Vì sao 6 bệnh nhân tử vong vì tay chân miệng đều ở miền Nam?

Theo dõi VGT trên

Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tay chân miệng tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây, chủ yếu tập trung ở khu vực miền Nam với 41.218 trường hợp (chiếm 77%).

Cha mẹ biết gì về bệnh chân tay miệng? Bệnh chân tay miệng đang vào mùa cao điểm, 6 trường hợp đã tử vong. Dịch đang diễn biến phức tạp nhưng liệu các phụ huynh có đủ kiến thức để phòng bệnh cho trẻ?

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Trần Đắc Phu cho hay tính đến đầu tháng 10, cả nước ghi nhận 61.821 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 29.324 trường hợp nhập viện và 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam.

So với năm 2017, số ca bị tay chân miệng cả nước giảm 18,9%, số trường hợp nhập viện giảm 14,9%. Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây, chủ yếu trong miền Nam với 41.218 trường hợp (chiếm 77%). 6 trường hợp tử vong cũng được ghi nhận trong khu vực này. Tuy nhiên, theo TS Phu, điều này không có gì bất thường, bởi hiện tại, số ca mắc trong khu vực miền Nam cao hơn.

Còn theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, lý do tình hình dịch bệnh tay chân miệng năm nay có sự gia tăng mạnh hơn ở khu vực TP.HCM nói chung, miền Nam nói riêng là chủng virus EV71 quay lại, trong khi trẻ chưa có miễn dịch với virus đó. Hiện tại, chủng virus này được ghi nhận nhiều nhất trong số ca mắc.

Đây là chủng virus có đặc tính lây lan nhanh, gây sốt cao, dẫn đến nhiều biến chứng nặng như thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và tử vong nhanh. EV71 cũng được biết đến như một loại virus có vai trò gây viêm não và các hội chứng não cấp, làm cho bệnh nặng hơn.

Theo bác sĩ Khanh, sự quay lại của virus đó có tính chu kỳ, khó dự đoán. Việc chúng ta cần làm bây giờ là kiểm soát chúng. Ngoài ra, với dân số cao hơn, lượng trẻ em cũng nhiều hơn nên số ca mắc nhiều hơn khu vực miền Bắc là điều dễ hiểu.

PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết so với cùng kỳ năm 2017, tại TP.HCM ghi nhận số ca độ 2b cao hơn và có cả ca mắc tay chân miệng độ 4.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, PGS.TS Phạm Văn Quang thông tin số lượng bệnh nhân mắc tay chân miệng đến khám thấp hơn 2017. Tuy nhiên, từ tuần 36, lượt khám tăng đột biến, gần tương đương với đỉnh dịch năm 2015, số ca nặng tăng nhanh. Tính đến tháng 9/2018, 814 ca nhập viện, tăng 182,5% so với cùng kỳ năm 2017. Qua 9 tháng đầu năm 2018, quận Tân Phú, Hóc Môn, Tân Bình và Bình Tân lần lượt là bốn quận/huyện có số nhập viện do bệnh tay chân miệng cao nhất.

Vì sao 6 bệnh nhân tử vong vì tay chân miệng đều ở miền Nam? - Hình 1

Dịch tay chân miệng đang bùng phát mạnh ở TP.HCM. Ảnh: Liêu Lãm.

Trước sự gia tăng dịch bệnh này trong thời gian gần đây, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa có công văn khẩn yêu cầu các đơn vị đảm bảo cung ứng thuốc phòng, điều trị bệnh tay chân miệng.

Cơ quan này yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần khẩn trương chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc đóng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo về dự trữ, cung ứng thuốc.

Đồng thời, các địa phương cần kịp thời báo cáo về Bộ Y tế trong trường hợp có nguy cơ thiếu thuốc phục vụ công tác phòng và điều trị bệnh tay chân miệng trên địa bàn.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các viện, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế chủ động lập kế hoạch mua sắm thuốc, cập nhật số lượng và tình trạng các ca mắc tay chân miệng để kịp thời liên hệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc để đảm bảo đủ thuốc cho công tác phòng và điều trị bệnh.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc phải chuẩn bị sẵn nguồn thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý để ưu tiên cung ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu phòng chống dịch bệnh.

Cục Quản lý Dược sẽ xem xét giải quyết ngay các đơn hàng nhập khẩu thuốc của các cơ sở để đảm bảo đủ thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng chống dịch bệnh theo quy định.

Theo Zing

10 điều cần biết để không mất mạng vì bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách chăm sóc để con không gặp biến chứng vì căn bệnh này.

Cha mẹ biết gì về bệnh chân tay miệng? Bệnh chân tay miệng đang vào mùa cao điểm, 6 trường hợp đã tử vong. Dịch đang diễn biến phức tạp nhưng liệu các phụ huynh có đủ kiến thức để phòng bệnh cho trẻ?

Tính đến đầu tháng 10, Việt Nam ghi nhận 61.821 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 29.324 trường hợp nhập viện và 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam.

Tình hình bệnh đang diễn biến khá phức tạp ở một số tỉnh, thành phố phía Nam. Đặc biệt, số ca bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 79%) và dưới 1 tuổi (chiếm 17%).

Để tránh việc trẻ bị mắc bệnh cũng như gặp những biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần biết 10 điều sau:

1. Thủ phạm gây bệnh là gì?

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Hùng, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho hay bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, gây ra do các loại virus thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các virus đường ruột khác. Trong đó, thường gặp là virus đường ruột type 71 (EV71) và Coxsackie A16. Đặc biệt, virus EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.

2. Bệnh lây qua con đường nào?

Theo thạc sĩ Hùng, tay chân miệng lây truyền theo đường tiêu hóa và có khả năng gây thành dịch lớn, nguyên nhân là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

10 điều cần biết để không mất mạng vì bệnh tay chân miệng - Hình 1

Khi trẻ bị bệnh cần đưa ngay tới cơ sở y tế. Ảnh: LL.

3. Tay chân miệng đã có thuốc điều trị đặc hiệu?

Theo thạc sĩ Hùng, bệnh tay chân miệng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp nhằm duy trì chức năng sống đối với các trường hợp nặng, đặc biệt có dấu hiệu suy tuần hoàn, hô hấp.

4. Có vắc xin phòng bệnh chưa?

Bệnh cũng không có vắc xin dự phòng. Các biện pháp phòng bệnh vẫn được xem là cơ bản.

5. Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng

PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới trung ương, cho hay biểu hiện của tay chân miệng là đứa trẻ thường mệt mỏi quấy khóc, sau 6-12 tiếng có sốt, thông thường là sốt nhẹ từ 37,5 đến 38 độ C, có một số bé không sốt hoặc chỉ sốt thoáng qua.

Sau khi sốt từ 24-48 tiếng, trẻ có biểu hiện có nốt phỏng nước ở miệng, sau 1-2 giờ do các bé mút nên vỡ ra tạo vết loét trên niêm mạc lưỡi, xung quanh miệng, có thể thấy những ban đỏ xung quanh miệng.

Lòng bàn tay, lòng bàn chân có những nốt phỏng nổi cộm lên mặt da, cứng, chắc, những nốt này thường khô và đóng vảy sau 2-3 ngày,sau đó bong ra. Ngoài ra, các bé có thể có ban đỏ ở chân, mông, đùi, hoặc cẳng tay.

Ngoài các biểu hiện chính như trên, các bé còn nôn trớ, hắt hơi, chảy nước mũi, đi ngoài phân lỏng 2-3 lần trong ngày trong 2-3 ngày.

Bệnh thường diễn biến trong vòng 5 ngày sau đó đi vào trong giai đoạn ổn định, các vẩy trong lòng bàn tay bong ra, trẻ ăn trở lại. Tuy nhiên, một tỷ lệ (khoảng 1/1.000 trường hợp) có thể gặp biến chứng nặng.

6. Bệnh do chủng virus EV71 gây ra nguy hiểm thế nào?

TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay type virus gây bệnh tay chân miệng ở nước ta đang khiến nhiều người lo lắng là EV71, chiếm 21% số lượng bệnh nhân. Chủng virus này dễ gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Nhiễm EV71 thường liên quan đến các biến chứng thần kinh nặng và có thể dẫn đến tử vong vì virus này gây nhiễm và tấn công tế bào. Bệnh nhân nhiễm virus EV71 có nguy cơ gặp biến chứng thần kinh cao gấp 5 lần so với nhiễm các virus đường ruột khác gây bệnh tay chân miệng.

10 điều cần biết để không mất mạng vì bệnh tay chân miệng - Hình 2

Khi trẻ mắc tay chân miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân có những nốt phỏng nổi cộm lên mặt da, cứng, chắc . Ảnh: Liêu Lãm.

7. Việc cần làm đầu tiên khi phát hiện con bị tay chân miệng?

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn, điều trị kịp thời hạn chế diễn biến nặng.

Trẻ mắc bệnh cần được cách ly điều trị tại cơ sở y tế hoặc tại nhà nếu bệnh nhẹ. Cần giữ gìn vệ sinh cho trẻ, hạn chế bội nhiễm thêm các bệnh khác. Đồng thời, các gia đình không nên đưa trẻ đến trường trong thời gian bị bệnh để tránh lây nhiễm cho bạn cùng lớp.

10 điều cần biết để không mất mạng vì bệnh tay chân miệng - Hình 3

Tay chân miệng đang bùng phát mạnh tại TP.HCM. Ảnh: Liêu Lãm.

8. Biện pháp phòng tránh tay chân miệng

Theo PGS Huy, bệnh chân tay miệng hay xảy ra ở lứa tuổi nhà trẻ. Bệnh do một số loại virus gây nên và được lây truyền qua đường tiêu hóa. Do đó, để phòng bệnh này, chúng ta phải thực hiện hai biện pháp chính:

- Tăng cường vệ sinh, đặc biệt là rửa tay thường xuyên, dùng dụng cụ, bát đĩa riêng, huấn luyện cho các bé không mút tay, ngậm đồ chơi và vệ sinh đúng chỗ.

- Cần phát hiện kịp thời những bé trong nhà trẻ có biểu hiện ốm đau bất thường để được đi khám và cách ly ngay tránh lây truyền cho các học sinh khác.

9. Vệ sinh cho con như thế nào khi mắc tay chân miệng?

Cha mẹ nên tắm gội thường xuyên cho bé bị tay chân miệng, lưu ý nên chọn phòng kín gió. Khi tắm, cha mẹ nên chọn loại xà bông diệt khuẩn dành cho làn da nhạy cảm của bé. Cùng với đó, khi tắm nên cố gắng tránh để nước không chạm vào các nốt mụn khiến chúng bị vỡ ra. Không nên tắm nước lá bởi dễ gây bội nhiễm cho trẻ mắc bệnh.

10. Làm thế nào để hạn chế biến chứng khi mắc tay chân miệng?

PGS Huy khuyến cáo không phải riêng bệnh tay chân miệng mà với bất cứ bệnh nào cũng cần thực hiện vệ sinh đầy đủ cho các bé để hạn chế biến chứng. Các bé mắc bệnh vẫn cần vệ sinh răng miệng, tắm như bình thường, tuy nhiên, thời gian nên rút ngắn lại và dùng nước ấm để tránh bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, các gia đình cần phải chú ý cho con ăn uống đầy đủ, không phải kiêng bất kỳ loại thực phẩm nào. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp con đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

5 loại thực phẩm 'ngăn cản' cơ thể hấp thụ canxi
20:25:20 06/11/2024
Chế độ ăn tốt cho người đổ mồ hôi trộm
17:45:36 05/11/2024
Những người có nguy cơ cao bị viêm khớp
17:49:26 05/11/2024
Người lớn mắc sởi, vẫn diễn biến nặng, suy hô hấp
17:32:59 05/11/2024
Trẻ 2-3 tuổi cong vẹo cột sống vì xem điện thoại thường xuyên
10:34:17 06/11/2024
Những người nên ngừng uống cà phê sau 15h
19:12:02 05/11/2024
Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh
20:46:07 06/11/2024
Ung thư và những căn nguyên cần biết
10:12:30 06/11/2024

Tin đang nóng

Kỳ Duyên có chiến thắng chính thức đầu tiên tại Miss Universe 2024!
10:18:32 07/11/2024
Cao Thái Sơn trở thành kỷ lục gia Việt Nam
13:26:04 07/11/2024
Cho thôi việc nữ hiệu trưởng trong vụ lùm xùm khay cơm giáo viên lèo tèo 2 miếng chả
14:03:10 07/11/2024
Trời mưa to bỗng nghe tiếng đập cửa uỳnh uỳnh, mẹ đơn thân tưởng kẻ trộm nhưng vừa mở cửa ra liền ôm mặt khóc tức tưởi
10:47:08 07/11/2024
Cứ đến mùng 1 vợ đi chùa là bắt chồng 'nhịn gần gũi', cho đến khi lén đi theo thì phát hiện bí mật điếng hồn
10:17:38 07/11/2024
"Bùng binh" tình ái Vbiz: Thiên Ân - Kỳ Duyên nghi toang, Minh Triệu liền nhắc tên người cũ?
13:22:51 07/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Hoa hậu Đoàn Thiên Ân chính thức lên tiếng về bức ảnh hẹn hò tình cảm cùng trai lạ ở quán cafe
13:30:41 07/11/2024

Tin mới nhất

Tin mừng cho người thích ăn chuối

14:12:05 07/11/2024
Chuối có thể được ăn trực tiếp, ăn cùng bánh mì, bánh kếp hay sinh tố. Loại trái cây này không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, giúp cơ thể người thay đổi theo hướng tích cực.

Ứng dụng của gừng trong chăm sóc sức khỏe và những thắc mắc thường gặp

13:03:57 07/11/2024
Tinh dầu gừng có thể được sử dụng bằng cách pha loãng 3 đến 5 giọt tinh dầu trong 1 muỗng canh dầu thực vật (dầu ô liu, dừa hoặc hạnh nhân) và thoa lên da, xoa bóp để điều trị đau cơ hoặc đau thấp khớp.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân cao tuổi bị bướu giáp khổng lồ 30 năm

09:59:55 07/11/2024
Bướu giáp khổng lồ là bệnh lý hiếm gặp, khối u kích thước lớn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống như gây khó nuốt, khó thở, run tay, khàn giọng... Phẫu thuật bướu giáp khổng lồ tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tai biến.

Quảng Ngãi nỗ lực giảm tình trạng sinh con tại nhà

09:05:32 07/11/2024
Cũng vì lý do trên, không ít phụ nữ dân tộc thiểu số sinh con tại nhà, không có cán bộ chuyên môn y tế giúp đỡ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai biến sản khoa, dẫn đến tử vong mẹ, tử vong sơ sinh.

Trẻ sưng đau vùng háng, khó ngồi, cảnh giác với viêm khớp háng

09:02:43 07/11/2024
Trong trường hợp viêm khớp háng ở trẻ em kéo dài, không được điều trị sẽ xuất hiện những triệu chứng nặng là đau dữ dội khớp háng. Khi đó, ngay cả việc mặc quần hoặc ngồi cũng khá khó khăn với trẻ.

Việt Nam nằm trong nhóm 26 nước bị thiếu i-ốt trên thế giới

09:00:30 07/11/2024
Góp ý về Dự thảo, nhiều hiệp hội, ngành hàng thực phẩm cho rằng, quy định nói trên gây tốn kém, khó khăn cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà hiệu quả cho sức khỏe cộng đồng lại rất thấp.

Làm gì khi thấy choáng váng vì tụt huyết áp?

08:49:19 07/11/2024
Phương pháp điều trị phải tùy thuộc vào bệnh lý chính gây ra huyết áp thấp. Ví dụ, trong trường hợp dùng quá liều các thuốc hạ huyết áp, người dân phải điều chỉnh lại thuốc và liều lượng. Trường hợp do các bệnh nội tiết thì phải điều tr...

Hội chứng Mallory-Weiss chữa thế nào?

08:47:06 07/11/2024
Phụ nữ mang thai bị nghén nặng. Mặc dù ít khi bị xuất huyết, nhưng nếu bệnh nhân có mắc kèm theo tăng áp lực tĩnh mạch cửa hay rối loạn đông máu thì có thể xảy ra xuất huyết nghiêm trọng.

Số ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai tiếp tục tăng mạnh, sốt xuất huyết, tay chân miệng giảm sâu

07:25:37 07/11/2024
Tỉnh Đồng Nai đã kết thúc Chiến dịch Tiêm vaccine sởi - rubella với 97,3% trẻ từ 1-10 tuổi trong toàn tỉnh được tiêm vaccine. Dự kiến sau 10 ngày nữa, số ca mắc sởi sẽ được kiểm soát.

Cảnh giác lương y gia truyền dỏm quảng cáo thổi phồng bài thuốc

06:48:51 07/11/2024
Thời gian qua, Cục Quản lý Y, Dược Cổ truyền nhận nhiều phản ánh, khiếu nại của các lương y sở hữu bài thuốc y học cổ truyền bị mạo danh, quảng cáo quá mức trên mạng xã hội.

Trẻ 22 tháng tuổi thủng ruột do nuốt hạt táo đỏ

06:05:58 07/11/2024
Sau phẫu thuật, trẻ được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện để chống sốc, nuôi dưỡng qua tĩnh mạch, thở máy, an thần. Đến nay, sức khỏe của trẻ đã ổn định và xuất viện.

Vị thuốc từ loài ong đen sống trong tre nứa chữa bệnh gì?

06:05:31 07/11/2024
Ong đen còn được dùng để ngâm rượu thuốc. Trước khi ngâm ong vào rượu, có thể dùng nhiều phương pháp khác như làm đông ong đen trong tủ lạnh hoặc cho vào nước sôi để gây bất động rồi đặt vào rượu sau.

Có thể bạn quan tâm

"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử

Thế giới

15:41:40 07/11/2024
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đích thân cảm ơn bà Susie Wiles, chiến lược gia thầm lặng đứng sau thành công của ông trong mùa bầu cử năm nay.

Truy tìm 2 anh em ruột liên quan vụ giết người trong rừng tại Gia Lai

Pháp luật

15:38:03 07/11/2024
Liên quan đến vụ giết người xảy ra tại Tiểu khu 1184, thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đang khẩn trương truy tìm hai nghi can Đinh Văn Ten và Đinh...

Bầu cử Mỹ 2024: Kỳ vọng và thực tế

Uncat

15:20:14 07/11/2024
Khi các điểm bầu cử trên khắp nước Mỹ đóng cửa vào thứ Ba, ngày 5/11 (giờ địa phương), các chuyên gia phân tích chính trị có kinh nghiệm đều chắc chắn về 6 điều sau:

Trường Giang lần đầu khoe cận diện mạo quý tử, visual "ngoan xinh iu" y hệt Nhã Phương

Sao việt

15:10:46 07/11/2024
Ngày 7/11, trên Fanpgae, Trường Giang đăng tải bức ảnh dễ thương bên con trai. Gây chú ý, đây là lần đầu tiên ông xã Nhã Phương công khai cận diện mạo của nhóc tỳ lên MXH.

Lý do tiền đạo Mbappe đánh mất mình ở Real Madrid

Sao thể thao

15:08:37 07/11/2024
Người đại diện của siêu sao Real Madrid đang lo ngại về việc sự nghiệp của tiền đạo Mbappe có thể bị ảnh hưởng khi phải chơi ở một vị trí không tự nhiên tại CLB.

Nóng nhất Weibo: Selena Gomez lộ video nhạy cảm trong tiệc thác loạn 72 giờ đồng hồ của "ông trùm" Diddy?

Sao âu mỹ

15:08:29 07/11/2024
Mạng xã hội Weibo mới đây xôn xao trước thông tin liên quan tới mối quan hệ giữa ông trùm Diddy và Selena Gomez.

Quyền Linh ngỡ ngàng khi mẹ đơn thân được chị chồng đưa đến show hẹn hò

Tv show

14:37:24 07/11/2024
Sau khi chồng qua đời Hồng Nhung đến Bạn muốn hẹn hò nhờ Quyền Linh mai mối. Sự xuất hiện của chị chồng và con gái để ủng hộ tinh thần mẹ đơn thân khiến cả trường quay xúc động.

Trần Bảo Sơn khởi động phim đầu tay làm đạo diễn

Hậu trường phim

14:23:14 07/11/2024
Trần Bảo Sơn công bố thử sức với vai trò đạo diễn, tìm kiếm tài tử, giai nhân cho dự án phim Con đường vô tận (Endless Road) anh dành nhiều tâm huyết.

Những con số gây choáng về quy mô của bom tấn 7500 tỷ làm diễn viên phục sát đất

Phim âu mỹ

14:14:24 07/11/2024
Gladiator II (Võ sĩ giác đấu II) có hơn 1000 nhân sự làm việc tại nhiều quốc gia và xây dựng lại đấu trường La Mã bằng 60% bản gốc để phục vụ việc quay bom tấn 7500 tỷ này.

Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông

Tin nổi bật

14:11:58 07/11/2024
Theo dự báo, bão Yinxing đã mạnh lên cấp 15 (tiệm cận cấp siêu bão - cấp 16) trên vùng biển của Philippines. Sáng sớm mai, bão sẽ đi vào Biển Đông.

Dân chơi MXH Threads cảm thấy "tự ái" vì HIEUTHUHAI

Nhạc việt

14:10:57 07/11/2024
Mang thông điệp diss ngược định kiến, khẳng định vị thế của bản thân, HIEUTHUHAI dùng những lời lẽ châm biếm gay gắt để khiến anti câm nín.