/ TTXVN
Làm thế nào để tìm thấy những người sống sót?
Khi đến hiện trường, có nhiều cách để các đội cứu hộ phát hiện những người sống sót sau trận động đất, trong đó có phương án sử dụng chó đánh hơi trên đống đổ nát.
Giáo sư Kelman cho hay một đội chó cứu hộ động đất nổi tiếng của Mexico đang trên đường đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, robot và máy bay không người lái cũng được sử dụng nhiều hơn để tiếp cận những vùng không gian nhỏ hẹp, quá nguy hiểm đối với con người.
Sau khi tìm thấy người sống sót, lực lượng cứu hộ phải quyết định cách tốt nhất để đưa họ ra ngoài.
Có thể cần đến các thiết bị lớn như cần cẩu để nhấc những mảng tường lớn của các tòa nhà bị sập. Hoặc đôi khi cần phải cắt bỏ một chi bị mắc kẹt của nạn nhân.
Nhiều nạn nhân mắc kẹt sau động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria được giải cứu nhờ mạng xã hội
Lực lượng cứu hộ đang chạy đua với thời gian để tiếp cận các nạn nhân bị chôn vùi dưới đống đổ nát sau trận động đất độ lớn 7,8 hôm 6/2 ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria.
Nhiều người đã được phát hiện và đưa ra khỏi đống đổ nát sau khi sử dụng mạng xã hội để cầu cứu.
Hiện trường vụ động đất tại Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/2. Ảnh: AP
Kênh Al Jazeera đưa tin sau động đất, rất nhiều nạn nhân bị mắc kẹt đã sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm sự giúp đỡ và giúp lực lượng cứu hộ xác định được vị trí của họ. Firat Yayla là một trong số này. Firat Yayla đã đăng một video lên Instagram vào sáng 7/2, thời điểm anh vẫn mắc kẹt dưới đống đổ nát tại quận Antakya, tỉnh Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ). Firat Yayla cầu mong những người theo dõi tài khoản mạng xã hội này cứu anh.
Trong đoạn video quay trong không gian tối, Firat Yayla nói: "Hỡi các bạn, chúng tôi đang mắc kẹt bởi động đất. Mẹ! Mẹ có ổn không? Hãy nói với con là mẹ đang ở đâu đó".
"Xin hãy giúp đỡ!", Yayla nói trước khi kết thúc đoạn video kèm địa chỉ nhà của anh. Sau đó, Yayla đã cập nhật lên Instagram là anh đã được giải cứu nhưng mẹ anh vẫn nằm dưới đống đổ nát.
Một đoạn video khác được đăng tải và chia sẻ nhiều trên Twitter có cảnh thanh niên trẻ mắc kẹt dưới đống đổ nhát ở quận Iskenderun, Hatay đề cập đến địa chỉ của cậu rồi nói: "Xin hãy đến và cứu chúng tôi".
Hatay là một trong những tỉnh bị tàn phá nặng nề nhất sau trận động đất hôm 6/2 tại của Thổ Nhĩ Kỳ. Sân bay thuộc tỉnh này đã bị hư hại và đóng cửa, gây khó khăn cho lực lượng cứu hộ tiếp cận.
Boran Kubat (20 tuổi) đang thăm người thân ở thành phố Malatya thì trận động đất thứ hai tấn công ngôi nhà của gia đình cậu. Kubat cho biết họ vào căn hộ sau trận động đất đầu tiên, nghĩ rằng nó an toàn, nhưng trận động đất thứ hai ập đến khi họ đang ngủ. Boran Kubat đã kêu gọi giúp đỡ trong một video đăng trên mạng xã hội từ bên dưới ngôi nhà đổ nát của mình, nơi cậu cùng mẹ, bà và hai người chú của mình bị mắc kẹt. "Mọi người nhìn thấy video này xin hãy đến và giúp chúng tôi. Bây giờ, mọi người hãy đến giúp chúng tôi!", Kubat nói kèm theo mô tả chi tiết địa chỉ của mình. Boran Kubat cho biết bạn bè đã ngay lập tức phản ứng và cậu cùng gia đình đã được giải cứu.
Hơn 8.000 người đã được kéo ra khỏi đống đổ nát chỉ tính riêng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng ước tính hàng chục nghìn người khác đang bị mắc kẹt dưới hàng loạt tòa nhà đã bị san phẳng. Có những người may mắn đăng hoàn cảnh của họ lên mạng xã hội và được giải cứu, nhưng vẫn còn rất nhiều lời kêu cứu trên internet kêu gọi sự giúp đỡ cho chính họ dưới những tòa nhà bị sập, hoặc cho những người thân yêu không thể liên lạc được.
Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) cho biết 5.775 tòa nhà đã bị phá hủy trong trận động đất và hơn 20.400 người bị thương. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo tổng số nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria có thể lên tới 20.000 người
Hơn 12.000 nhân viên tìm kiếm và cứu hộ Thổ Nhĩ Kỳ cùng với 9.000 binh sĩ đang làm việc tại các khu vực bị ảnh hưởng. Khoảng 70 quốc gia đã gửi nhân lực, thiết bị và viện trợ.
Khoảnh khắc bé trai Thổ Nhĩ Kỳ đoàn tụ với mẹ sau 52 giờ mắc kẹt vì động đất Một loạt các bức ảnh ấn tượng chụp lại hình ảnh bé trai Yigit Cakmak 8 tuổi được các nhân viên cứu hộ đưa ra khỏi đống đổ nát ở Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ) 52 giờ sau trận động đất đầu tiên xảy ra ở khu vực này. Khoảnh khắc Cakmak được kéo ra khỏi tòa nhà bị sập. Ảnh: Getty Images Theo...