Vì sao 6kg vàng lọt qua sân bay Nội Bài sang Hàn Quốc?
Cảng vụ hàng không miền Bắc đang xác minh để trả lời câu hỏi: Vì sao 6kg vàng lại lọt qua sân bay Nội Bài sang tận Pusan (Hàn Quốc) mới bị phát hiện? Đồng thời làm rõ động cơ vận chuyển số vàng này bởi giá vàng trong nước đang cao hơn nước ngoài.
Trao đổi với PV sáng nay, lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Bắc cho biết, từ tối 15/4, cơ quan này đã tiến hành các khâu điều tra nhằm xác minh thông tin tiếp viên và phi công Việt Nam vận chuyển vàng dưới đế giày sang Busan, Hàn Quốc.
Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về sự việc
“Việc kiểm tra được tiến hành ở nhiều khâu, không chỉ ở khâu kiểm tra an ninh, cửa soi chiếu mà có các khu vực, các khâu khác tại sân bay” – vị này cho biết.
Ngoài ra, mục tiêu khác của việc kiểm tra là làm rõ động cơ vận chuyển số vàng này.
Bởi giá vàng trong nước đang cao hơn nước ngoài; các vụ vận chuyển vàng qua sân bay trước đây chủ yếu từ nước ngoài vào Việt Nam.
Vị này cho biết, việc kiểm tra thực hiện theo chỉ đạo của Cục Hàng không Việt Nam và sẽ công bố khi có kết quả.
Đại diện Cảng hàng không Nội Bài (đơn vị phụ trách các công tác soi chiếu, an ninh sân bay) cũng cho biết, họ đang khẩn trương phối hợp để làm rõ sự việc.
Video đang HOT
Trước đó, tối 15/4, Cục Hàng không có thông báo: Hai nhân viên của Hãng hàng không Vietnam Airlines là cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng 6 (35 tuổi) và tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong đã mang theo vàng trên chuyến bay VN 426 khởi hành từ Hà Nội đi Busan ngày 10/3, nhưng không khai báo và bị bắt.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin, số vàng này được dấu dưới đế giày và bị phát hiện khi qua thiết bị dò kim loại.
Theo Tri Thức
Quá khứ "không đẹp" của phi công, tiếp viên Vietnam Airlines
Sau sự việc phi công và tiếp viên của hãng hàng không Vietnam Airlines bị bắt tại Hàn Quốc, nhìn lại quá khứ, một số phi công, tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines (VNA) cũng đã bị bắt do vận chuyển quần áo ăn cắp, buôn lậu mỹ phẩm, hàng điện tử.
Này 26/3/2014, cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) đã bắt tạm giam nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc (25 tuổi) của Vietnam Airlines do nghi ngờ nhân viên này mang hàng xách tay có nguồn gốc trộm cắp từ Nhật Bản về Việt Nam.
Vận chuyển hàng lậu, hàng ăn cắp
Năm 2009, phi công Đặng Xuân Hợp của Vietnam Airlines bị tạm giữ tại Nhật Bản vài tháng do có liên quan đến tội mua hàng ăn cắp của các nhóm người Việt rồi "tuồn" về Việt Nam theo đường hàng không.
Ngày 26/3/2009, Tòa án quận Saitama đã tuyên phạt phi công Hợp 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, với thời gian thử thách là 4 năm, đồng thời tuyên phạt phi công này 500.000 yen Nhật.
Tiếp viên phó "xách tay" 50 chiếc Iphone 5s
Tiếp đó vào tháng 4/2012, nam tiếp viên Thái Anh Tiến (31 tuổi) tham gia đường dây vận chuyển hàng lậu là đồ điện tử từ Australia về Việt Nam tiêu thụ, khi qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất - TPHCM thì số hàng vận chuyển trái phép này bị phát hiện và bắt giữ. Tiếp viên Thái Anh Tiến sau đó bị Tòa án Nhân dân TPHCM tuyên phạt 1 năm 6 tháng tù treo. Đặc biệt, liên quan đến vụ việc của tiếp viên Thái Anh Tiến, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã lần theo các dấu vết từ tháng 10/2008 và xác định có khoảng 400 kiện hàng đã được hơn 30 tiếp viên hàng không tham gia vận chuyển trái phép từ Australia về Việt Nam.
Cuối tháng 9/2013, lực lượng an ninh Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài phát hiện và tạm giữ 50 chiếc điện thoại iPhone 5S còn nguyên đai nguyên kiện do tiếp viên phó của Vietnam Airlines là Bùi Ngọc Tuấn (SN 1977) vận chuyển trái phép qua đường hàng không trên chuyến bay VN1106 từ Paris (Pháp) về Hà Nội.
Phi công Đặng Xuân Hợp
Theo đó, trong quá trình kiểm tra và soi chiếu hành lý xách tay, lực lượng an ninh sân bay Nội Bài nhận thấy nam tiếp viên này có biểu hiện lạ khi muốn "né" cửa soi chiếu hành lý của hải quan cửa khẩu. Vì vậy, tiếp viên Bùi Ngọc Tuấn bị yêu cầu mở hành lý ra để kiểm tra và 50 chiếc iPhone 5S mới bị phát hiện. Cơ quan chức năng đã lập biên bản, bàn giao vụ việc cho Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) công an Hà Nội để điều tra làm rõ.
Liên quan đến việc vận chuyển hàng ăn cắp, tháng 3/2014, cảnh sát Tokyo, đã bắt nữ tiếp viên Nguyễn Thị Bích Ngọc - nữ tiếp viên 25 tuổi của hãng hàng không Vietnam Airlines. Theo đó, nữ tiếp viên bị nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp, trị giá khoảng 125.000 yen (tương đương 25,7 triệu đồng), trên một chiếc xe bus dành riêng cho đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến Sân bay Quốc tế Kansai.
Xách tay, giấu vàng trong đế giày
Vào tháng 11/2009, ba tiếp viên của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã bị hải quan sân bay Incheon (Seoul, Hàn Quốc) phát hiện trong hành lý xách tay có khoảng 20 lượng kim loại quý nghi là vàng. Đây là ba tiếp viên phục vụ trên chuyến bay VN937 bay theo hành trình Seoul - Hà Nội. Vụ việc bị Nhà chức trách Hàn Quốc lập biên bản, 3 tiếp viên hàng không bị tạm giữ để điều tra làm rõ nguồn gốc số vàng có trong hành lý và áp dụng mức phạt theo quy định nước này.
Bức ảnh 4kg vàng tang vật thu được trong giày của nhân viên phi hành đoàn (Ảnh: Yonhapnews)
Theo thông tin từ các tờ báo Hàn Quốc vào ngày 10/3/2015, sau khi hoàn thành chuyến bay từ Hà Nội đến sân bay quốc tế Gimhae (Pusan), một cơ trưởng và một tiếp viên hãng hàng không Việt Nam đã bị phát hiện giấu 6kg (mỗi thỏi vàng là 1kg) dưới đế giày khi đi qua hệ thống máy dò kim loại của sân bay. Trong đó, tiếp viên hàng không giấu 2 thỏi và cơ trưởng giấu 4 thỏi vàng. Vụ việc đang được giới chức trách Hàn Quốc tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ danh tính các thành viên phi hành đoàn liên quan đến vụ việc.
Đánh giá sơ bộ của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, theo báo cáo của Vietnam Airlines, trên chuyến bay VN 426 khởi hành từ Hà Nội đi Pusan ngày 10/3/2015; hai nhân viên của hãng là cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng 6 (sinh ngày 20/11/1980, số bằng lái 29836, ngày cấp 31/03/2010) và tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong, đã mang theo vàng và không khai báo, sau đó bị hải quan tại sân bay Gimhae, Pusan, Hàn Quốc bắt giữ.
Theo báo cáo của Vietnam Airlines, nhà chức trách Hàn Quốc vẫn chưa có thông tin chính thức cho phía Việt Nam.Hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam đang tiếp tục phối hợp với Vietnam Airlines theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến liên quan đến sự việc.
Quy định cấm tổ bay mang vali to ra nước ngoài của Vietnam Airlines
Để ngăn chặn tình trạng tiếp viên hàng không lợi dụng, tiếp tay cho buôn lậu trên nhiều chuyến bay quốc tế, từ ngày 17/3/2014, theo chỉ thị của tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA), tất cả tổ bay khi thực hiện nhiệm vụ trên các chuyến bay ra nước ngoài không được sử dụng vali to.
Theo đó, tất cả tổ bay khi thực hiện nhiệm vụ trên các đường bay ngắn/trung chỉ được mang cặp bay/vali xe kéo nhỏ, túi đựng áo khoác phải cho vào trong vali/cặp bay.
Đối với đường bay ngắn/trung chỉ cho phép mang cặp bay/vali xe kéo nhỏ. Đối với đường bay dài đi châu Âu, Úc và chuyên cơ có thời gian lưu trú dài ngày mới sử dụng vali to. Túi đựng áo khoác phải cho vào vali/cặp bay.
Theo An Ninh Tiền Tệ
Mất cắp hành lý tại sân bay: Sẽ truy trách nhiệm người đứng đầu đơn vị Nhằm bảo vệ hành lý, hàng hóa của khách hàng và ngăn chặn, tiến tới loại bỏ các vụ trộm cắp hành lý, Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) vừa có kế hoạch phòng, chống mất cắp tài sản hành lý ký gửi và hàng hóa vận chuyển đường hàng không, nhiên liệu tàu bay năm 2015 trong đó...