Vì sao 2 nguyên Phó CVP UBND TP.HCM cùng Giám đốc sở bị bắt?
Ngày 3/1, Cơ quan CSĐT Bộ Công an mở rộng điều tra, ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 3 người gồm: Huỳnh Kim Phát (SN 1954), Lê Văn Thanh (SN 1962, cả 2 là nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND TP.HCM) và Lê Tôn Thanh (SN 1956, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”, theo Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Vai trò Công ty Diệp Bạch Dương
Theo hồ sơ, tháng 4/2008, Công ty TNHH bất động sản Diệp Bạch Dương có văn bản xin UBND TP.HCM hoán đổi nhà đất 57 đường Cao Thắng, quận 3, thuộc quyền sử dụng của công ty này, lấy nhà đất 185 đường Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3 (thuộc sở hữu Nhà nước) do Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP quản lý, sử dụng.
Phía Công ty Diệp Bạch Dương muốn hợp khối nhà đất 185 đường Hai Bà Trưng vào với nhà đất 179-181-183 đường Hai Bà Trưng để thành quyền sử dụng của công ty này. Khu đất diện tích hơn 700m2 có định hướng làm trung tâm thương mại, còn khu đất số 57 đường Cao Thắng có diện tích hơn 1.000m2 là biệt thự. Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng đã ký văn bản trả lời không đủ cơ sở giải quyết việc hoán đổi.
Ba bị can bị bắt tạm giam, từ trái qua: Lê Tôn Thanh, Lê Văn Thanh và Huỳnh Kim Phát.
Tháng 3/2010, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM là ông Nguyễn Thành Tài có văn bản chấp thuận cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP và Công ty Diệp Bạch Dương hoán đổi hai khu đất nói trên. Việc chấp thuận căn cứ trên công văn đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM và báo cáo đề xuất của Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo 09.
Văn bản cũng nêu, Công ty Diệp Bạch Dương chịu trách nhiệm xây mới Trung tâm Ca nhạc tại 57 Cao Thắng với giá trị đầu tư xác định 25 tỷ đồng. Đồng thời, hỗ trợ thêm cho Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP 5 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị. Công ty Diệp Bạch Dương thuê đơn vị thẩm định giá hai khu nhà đất hoán đổi theo chức năng đất ở, sau đó Sở Tài chính thẩm định lại và trình UBND TP phê duyệt.
Tháng 7/2011, ông Huỳnh Kim Phát ký văn bản gửi Sở Xây dựng TP.HCM truyền đạt ý kiến của Văn phòng UBND TP về xử lý kiến nghị của Công ty Diệp Bạch Dương liên quan đến thủ tục hoán đổi hai căn nhà số 57 đường Cao Thắng và 185 Hai Bà Trưng. Theo đó, UBND đã có chỉ đạo giao Giám đốc Sở Xây dựng nghiên cứu xem xét, đề xuất trình UBND TP trong thời hạn 5 ngày (tính từ ngày nhận công văn).
Đến tháng 1/2012, ông Phát tiếp tục ký công văn gửi Ban chỉ đạo 09, Sở Tài chính và Sở Xây dựng truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch UBND TP lúc đó là ông Nguyễn Hữu Tín về nghiên cứu kiến nghị hoán đổi của Công ty Diệp Bạch Dương để báo cáo, đề xuất UBND TP.
Video đang HOT
Đến tháng 4/2012, ông Phát ký công văn của Văn phòng UBND TP.HCM thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín, việc hoán đổi hai khu đất nói trên cần được rút kinh nghiệm trong việc đề xuất, trình UBND TP xác định giá nhà đất để hoán đổi.
Nữ đại gia Bạch Dương đi siêu xe Rolls-Royce biển số tứ quý
Ngày 18/1/2019, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt giam bà Dương Thị Bạch Diệp (72 tuổi, Giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bà Diệp sinh ra ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nhưng sống tại Hải Phòng và lập nghiệp thành danh tại TP.HCM. Từ năm 1985, bà Diệp lập ra Công ty TNHH bất động sản Diệp Bạch Dương và biến công ty này thành một tên tuổi lớn về địa ốc, không chỉ tại TP.HCM mà nhiều tỉnh phía Nam.
Nữ đại gia Bạch Dương đi siêu xe Rolls-Royce biển số tứ quý 7.
Trong giai đoai đoạn 2000-2010, bà Diệp nổi lên là doanh nhân thành đạt khi là người đầu tiên sở hữu chiếc xe Rolls Royce Phantom, mang BKS 77L7777, đồng thời sở hữu nhiều dự án có vị trí đắc địa tại TP.HCM như: Dự án khách sạn 5 sao Diep Bach Duong’s Senla Boutique; Dự án Khách sạn kết hợp trung tâm hội nghị, tiệc cưới cao cấp với tổng diện tích 3.100 m2 tại 179 Bis, Hai Bà Trưng, quận 3; 7 mặt bằng tại tại số 31 Lê Duẩn, quận 1…
Tuy nhiên, hầu hết các dự án của Công ty Diệp Bạch Dương, dù hiển hiện sở hữu trên giấy tờ nhưng trong thời gian rất dài đã không triển khai sau đó dần được chuyển nhượng cho người khác. Năm 2016, Công ty Diệp Bạch Dương rao bán dự án khách sạn 5 sao Diep Bach Duong’s Senla Boutique với giá khoảng 900 tỷ đồng. Đến tháng 3/2017, dự án được sang tên cho Công ty Hồng Phúc Quang.
Bị can Nguyễn Thành Tài dính vào lao lý vì “quen” nữ đại gia Bạch Dương đi siêu xe Rolls-Royce biển số tứ quý 7.
Liên quan vụ án, ông Nguyễn Thành Tài (nguyên Phó Chủ tịch thường trực UBND TP HCM), Trần Nam Trang (Phó Giám đốc Sở Tài chính), Nguyễn Thành Rum (nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Vy Nhật Tảo (nguyên Giám đốc Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP.HCM) đã bị bắt giam về tội “Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 BLHS 2015.
Công an xác định, các bị can vi phạm quy định về quản lý, hoán đổi tài sản công tại Trung tâm Ca nhạc nhẹ (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM) với Công ty Diệp Bạch Dương, Agribank chi nhánh TP.HCM và các cơ quan liên quan. Việc này đã gây thất thoát và thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước.
Theo danviet.vn
Ngã ngựa vì chữ 'sắc': Khó chứng minh hối lộ tình dục
Để chứng minh được hành vi hối lộ tình dục rất khó bởi thông thường, hành vi ấy chỉ người đưa và người nhận hối lộ tình dục biết với nhau.
Liên quan đến vụ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí xảy ra tại khu đất vàng số 8-12 Lê Duẩn (TP.HCM), cựu Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM (Nguyễn Thành Tài) bị cáo buộc vì tình cảm cá nhân mà giao 5.000m2 đất vàng cho công ty của Lê Thị Thanh Thúy không qua đấu thầu.
Theo cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, trong quá trình bị điều tra, ông Tài thành khẩn nhìn nhận sai, cho rằng ký các văn bản quyết định trái pháp luật vì muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và do mối quan hệ tình cảm từ trước với bà Thúy.
"Không có tài liệu, chứng cứ thể hiện bị can Tài được hưởng lợi ích vật chất", Bộ Công an nêu và đề xuất áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho cựu Phó chủ tịch TP.HCM.
Từ "mối quan hệ tình cảm" nói trên, nhiều người liên tưởng đến vụ ông Ngô Văn Tuấn- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa "nâng đỡ không trong sáng" hot girl Quỳnh Anh. Vì mục đích "không trong sáng" nên đã bổ nhiệm thần tốc cô này từ nhân viên hợp đồng lên trưởng phòng rồi quy hoạch vào vị trí phó giám đốc sở.
Nhìn vào những trường hợp quan chức không qua được ải mỹ nhân nói trên, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, những quan chức "nâng đỡ không trong sáng", vì "mối quan hệ tình cảm" mà làm sai đã bị rơi vào vòng xoáy tình-tiền.
"Khi có tiền rồi thì câu hỏi đặt ra là: tiêu tiền đó như thế nào bởi họ cần có tiền cho bồ, hoặc có bồ rồi nhưng để "vun đắp tình cảm" hơn thì cần có tiền. Hai mặt này gắn bó mật thiết với nhau bởi những người mà phẩm chất, đạo đức của họ đã bị băng hoại", ông Nguyễn Túc nhận xét.
Ông Nguyễn Thành Tài và Lê Thị Thanh Thuý lúc bị bắt. Ảnh: Bộ Công an.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao những vụ hối lộ tình-tiền như vậy lại khó phát hiện? Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Túc cho rằng, hành vi hối lộ ấy chỉ có người đưa hối lộ và người nhận hối lộ biết với nhau, rất khó phát hiện. Chưa kể, người được hối lộ thường là người đứng đầu, có trách nhiệm cao ở một cơ quan, đơn vị, thành ra dẫu cấp dưới có biết cũng không dám tố cáo vì lỡ như "sảy miệng" thì công việc của người ấy lập tức bị đe dọa.
"Một trong những vi phạm lớn trong nhiều vụ án thời gian qua là tập trung, dân chủ không được chấp hành, nghĩa là cấp dưới sợ cấp trên, dân chủ ở đó không được phát huy. Vậy nên mới có câu "đấu tranh, tránh đâu", vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nói.
Nhắc lại vụ án MobiFone mua AVG, ông Nguyễn Túc cho biết, lần đầu tiên Việt Nam xử được tội nhận hối lộ, trước kia toàn là thiếu trách nhiệm, vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Đáng lưu ý, trong vụ án này, bị cáo Phạm Nhật Vũ (nguyên Chủ tịch AVG) đã chủ động tự thú, khai báo về hành vi đưa hối lộ, tích cực phối hợp cung cấp tài liệu để cơ quan điều tra làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo khác. Nhờ đó, những người nhận hối lộ như ông Nguyễn Bắc Son (nguyên Bộ trưởng Bộ TT-TT) mới không thể chối cãi. Hơn nữa, đây là vụ việc quá lớn, nhiều người biết nên các bị cáo đành phải khai.
"Thế nên, trong những vụ kế tiếp, chắc rằng với những kinh nghiệm có được từ vụ AVG, cơ quan điều tra, tố tụng sẽ có bước đột phá trong phòng, chống tham nhũng, đưa ra xét xử những kẻ đưa hối lộ và nhận hối lộ", ông Nguyễn Túc nhấn mạnh.
Từ đây, ông cũng nhắc đến vụ xét xử hai cựu chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và Vũ nhôm vì làm "bốc hơi" hơn 22.000 tỷ đồng đang diễn ra. Ông Túc tin rằng, việc hai cựu chủ tịch Đà Nẵng tạo điều kiện để Vũ nhôm thâu tóm 22 nhà, đất công sản, 7 dự án bất động sản không qua đấu giá, trái quy định của pháp luật không phải chỉ vì "tình cảm" mà phải "có đi có lại".
"Không ai tin có sự trong sáng trong những chuyện đó. Vấn đề ở chỗ phải chứng minh được có sự thỏa thuận giữa người đưa và người nhận hối lộ.
Chính sách pháp luật của ta vẫn luôn có sự khoan hồng đối với những người thành khẩn khai báo. Thế nhưng, trong trường hợp hối lộ tình dục rất khó, khó hơn so với hành vi hối lộ vật chất. Liệu người đưa hối lộ tình dục, người nhận hối lộ tình dục, thậm chí là người môi giới hối lộ có sẵn sàng thừa nhận chuyện này?", ông Nguyễn Túc đặt câu hỏi.
Thành Luân
Theo baodatviet.vn
Chân dung "quý cô" khiến cựu Phó CT TP HCM Nguyễn Thành Tài ngã ngựa Vì quan hệ tình cảm với nữ chủ tịch xinh đẹp Công ty Hoa Tháng Năm và Lavenue, PCT UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài đã ký nhiều văn bản chỉ đạo có lợi cho các công ty này, gây thất thoát tài sản nhà nước. Mới đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra 5 bị...