Vì sao 4 nhóm nhạc Kpop không có trưởng nhóm?
Leader là vị trí quan trọng trong nhóm, tuy nhiên Black Pink, K.A.R.D, Secret Number, iKON là những nhóm nhạc hoạt động mà không cần người lãnh đạo.
Black Pink: Dự án Black Pink ban đầu gồm 9 thành viên, mang tên gọi là Pink Punk. Trong đó, Jennie từng được giao cho nhiệm vụ trưởng nhóm. Tuy nhiên, vì khá nhiều thành viên gặp vấn đề riêng nên kế hoạch debut nhiều lần bị hoãn lại. Có thành viên rời công ty, có người được đào tạo thêm hoặc chuyển sang các dự án khác. Sau cùng, Pink Pink chỉ còn lại 4 thành viên và họ được ra mắt dưới cái tên Black Pink. Nhóm không có leader vì theo lời Jennie, cả 4 thành viên hiện tại đều có tố chất để dẫn dắt nhóm.
Đại diện YG cũng từng chia sẻ Black Pink sẽ không có trưởng nhóm vì công ty muốn cả 4 thành viên cùng hỗ trợ lẫn nhau. Trước thắc mắc vì sao không có nhóm trưởng, chị cả Ji Soo giải thích: “Chúng tôi đã thực tập cùng nhau trong thời gian dài như những người bạn, quyết định tốt hơn khi không có ai là trưởng nhóm”.
K.A.R.D: K.A.R.D là nhóm nhạc trực thuộc công ty DSP Media, bao gồm 4 thành viên J.Seph, BM, So Min và Ji Woo. Trong đó, So Min từng có 2 lần debut với tư cách là thành viên của nhóm Puretty và trưởng nhóm April. J.Seph và BM là thực tập sinh của DSP từng được kế hoạch ra mắt như một nhóm nhạc Hiphop. Thành viên cuối cùng là Ji Woo, được đào tạo tại FNC Entertainment trong 2 năm và chuyển sang DSP Media vào năm 2016, chỉ 2 tháng trước khi K.A.R.D được ra mắt.
Các thành viên của K.A.R.D quyết định ra mắt mà không có leader. Một trong những lý do là tất cả thành viên đều có phẩm chất lãnh đạo nhất định. Do đó, việc bầu ra nhóm trưởng là không cần thiết.
Video đang HOT
Secret Number: Secret Number gồm 5 thành viên Léa, Soo Dam, Jinny, Dita và Denise mang 4 quốc tịch khác nhau là Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Indonesia. Trong đó, Léa là người Nhật, rapper Jinny và cô em út Denise là người Mỹ gốc Hàn, Soo Dam là người Hàn Quốc và Dita Karang là vũ công chính người Indonesia. Jinny và Denise còn gây chú ý khi từng là thực tập sinh của YG Entertainment. Trong khi đó, Dita là thần tượng người Indonesia đầu tiên ra mắt trong một nhóm nhạc nữ Kpop.
Vào thời điểm vừa ra mắt, Secret Number gây chú ý khi MV debut nhận được lượt xem “khủng” cùng hàng loạt bê bối xung quanh đời tư của các thành viên. Bên cạnh đó, Secret Number còn đưa ra một thông báo bất ngờ là sẽ hoạt động mà không có trưởng nhóm.
iKON: iKON là nhóm nhạc gồm 7 thành viên nhà YG được tuyển chọn từ 2 show sống còn WIN: Who Is Next và Mix & Match. Nhóm ra mắt vào năm 2015 với leader là Han Bin (nghệ danh B.I). Sau 4 năm hoạt động, B.I quyết định rời nhóm và công ty sau khi bê bối chất cấm.
Các thành viên iKON đã có khoảng thời gian khó khăn khi thiếu vắng trụ cột của nhóm. Tuy nhiên, kể từ sau vụ việc, nhóm quyết định không bổ nhiệm leader chính thức nào khác.
Áp lực của một trưởng nhóm Kpop
Để trở thành trưởng nhóm dẫn dắt một nhóm nhạc, các nghệ sĩ cần rất nhiều yếu tố. Không ít người cảm thấy áp lực khi đảm nhận vai trò nặng nề này.
Chỉ trong ít năm ngắn ngủi, Kpop đã phổ biến mức độ phủ sóng tới toàn thế giới. Để có được sự thành công ấy, các công ty giải trí ở Hàn luôn tập trung vào chất lượng đào tạo thần tượng, đi kèm việc xây dựng hình ảnh, quảng bá... Trong đó, việc chia rõ vai trò của từng thành viên trong nhóm rất quan trọng, góp phần định hướng phong cách và chiến lược của nhóm nhạc mỗi lần xuất hiện.
Để bước lên đỉnh cao sự nghiệp, nhóm nhạc nào cũng trải qua một quãng thời gian khó khăn, nhiều thử thách. Lúc này, vai trò của người trưởng nhóm dẫn dắt là vô cùng quan trọng. Một trưởng nhóm bản lĩnh, mạnh mẽ sẽ trở thành nguồn năng lượng thúc đẩy từng thành viên cùng nhau đoàn kết vươn lên.
Tuy nhiên, để đảm nhận vị trí này là điều không hề dễ dàng. Nhiều thần tượng Kpop thừa nhận rằng họ chịu nhiều áp lực trong việc đảm đương vị trí "đầu tàu" một nhóm nhạc, nhất là với những nhóm số lượng thành viên đông đảo.
Chorong (A Pink) từng rớt nước mắt khi chia sẻ về những áp lực của một trưởng nhóm ở Kpop.
Giấu kín cảm xúc cá nhân
Trưởng nhóm luôn phải đặt lợi ích của nhóm mình tham gia lên hàng đầu. Những cảm xúc cá nhân của họ vì thế sẽ bị giấu kín để tránh ảnh hưởng tới nhóm. Là người kết nối và thúc đẩy tinh thần các thành viên khác, trưởng nhóm đòi hỏi phải có cái nhìn khách quan nhất trước mọi sự việc, không đưa ra suy nghĩ phiến diện, một chiều, bênh vực thành viên này hay chỉ trích thành viên khác.
Đây quả thật là điều khó khăn khi con người sinh ra luôn có những cảm xúc cá nhân. Và việc phải che giấu chính bản thân mình khiến nhiều trưởng nhóm rơi vào trạng thái trầm cảm, bí bách.
G-Dragon từng đăng tải một bức ảnh với dòng chữ "I can't handle people anymore" ( Tôi không thể chịu đựng con người thêm nữa rồi) lên tài khoản Instagram cá nhân của anh, cho thấy áp lực che giấu cảm xúc của trưởng nhóm lớn đến thế nào.
G-Dragon mệt mỏi rất nhiều khi phải che giấu cảm xúc của chính mình.
Xuất hiện trên chương trình Life Bar, trưởng nhóm A Pink là Chorong cũng lần đầu tiết lộ về áp lực của chức vụ này. Chorong kể rằng có một lần cô nhận được cuộc gọi từ giám đốc công ty, nhắn cô tham gia một cuộc họp. Mục đích của cuộc họp này chỉ là muốn Chorong nói về cảm giác của cô khi đảm nhiệm vai trò trưởng nhóm. Ngay lập tức Chorong đã khóc khi nghe giám đốc nói những lời đó, vì với vai trò là người dẫn đầu một nhóm nhạc, nữ thần tượng chưa bao giờ được nghĩ đến cảm xúc của riêng mình mà phải đặt ý kiến và quan điểm của các thành viên lên trước hết.
Cẩn trọng trong từng phát ngôn, tỏ ra mạnh mẽ trước mọi người
Trưởng nhóm luôn là người thay mặt các thành viên phát biểu, đảm nhận công việc "ngoại giao" của nhóm. Mỗi phát ngôn của trưởng nhóm đều có khả năng định hướng hình ảnh của nhóm trong mắt công chúng. Và một câu nói của leader nếu có "sai một ly" cũng sẽ dễ dàng "đi một dặm" vì sự săm soi của cư dân mạng Hàn Quốc, vốn nổi tiếng là những người khó tính, khắt khe trong việc đánh giá thần tượng.
Còn nhớ khi Rap Monster (RM), trưởng nhóm BTS từng bảy tỏ quan điểm của mình: "Tôi muốn thắng daesang", cư dân mạng đã tỏ ra "phẫn nộ" vì cho rằng anh quá ngạo mạn, không biết vị trí của bản thân đang ở đâu. Nhưng đến thời điểm hiện tại, BTS chứng minh được rằng họ xứng đáng với vị trí đó, thậm chí còn là nhóm nhạc hiếm hoi của Hàn Quốc có sức ảnh hưởng lớn trên bình diện quốc tế. Lời nói của trưởng nhóm Rap Monster ngày nào đã trở thành sự thật chứ không chỉ là lời nói ngông cuồng, ảo tưởng thái quá như nhiều người đánh giá ban đầu.
RM (BTS) và Suho (EXO) luôn là người nhận trách nhiệm đầu tiên mỗi khi nhóm xảy ra vấn đề gì.
Trong khi đó, Lee Teuk tâm sự rằng vì là trưởng nhóm anh buộc phải hành xử theo một cách nhất định để thể hiện khả năng lãnh đạo trước các thành viên khác. "Tôi được nghe rằng 'Là trưởng nhóm và là nhân vật quan trọng, bạn phải cư xử theo khuôn phép nhất định. Do đó những người nhìn vào bạn sẽ tin tưởng lời nói của bạn'. Vì thế, tôi phải giả vờ là mình có khả năng lãnh đạo trong khi bản thân không như vậy".
Trong một chương trình có mặt Suho (EXO), nam thần tượng cũng kể về những khó khăn mình gặp phải khi làm trưởng nhóm. Anh thừa nhận rằng bản thân phải luôn tỏ ra mạnh mẽ vì với cương vị trưởng nhóm, anh là người bị đổ lỗi, khiển trách nhiều nhất. Nam thần tượng cũng chia sẻ anh cảm thấy đặc biệt khó khăn khi nhận trách nhiệm tập hợp cả nhóm để bàn bạc công việc mới sau những lịch trình dài hơi.
Trên thực tế, những gì Chorong, Suho hay Lee Teuk tiết lộ chỉ là một trong rất nhiều nỗi khổ không tên của các trưởng nhóm Kpop. Chính sự hy sinh thầm lặng của họ đã giúp nhóm nhạc vươn đến thành công như ngày hôm nay. Họ xứng đáng nhận những lời khen ngợi và cái nhìn cảm thông hơn từ phía công chúng.
Đây là hai nhóm nhạc KPop có vũ đạo khó nhằn nhất được huấn luyện viên idol gọi tên Hai nhóm nhạc sở hữu vũ đạo khó nhằn này cũng đang những thần tượng nổi bật trong ngành âm nhạc Kpop. MV On của BTS. Trong thị trường âm nhạc Hàn Quốc, các nghệ sĩ, nhóm nhạc thần tượng bên cạnh sở hữu khả năng vocal hoặc rap thì kĩ năng trình diễn và vũ đạo là yếu tố tiếp theo tạo...