Vì sao 136 giảng viên, nhân viên Trường Đại học Quảng Bình bị nợ lương gần một năm qua?
Trường Đại học Quảng Bình (Trường ĐH Quảng Bình) được thành lập theo Quyết định số 237/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường CĐSP Quảng Bình mà tiền thân là Trường Trung cấp Sư phạm Quảng Bình từ năm 1959.
Đây là trường đại học duy nhất của tỉnh Quảng Bình, đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực. Điều đáng nói, hiện nay, 136 viên chức và người lao động của Trường ĐH Quảng Bình bị nợ gần 1 năm qua, làm đời sống của nhiều gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong khi Tết Nguyên đán 2024 đang cận kề.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo CAND, trường hiện có 236 viên chức và người lao động, trong đó có 154 giảng viên và 82 viên chức làm công tác hành chính, nhân viên phục vụ. Trong tổng số 236 viên chức và người lao động, có 99 viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, 137 viên chức và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách của đơn vị.
Trường Đại học Quảng Bình hiện đang gặp nhiều khó khăn phải nợ lương giảng viên và nhân viên nhiều tháng qua.
Trong số giảng viên và nhân viên bị Trường ĐH Quảng Bình nợ lương là những người hưởng lương từ nguồn thu của trường. Trao đổi với phóng viên, đại diện Công đoàn Trường ĐH Quảng Bình cho biết: Trường ĐH Quảng Bình từ chỗ gần 10.000 sinh viên với trên 200 viên chức và người lao động, đến nay do nhu cầu và xu thế xã hội nên số sinh viên chỉ còn hơn 1.000 sinh viên nhưng số viên chức vẫn trên 200. Nhiều ngành nghề như ngành kinh tế, ngành ngoại ngữ, sư phạm toán, sư phạm tiểu học…, giảng viên vẫn đảm bảo 100% giờ giảng và có gần 50% giảng viên vượt giờ. Tuy nhiên, do sự chuyển biến về nhu cầu lao động dẫn đến nhiều ngành nghề không tuyển được sinh viên, giảng viên những ngành nghề đó không có giờ giảng, tỷ lệ viên chức phục vụ theo số lượng giảng viên đó cũng dư thừa, nhưng Trường ĐH Quảng Bình cũng như các cơ quan liên quan ở địa phương chưa tìm ra được giải pháp hữu hiệu để sắp xếp số giảng viên, và nhân viên dôi dư. Do số sinh viên sụt giảm, nên nguồn thu của trường cũng giảm theo nên thiếu hụt nguồn thu để trả lương.
Video đang HOT
Không những nợ lương mà các chế độ liên quan đến người lao động Trường ĐH Quảng Bình cũng chưa thực hiện theo quy định như các khoản chi trả thanh toán tiền thừa giờ, thi đua khen thưởng của giảng viên, nhân viên… Việc Trường ĐH Quảng Bình chậm trả lương gần 1 năm qua cho giảng viên, nhân viên của trường đã gây rất nhiều khó khăn cho những người đang công tác nơi đây. Nhiều giảng viên, nhân viên phản ánh, họ đều là trụ cột chính trong gia đình, tiền lương từ nhà trường là nguồn thu chính để trang trải phục vụ cho cuộc sống gia đình. Trong suốt thời gian dài, do không có tiền lương, thu nhập nên nhiều giảng viên phải chạy vạy nhiều cách để duy trì cuộc sống. Trong số đó, có nhiều giảng viên là tiến sĩ, thạc sĩ phải bán hàng online để kiếm thêm thu nhập. Cô T. là thạc sĩ dạy ở trường, chồng cũng làm viên chức tại trường này. Vì 2 vợ chồng suốt nhiều tháng liền bị nợ lương nên phải xoay xở đủ đường để mưu sinh, lo cho con cái. Cô T. buồn bã cho biết: “Lúc khó khăn tôi còn phải lên mạng xã hội bán hàng online để thu nhập nuôi con. Có gia đình cả hai vợ chồng cùng làm giảng viên trong trường thì càng thêm chật vật hơn. Một hai tháng không có lương còn xoay xở được, chứ đây liên tục cả 8 tháng thì không ai chịu nổi”. Dù không có lương, nhiều người vì tính chất công việc nên hơn 136 giảng viên, nhân viên vẫn phải đi làm đều đặn ngày 8 giờ. Nhiều cán bộ, giảng viên bị nợ lương bức xúc và liên tục “kêu cứu” lên ban lãnh đạo trường trong thời gian qua.
Phó GS.TS Nguyễn Đức Vượng, Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng Trường ĐH Quảng Bình cho biết, thời gian qua, trường gặp khó khăn về công tác tuyển sinh dẫn đến nguồn thu sụt giảm, nên rơi vào bế tắc. Hiện nay, Trường ĐH Quảng Bình chỉ còn hơn 1.000 sinh viên, trong đó hơn một nửa là sinh viên sư phạm. Trong khi nguồn thu chính lại đến từ sinh viên các ngành ngoài sư phạm, khiến nguồn thu sụt giảm nghiêm trọng nên việc cân đối chi trả lương không thực hiện được. Số cán bộ, giảng viên của trường lại được tuyển dụng vào ở thời điểm “hoàng kim” của trường, lúc có gần 10.000 sinh viên theo học, nhưng hiện giờ chỉ còn hơn 1.000 sinh viên. Hiệu trưởng Trường ĐH Quảng Bình cũng cho rằng sắp tới sẽ căn cứ theo hướng dẫn về vị trí việc làm của Bộ Giáo dục – Đào tạo để sắp xếp cơ cấu lại vị trí việc làm, những người không nằm trong quy hoạch các vị trí việc làm thì sẽ không được giữ lại. Trong khi chờ hướng dẫn về vị trí việc làm, trường đã chủ trương đưa ra những giải pháp trước mắt, như tạo điều kiện cho giảng viên chuyển việc. Nếu giảng viên nào tìm được công việc tốt hơn thì có thể chuyển. Trường hợp nào tìm được những công việc tạm thời trong thời gian không có giờ dạy ở trường thì trường cũng tạo điều kiện cho đi làm.
Chiều ngày 10/1, làm việc với đại diện lãnh đạo UBND và HĐND tỉnh Quảng Bình để tìm hiểu thêm vụ việc và cách tháo gỡ của địa phương đối với Trường ĐH Quảng Bình, phóng viên được biết, vấn đề nợ lương cũng như công tác tuyển sinh, đào tạo, quản lý…của Trường ĐH Quảng Bình đã nhiều lần được lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đưa ra trong các cuộc họp Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng ủy UBND, kỳ họp HĐND tỉnh nhưng đến nay vẫn chưa thống nhất được cách thức giải quyết một cách tối ưu. Theo đó, có nhiều người đề xuất để Trường ĐH Quảng Bình mở thêm hệ đào tạo trung học phổ thông, thu hút thêm học sinh. Nhưng nếu làm như vậy thì lại sai nguyên tắc phân luồng đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Vì nếu để Trường ĐH Quảng Bình mở thêm hệ Trung học phổ thông kéo theo hệ lụy là nhiều trường THPT trên địa bàn sẽ thiếu học sinh, nhất là các trường đào tạo nghề. Có một số ý kiến cho rằng, để tháo gỡ khó khăn, Trường ĐH Quảng Bình nên liên kết với các trường đại học có quy mô lớn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mở các ngành đào tạo tại địa phương, song qua khảo sát của các nhà chuyên môn thì dân số Quảng Bình và 2 tỉnh lân cận là Hà Tĩnh và Quảng Trị ít nên khi liên kết mở ra các ngành đào tạo cũng khó đáp ứng được số lượng sinh viên theo học…
Được biết, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức buổi làm việc với Trường ĐH Quảng Bình và các sở, ban, ngành liên quan để tìm cách tháo gỡ những khó khăn ở Trường ĐH Quảng Bình, bởi ở ngôi trường này hiện đang có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, đồng thời phải hướng tới mục tiêu của trường là đáp ứng tốt nhu cầu nghề nghiệp, nhu cầu công nghệ, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá của đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Bình nói riêng.
Xác định được người phụ nữ phát thạch trái cây khiến 44 học sinh bị ngộ độc
Người phụ nữ phát thạch trái cây khiến 44 học sinh bị ngộ độc là Nguyễn Thị Lệ T., nhân viên tiếp thị sản phẩm từ một công ty có trụ sở ở TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Tối 8-12, Đại tá Võ Văn Dương, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi, cho biết liên quan đến vụ việc nhiều học sinh Trường Tiểu học và THCS Trần Văn Trà (xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi) bị ngộ độc thực phẩm, lực lượng chức năng đã mời người phụ nữ phát thạch trái cây cho học sinh để làm việc và cung cấp thông tin ban đầu.
Qua xác minh, người phụ nữ tên Nguyễn Thị Lệ T. (29 tuổi, ngụ xã Tịnh Long, TP Quảng Ngãi), là nhân viên tiếp thị sản phẩm của Công ty TNHH MTV Tuyết Ka tại địa chỉ 88 Bà Triệu (TP Quảng Ngãi).
Học sinh cấp cứu tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi
T. cho biết khoảng 12 giờ 30 phút trưa 8-12, chị nhận được yêu cầu từ quản lý nhãn hàng đến trụ sở công ty nhận 19 lốc sữa nhãn hiệu N và 1 túi thạch trái cây cùng nhãn hiệu (sản phẩm được tặng kèm). Sau đó, T. đã đến Trường Tiểu học và THCS Trần Văn Trà để bán sữa và phát các gói thạch trái cây cho học sinh.
Sau khi ăn thạch, hơn 40 học sinh có triệu chứng buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, đã được nhà trường và gia đình đưa đi kiểm tra sức khỏe và cấp cứu tại Trạm Y tế xã Tịnh Long và Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.
Hiện Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh đang tích theo dõi sức khỏe và điều trị kịp thời cho 24 học sinh, chưa ghi nhận trường hợp nào chuyển biến nặng.
Nhận được tin báo, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi phối hợp lực lượng Quản lý thị trường, Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh điều tra, làm rõ.
Trước đó, như đã thông tin, trưa nay, sau khi ăn thạch do một phụ nữ cho, hơn 40 trường học học sinh Trường Tiểu học và THCS Trần Văn Trà có dấu hiệu bị ngộ độc. 24 em được chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi và khoảng 20 em cấp cứu tại Trung tâm Y tế xã Tịnh Long.
Nữ sinh viên Đại học Hoa Sen đánh bạn tại lớp, đòi đuổi việc giảng viên Nữ sinh viên Trường đại học Hoa Sen đánh bạn ngay trong lớp học và còn yêu cầu đuổi việc giảng viên. Trường đã buộc thôi học với nữ sinh viên 26 tuổi này. Trường đại học Hoa Sen buộc thôi học sinh viên đánh bạn ngay tại lớp học - Ảnh: HSU Cho rằng nhóm khác "ăn cắp" nội dung bài thuyết...