Vì sao 6 “vòng kim cô” của Liên Hợp Quốc không thể cản bước Triều Tiên?
Mặc dù bị Liên Hợp Quốc áp đặt liên tiếp 6 loạt trừng phạt từ lúc bắt đầu tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên vào năm 2006, nhưng Triều Tiên vẫn tiếp tục theo đuổi chương trình vũ khí và không có dấu hiệu dừng lại, thậm chí Bình Nhưỡng còn đạt được những bước tiến lớn qua từng năm.
Vũ khí Triều Tiên xuất hiện trong một lễ diễu binh tại thủ đô Bình Nhưỡng (Ảnh: Reuters)
Các lệnh trừng phạt liên tiếp
Ngày 4/7 vừa qua Triều Tiên khiến nhiều nước không khỏi bất ngờ khi tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên và vụ phóng này được cho là đã đặt bang Alaska của Mỹ vào tầm tấn công của Bình Nhưỡng. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un sau đó tuyên bố sự kiện này đã hoàn tất năng lực vũ khí chiến lược của Triều Tiên, bao gồm bom nguyên tử, bom nhiệt hạch và tên lửa liên lục địa.
Từ sau vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên vào năm 2006 đến nay, Liên Hợp Quốc và các nước phương Tây, trong đó dẫn đầu là Mỹ, đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt lên Bình Nhưỡng, trong đó tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như các giao dịch chuyển tiền, buôn bán khoáng sản và đất hiếm.
Mặc dù các lệnh trừng phạt này liên tục được tăng cường sau mỗi lần Triều Tiên thử hạt nhân hoặc tên lửa, nhưng dường như không đạt được hiệu quả. Bình Nhưỡng vẫn theo đuổi chương trình phát triển vũ khí và ngày càng đạt được nhiều thành tựu hơn.
Xuất khẩu vũ khí
Triều Tiên không chỉ có những thị trường xuất khẩu vũ khí mới mà còn xây dựng được chương trình nghiên cứu và phát triển vũ khí (R&D) của riêng nước này, mà theo giới chuyên gia, chương trình đó thậm chí thường bị đánh giá thấp hơn so với tiềm năng thực tế.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc hồi tháng 2, Triều Tiên đã bán một hệ thống phòng không trị giá 6 triệu USD cho Mozambique, đồng thời xuất khẩu các loại tên lửa và rocket dẫn đường sang thị trường Sudan. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phức tạp trong chương trình R&D của Bình Nhưỡng.
Theo David Cohen, cựu phó giám đốc cơ quan tình báo Mỹ (CIA), sẽ là một sai lầm khi nghĩ rằng Triều Tiên là “một quốc gia khép kín, cắt đứt với thế giới bên ngoài và không thể tiếp cận Internet”. Thay vào đó, Bình Nhưỡng được cho là có khả năng kết nối rất tốt và nước này biết cách đưa những bộ não xuất sắc nhất vào bộ máy đảm trách những công việc mà Triều Tiên cho là trọng điểm như chương trình hạt nhân và tên lửa.
Nền kinh tế tự cung tự cấp
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát tên lửa đạn đạo Hwasong-12 (Ảnh: KCNA)
Video đang HOT
Báo cáo của Liên Hợp Quốc cũng chỉ ra rằng Triều Tiên đã tham gia vào một mạng lưới “bình phong”, cho phép nước này nhúng tay vào thị trường chợ đen, đồng thời thiết lập các công ty “vỏ bọc” để chuyển tiền, chuyển hàng hóa, thậm chí chuyển người qua biên giới các nước.
Mặc dù từ lâu vẫn bị xem là một nước nghèo, nhưng trên thực tế, Triều Tiên đã xây dựng cho mình một nền kinh tế tự cung tự cấp và mang lại lợi ích cho tầng lớp giàu có. Hồi tháng 4, Bình Nhưỡng đã “khoe” cho thế giới thấy một khu phức hợp nhà ở sang trọng, trong khi giới thượng lưu cũng không ngần ngại phô trương sự giàu có thông qua những chiếc điện thoại thông minh hay những đồ vật xa xỉ.
Các chuyên gia phân tích cho rằng đây là dấu hiệu rõ rệt cho thấy một nền kinh tế tự cung tự cấp vẫn có thể đủ tiền để tài trợ cho chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa.
Bà Anwita Basu, chuyên gia phân tích về Triều Tiên tại Cơ quan Tình báo Kinh tế có trụ sở tại London, Anh, nhận định: “Các lệnh trừng phạt không cản trở nền kinh tế Triều Tiên trở thành nền kinh tế tự cung tự cấp. Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng đó là nền kinh tế có thể tồn tại và phát triển thịnh vượng mà không cần phụ thuộc vào phương Tây, và cũng không cần phải trở thành một nền kinh tế tư bản tự do”.
Quan hệ thương mại với các nước
Mặc dù các số liệu về nền kinh tế Triều Tiên rất hiếm hoi nhưng New York Times hồi tháng 4 ước tính mức tăng trưởng hàng năm của Triều tiên vào khoảng từ 1-5%.
Trung Quốc chiếm ít nhất 90% kim ngạch thương mại của Triều Tiên và là trụ cột chính của nền kinh tế Triều Tiên. Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho biết quan hệ thương mại song phương giữa Trung Quốc và Triều Tiên tăng gần 40% trong quý đầu tiên của năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
Dưới sức ép của Mỹ và các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc hồi tháng 2 thông báo sẽ dừng nhập khẩu than đá từ Triều Tiên cho tới hết năm. Mặc dù các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc giới hạn số lượng than đá mà các nước được phép nhập khẩu từ Triều Tiên, nhưng các lệnh này không cấm việc vận chuyển các mặt hàng phục vụ cho cuộc sống của người dân Triều Tiên cũng như các mặt hàng không giúp sản sinh lợi nhuận cho chương trình hạt nhân và tên lửa.
Bên ngoài một nhà hàng Triều Tiên tại Đan Đông, Trung Quốc (Ảnh: AFP)
Theo Tiến sĩ Katsuhisa Furukawa, cựu chuyên gia Liên Hợp Quốc từng giám sát các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên, hoạt động thương mại với Bình Nhưỡng nhìn chung không bị cấm bởi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và có cấm cũng chỉ giới hạn trong phạm vi nhất định.
“Đó chỉ là những lệnh trừng phạt có trọng điểm, nhằm ngăn ngừa việc chuyển giao con người, hàng hóa, công nghệ và các nguồn tiền liên quan tới vũ khí, và thêm một chút xa xỉ phẩm”, Tiến sĩ Furukawa cho biết.
Theo đó, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên vẫn tiếp tục diễn ra. Từng hàng xe tải vẫn nối đuôi nhau dọc theo cây cầu Hữu Nghị bắc qua sông Áp Lục, nối Triều Tiên và Trung Quốc, ở thành phố biên giới Đan Đông, Trung Quốc.
Ngoài Trung Quốc, Triều Tiên cũng có quan hệ thương mại với Nga. Hai nước đã ký thỏa thuận tăng cường giao dịch thương mại lên 1 tỷ USD cho tới năm 2020 và xây dựng tuyến đường tàu hỏa nối biên giới Nga với khu vực Rajin của Triều Tiên. Hồi tháng 5, dịch vụ phà nối hai khu vực Vladivostok của Nga và Rajin của Triều Tiên cũng đã được khai trương.
Các biện pháp lách trừng phạt
Triều Tiên cũng bị “tố” sử dụng các phương thức bất chính để lách các lệnh trừng phạt từ cộng đồng quốc tế. Báo cáo của Liên Hợp Quốc đã cáo buộc Bình Nhưỡng đã sử dụng các công ty giả mạo và các con tàu mang cờ nước ngoài. Năm 2016, Ai Cập đã chặn tàu con tàu Jie Shun do thuyền trưởng là người Triều Tiên điều khiển nhưng lại di chuyển dưới cờ của Campuchia.
Theo giới chuyên gia, dù bằng hình thức công khai hoặc kín đáo, các quốc gia như Nga và Trung Quốc, hay các khu vực như Đông Nam Á, châu Phi và Trung Đông, đều được Triều Tiên sử dụng như các tuyến vận chuyển. Nguồn tiền chảy về Triều Tiên còn đến từ các giao dịch buôn bán vũ khí ở châu Phi.
Triều Tiên được cho là “nằm” trên những kho khoáng sản quý hiếm trị giá khoảng 6.000 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện chưa rõ nước này đã xuất khẩu các loại khoáng sản này ra nước ngoài với số lượng bao nhiêu.
Thành Đạt
Theo Straitstimes
Những mặt hàng xa xỉ "hiếm hoi" được bày bán tại Triều Tiên
Hai cửa hàng tại thủ đô Bình Nhưỡng là nơi bày bán những mặt hàng xa xỉ hiếm hoi tại Triều Tiên, trong đó giá của một sản phẩm thượng hạng có thể lên tới hàng nghìn USD.
Cửa hàng Puksae bán đồ xa xỉ tại Triều Tiên (Ảnh: NK Pro)
Theo Dailymail, NK Pro, tổ chức chuyên theo dõi và phân tích các tin tức từ bán đảo Triều Tiên, đã công bố những bức ảnh "hiếm hoi" chụp các mặt hàng xa xỉ được bày bán tại hai cửa hàng có tên gọi Puksae và Pottongang Ryugyong ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Cửa hàng Pothonggang Ryugyong tại thủ đô Bình Nhưỡng (Ảnh: NK Pro)
Theo NK Pro, hai cửa hàng trên không nằm gần các khu du lịch nổi tiếng của Triều Tiên. Mặc dù hàng hóa nước ngoài, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ, bị cấm xuất khẩu vào Triều Tiên theo lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc, nhưng một số sản phẩm vẫn được bày bán công khai ở Bình Nhưỡng.
Sản phẩm của các thương hiệu lớn như Gucci, Chanel,... được bày bán tại Triều Tiên (Ảnh: NK Pro)
Những bức ảnh do NK Pro cho thấy nhiều mặt hàng đắt tiền được bày bán, thậm chí được đặt trong những tủ kính sang trọng, trong đó chủ yếu là đồng hồ, trang sức, nước hoa, quần áo và rượu ngoại.
Thương hiệu giày nước ngoài được bán tại cửa hàng ở Bình Nhưỡng (Ảnh: NK Pro)
Một trong số những mặt hàng xa xỉ được bán tại cửa hàng ở Bình Nhưỡng là mẫu đồng hồ thương hiệu Montblanc nổi tiếng của Đức. Giá của chiếc đồng hồ này được ghi ở bảng giá bên dưới là 460.000 won (khoảng 4.000 USD).
Chiếc đồng hồ có giá 460.000 won tại Triều Tiên (Ảnh: NK Pro)
Đại diện của Montblanc cho biết thương hiệu này không có quan hệ làm ăn với Triều Tiên hay bất kỳ nước nào đang chịu lệnh trừng phạt. Theo đó, các sản phẩm này có thể được giao dịch thông qua các kênh không chính thống hoặc là sản phẩm đã qua sử dụng.
Các chai rượu nhập khẩu từ nước ngoài bên trong một cửa hàng ở Bình Nhưỡng (Ảnh: NK Pro)
Ngoài các món đồ xa xỉ, những mặt hàng điện tử của các hãng nước ngoài như Sony, Panasonic, Yamaha hay Seiko và một số sản phẩm từ châu Âu cũng được bày bán tại Triều Tiên. Các nhãn hàng này không được phân phối trực tiếp tới Triều Tiên mà thường thông qua các đầu mối đặt trụ sở tại Singapore.
Khu vực trưng bày các sản phẩm điện tử của các hãng nước ngoài bên trong một cửa hàng tại Triều Tiên (Ảnh: NK Pro)
Các mặt hàng xa xỉ được cho là để phục vụ tầng lớp giàu có tại Triều Tiên. Trong khi đó, Kim Kwang-jin, một công dân Triều Tiên đào tẩu từng tìm cách tuồn hàng nhập khẩu vào nước này, cho biết doanh thu từ việc bán các mặt hàng xa xỉ sẽ được sử dụng cho chương trình phát triển vũ khí của chính quyền Triều Tiên.
Thành Đạt
Theo Dailymail
Vợ ông Kim Jong-un tái xuất sau nhiều tháng vắng bóng Phu nhân nhà lãnh đạo Triều Tiên đã xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng sau 4 tháng vắng mặt khi cùng ông Kim Jong-un tới dự một chương trình ca nhạc mừng vụ phóng tên lửa thành công ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ông Kim Jong-un và bà Ri Sol-ju tham dự một sự kiện tại Triều Tiên (Ảnh: Reuters) Theo...