Vị sa hoàng Nga khét tiếng thích lùng diệt, tra tấn quý tộc
Ivan Khủng khiếp hay Ivan Bạo chúa là người độc ác khét tiếng, giết hại nhiều người trong đó cả con trai, nhưng vẫn được nhiều người dân cho là có chính nghĩa.
Tranh chân dung vẽ sa hoàng Nga Ivan Bạo chúa
Lịch sử thế giới có rất nhiều câu chuyện về các nhà cai trị điên loạn và khác người. Có vị vua nổi tiếng vì sự tàn bạo, sát hại chính người thân trong gia đình. Có vị hoàng đế để lại tiếng xấu vì hoang dâm vô độ và quan hệ loạn luân bất chính. Loạt bài này đề cập đến ba trong số những vị vua bị người đời cho là điên loạn nhất thế giới.
Ivan IV là vị sa hoàng đầu tiên của Nga, còn được biết đến với cái tên Ivan Khủng khiếp hay Ivan Bạo chúa. Sở dĩ ông được gọi như vậy là vì sự độc ác khét tiếng, giết hại nhiều người trong đó cả con trai. Tuy nhiên, trong những năm tháng cầm quyền, Ivan IV cũng đạt được nhiều thành quả và cho đến nay, ông vẫn là một trong những vị lãnh đạo gây tranh cãi nhất nước Nga.
Tuổi thơ tủi nhục
Sinh ra ở Moscow vào ngày 25.8.1530, Ivan IV là con trai của Đại công tước (tương đương vua) Vasily III, người qua đời khi Ivan mới chỉ 3 tuổi. Sau đó, Ivan được tuyên bố là Đại Công tước Moscow theo yêu cầu của vua cha.
Ban đầu, mẹ của Ivan làm nhiếp chính, nhưng bà qua đời khi Ivan được 8 tuổi. Bà bị thay thế bởi một nhóm quý tộc tranh đấu quyết liệt để giành quyền lực.
Trước mặt công chúng, Ivan được các quý tộc tôn trọng. Nhưng khi trở về cung điện, ông thường bị bỏ mặc. Ivan lớn lên trong sự cô đơn và thường bị tầng lớp quý tộc giàu có nhục mạ. Nạn lạm dụng, bạo lực và giết người rất phổ biến trong cung điện thời đó. Người ta tin rằng tuổi thơ khốn khổ của Ivan dường như đã giải thích cho việc khi lớn lên, ông ghét bỏ tầng lớp quý tộc và tiến hành những cuộc đàn áp chống lại họ.
Ivan IV là người độc ác khét tiếng, giết hại nhiều người trong đó cả con trai.
Thông minh và thích đọc sách, Ivan sớm mơ ước được nắm quyền lực to lớn, theo trang Russiapedia của hãng tin Nga RT. Năm 1547, khi 16 tuổi, ông được tôn làm sa hoàng Nga – người cai trị đầu tiên được nhận danh hiệu này.
Sa hoàng trẻ tuổi bắt đầu cải cách và hiện đại hóa đất nước. Ông sửa đổi luật pháp, tạo ra đội quân ưu tú và ban hành các chính sách tự quản tại vùng nông thôn. Trong giai đoạn này, tờ báo in đầu tiên của Nga cũng được ra mắt và nhiều tuyến thương mại mới được mở .
Ivan mong muốn nước Nga trở thành “cường quốc” về quân sự. Thời đó, quân đội Tatar của châu Âu và châu Á đang tàn phá vùng đông bắc nước Nga. Năm 1552, Ivan phá tan hai căn cứ chính của Tatar. Ông bắt đầu mở rộng lãnh thổ Nga vào Siberia, sát nhập số lượng lớn người Hồi giáo và biến Nga thành quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo.
Ivan IV cũng được ghi công vì đã cho xây dựng Nhà thờ thánh Basil nổi tiếng (hiện đang ở Quảng trường Đỏ) để tưởng nhớ chiến thắng quân Tatar. Nhà thờ kỳ vĩ là tác phẩm của hai kiến trúc sư – Postnik và Barma. Theo truyền thuyết, Ivan thích nhà thờ đến nỗi ra lệnh làm mù mắt hai kiến trúc sư. Ông không muốn họ xây dựng bất cứ điều gì giống nhà thờ này ở nơi nào khác.
Ivan IV cũng được ghi công vì đã cho xây dựng Nhà thờ thánh Basil nổi tiếng
Thay đổi nhân cách
Tuy nhiên, không lâu sau khi nhà thờ được xây dựng, cuộc đời Ivan chuyển sang trang mới. Tính cách và các chính sách của ông thay đổi toàn bộ. Năm 1553, ông mắc bệnh suýt chết và vài năm sau, người vợ yêu quý của ông, bà Anastasia, qua đời.
Nghi ngờ các quý tộc đã đầu độc Anastasia và âm mưu lật đổ ngai vàng, Ivan bắt tay vào chiến dịch đàn áp và giết hại tầng lớp quý tộc.
Đột nhiên, vào mùa đông năm 1564, Ivan bí mật rời Moscow, tuyên bố muốn thoái vị. Người dân lo sợ và kêu gọi ông trở lại. Sau những cuộc đàm phán kéo dài, Ivan đồng ý quay về nhưng với điều kiện riêng, yêu cầu quyền tuyệt đối được trừng phạt bất cứ ai ông cho là không trung thành.
Năm 1565, Ivan thành lập công cụ mới nhằm kiểm soát quyền lực, một hệ thống được gọi là Oprichnina. Theo Russiapedia, những thành viên của Oprichnina có thể được coi như là lực lượng cảnh sát đầu tiên của Nga.
Tranh minh họa đội cận vệ của Ivan Khủng khiếp
Được Ivan đích thân lựa chọn, đội cận vệ của Ivan lan tỏa sự kinh hoàng trên khắp đất nước. Mặc quần áo đen và cưỡi ngựa đen, đội cận vệ mang đầu chó – biểu tượng thể hiện việc loại bỏ những kẻ phản bội và kẻ thù của sa hoàng – đi khắp nơi. Nổi tiếng với các màn tra tấn tàn ác, đội cận vệ hành quyết bất cứ ai không hài lòng với Ivan, tịch thu đất đai và của cải của họ. Do đó, Oprichnina là cú đánh mạnh vào tầng lớp quý tộc thời đó, khi chế độ quân chủ Nga ngày càng mạnh hơn bao giờ hết.
Video đang HOT
Một trong những chiến dịch khủng khiếp nhất của đội cận vệ là vụ thảm sát năm 1570 tại thành phố Novgorod giàu có. Nghi ngờ người dân nơi đây phản bội, Ivan đích thân lãnh đạo quân đội đến càn quét nơi đây. Thành phố bị tàn phá và hàng ngàn người bị sát hại, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.
Sự suy thoái của Ivan
Trong khi đó, bản thân sa hoàng Ivan cũng trở nên thất thường hơn. Giai đoạn này, từ một người nóng tính dễ cáu giận, thích tiệc tùng rượu bia, Ivan chuyển sang đam mê tôn giáo, thường xuyên cầu nguyện và đi ăn chay ở các tu viện xa xôi. Đây cũng chính là khoảng thời gian ông giết con trai Ivan Ivanovich của mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về cách Ivanovich bị giết.
Theo Russiapedia, năm 1581, trong một cuộc tranh cãi dữ dội, Ivan vô tình giết con trai đầu lòng đồng thời là người thừa kế bằng cây giáo nhọn.
Trang Mad Monarchs mô tả sự việc một cách chi tiết hơn. Đầu tiên, Ivan đã đánh vợ có bầu của Ivanovich vì thấy cô ăn mặc không đứng đắn. Kết quả là, cô sảy thai. Ivanovich tranh cãi với cha khiến ông tức giận. Trong lúc giận giữ, Ivan cầm giáo lên, đâm vào đầu con. Ivanovich hôn mê vài ngày trước khi qua đời vì vết thương. Ivan IV đau đớn cực độ, liên tục đập đầu vào chiếc quan tài của con trai mình.
Tranh minh họa cảnh Ivan giết con trai
Cuộc sống tình cảm của Ivan cũng ngày càng lệch lạc khi ông liên tục đổi vợ, đôi khi cưới vợ mới ngay sau khi li dị. Không rõ chính xác Ivan có bao nhiêu vợ nhưng hầu hết các nhà sử học đều cho rằng ông kết hôn đến 7 lần.
Vào cuối đời, Ivan thường xuyên nóng giận và trở nên khó đoán. Theo trang Biography, khi sức khỏe yếu dần, Ivan bị ám ảnh bởi cái chết. Sa hoàng liên tục gọi phù thủy đến để giúp ông duy trì sức khỏe nhưng vô ích. Ngày 18 tháng 3 năm 1584, Ivan chết vì lên cơn đột quỵ. Ông truyền ngôi cho con trai Feodor, người đưa nước Nga vào thời kỳ hỗn loạn sau đó.
Mãi đến những năm 1960, khi xác của Ivan được khám nghiệm, các nhà nghiên cứu mới phát hiện lượng thủy ngân cao. Điều này làm dấy lên suy đoán rằng ông có thể bị đầu độc, theo Russiapedia.
Vị sa hoàng gây nhiều tranh cãi
Vai trò của vị sa hoàng cầm quyền 37 năm hiện vẫn là chủ đề nhiều tranh cãi. Là một sa hoàng tàn bạo nhưng Ivan cũng là nhà thần học, diễn giả nổi tiếng và là một trong những người có giáo dục tốt nhất trong thời của ông.
Trong suốt cuộc đời, Ivan là người ham đọc và được tin là có bộ sưu tập gồm 800 bản chép tay bằng tiếng Hy Lạp và La Tinh. Không rõ những gì xảy ra với thư viện của Ivan sau khi ông qua đời. Trong khi một số người tuyên bố số tài liệu này đã tiêu tan, người khác nói rằng chúng được giấu trong Điện Kremlin.
Tuy chiến dịch chống lại tầng lớp quý tộc Nga được nhận định là tàn bạo, nhiều người lại tin rằng đây là hành động chính nghĩa, giúp dẹp bỏ đội ngũ quý tộc quan lại thối nát.
Tranh minh họa sa hoàng Ivan và y tá của ông
Ngay cả biệt danh của Ivan cũng là một điều gây tranh cãi. Người Nga gọi ông là Ivan Grozny và từ grozny thường được dịch sang tiếng Anh là terrible (khủng khiếp). Tuy nhiên grozny thực chất có nghĩa là gây ra sự sợ hãi, đe dọa, kinh ngạc, chứ không hẳn là nham hiểm hoặc độc ác. Một số người tin rằng khi gọi ông là Ivan Gronzy, người dân Nga có ý là Ivan Đáng sợ hoặc Ivan Dữ dội.
Một nhân vật lịch sử khác gây tranh cãi không kém chính là Hoàng đế Minh Vũ Tông của Trung Quốc. Bài viết về vị hoàng đế họ Minh hoang dâm, ngông cuồng nhưng cũng rất quyết đoán này sẽ được đăng vào lúc 00h30 ngày 9.12, mới độc giả đón đọc.
Theo Danviet
Vị vua xây dựng nên đế chế vĩ đại và kết cục 23 nhát dao đâm
Xây dựng được sự nghiệp vĩ đại, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới, nhưng ông phải chịu một kết cục tàn nhẫn.
Tranh minh họa Julius Caesar khi ra trận
Trong lịch sử thế giới cổ đại, có những nhà lãnh đạo vô cùng kiệt xuất với đầu óc chiến lược và khả năng đánh bại mọi kẻ thù. Trong số các vị vua tài ba nhất thế giới, điển hình nhất có lẽ là Alexander Đại đế, Hoàng đế Caesar và Vua Hủi Jerusalem.
Julius Caesar là một nhà chính trị tài ba, người đưa ra hàng loạt quy tắc cải cách, đặt nền móng quan trọng cho sự chuyển đổi của Cộng hòa La Mã sang hệ thống chính trị mới là Đế chế La Mã. Nhưng trước hết, ông là một nhà chỉ huy quân sự xuất chúng.
Trận chiến Pharsalus
Một trong những trận chiến nổi tiếng nhất của ông là trận Pharsalus trong cuộc nội chiến La Mã. Đối thủ của Caesar là Pompey - đồng minh cũ và cũng là người nhận được sự ủng hộ của Viện nguyên lão. Trận chiến cho thấy tài bài binh bố trận của Caesar - người chiến thắng vẻ vang mặc dù bị áp đảo về quân số.
Pompey dàn lực lượng bộ binh đông đảo nhưng thiếu kinh nghiệm thành một đội hình dày phía trước. Ông cho rằng cách bố binh này sẽ giúp họ vững vàng hơn khi chiến đấu. Cánh phải của Pompey đứng bên bờ Sông Enipeus, vì vậy ông yên tâm hơn và cho kỵ binh đứng bên trái.
Pompey dự định tấn công bộ binh của Caesar vào phần trung tâm, sử dụng 7,000 kỵ binh để tiêu diệt tiền quân của Caesar, sau đó đi vòng ra sau để tấn công bộ binh.
Nhưng kế hoạch này không có tác dụng với Caesar, người dàn binh dày đặc ở cánh phải - nơi có nguy cơ cao bị tấn công - và đặt 5.000 bộ binh nấp đằng sau lớp kỵ binh phía trước.
Một trong những trận chiến nổi tiếng nhất của ông là trận Pharsalus chống lại Pompey (Ảnh minh họa)
Trận chiến bắt đầu khi các bộ binh hai bên chiến đấu ở trung tâm. Vì số lượng đông, kỵ binh của Pompey áp đảo kỵ binh của Caesar và lao vào bộ binh phía sau. Khi kỵ binh của Pompey tản ra chiến đấu thành các đội nhỏ, Caesar nhận ra đây là cơ hội tấn công. Ông bất ngờ ra lệnh ném lao vào kẻ thù. Cuộc tấn công đột ngột làm cho kỵ binh Pompey bị thương và chạy tán loạn.
Điều này làm cho đội cung thủ và ném đá - lực lượng dễ bị tấn công - của Pompey bị hở. Caesar tiếp tục điều quân lên, khiến Pompey phải cử cả kỵ binh phía cánh trái sang chống đỡ.
Cuối cùng, sau khi Pompey đã dồn hết lực lượng và không còn quân dự trữ, Caesar tung đoàn quân cuối cùng vào trận và chiến thắng.
Nhờ tài chỉ huy, Caesar đã thắng trận dù bị áp đảo về quân số (Ảnh minh họa)
Đây chỉ là một chiến thắng điển hình của Caesar - người được coi là một trong những nhà quân sự vĩ đại nhất lịch sử vì đã đặt nền móng cho Đế chế La Mã, theo History. Cuộc đời và cái chết đau đớn của ông từ lâu đã trở thành đề tài của nhiều tác phẩm văn học và phim ảnh.
Liên minh tam hùng
Julius Caesar sinh ra trong một gia đình nổi tiếng nhưng không giàu có ở La Mã vào năm 100 TCN. Đến tuổi trưởng thành, ông gia nhập quân đội, lên đường đến các vùng đất ở châu Á và Cilicia. Khi Sulla - nhà lãnh đạo tối cao của La Mã thời đó - qua đời, Caeser trở lại và bắt đầu sự nghiệp chính trị.
Vị trí của Caesar được củng cố vào năm 74 TCN khi ông tập hợp đội quân riêng và chiến đấu với Mithradates VI Eupator, vua Pontus, người tuyên chiến với La Mã.
Caesar bắt đầu làm việc với nhà chính trị nổi tiếng Pompey và ngay sau đó. Ông tiếp tục nắm giữ nhiều vị trí quan trọng khác trong chính quyền và giữ liên minh chặt chẽ với Pompey.
Đồng thời, Caesar cũng liên minh với Crassus - vị tướng kiêm chính chị gia La Mã thành công trong thời Sulla.
Tượng của Julius Caesar
Caesar, Pompey và Crassus sau đó thành lập Liên minh tam hùng lần 1 nổi tiếng trong lịch sử La Mã, có vai trò tuy không chính thức nhưng rất lớn trong chính trị, theo Biography.
Dù Crassus và Pompey là đối thủ mạnh, Caesar đã thể hiện khả năng đàm phán tuyệt vời, chiếm được sự tin tưởng của họ. Ông thuyết phục họ tin rằng làm đồng minh sẽ phù hợp hơn làm đối thủ.
Với Caesar, Liên minh tam hùng lần 1 là nền tảng hoàn hảo cho tham vọng thống trị lớn hơn. Crassus - người giàu có nhất lịch sử La Mã - yêu cầu được hỗ trợ tài chính cho Caesar trong con đường "thăng tiến" của ông.
Nhà quân sự tài ba
Khởi điểm là nhà quân sự, Caesar không bao giờ quên sự quan trọng của các cuộc chinh phạt. Ông rời La Mã và đến Gaul (nay là Pháp và Bỉ) vào năm 58 TCN. Ông đánh bại những bộ lạc ở đây và bắt đầu đóng quân bảo vệ biên giới.
Khi các bộ lạc của Đức có ý định xâm lược Gaul, Caesar cho xây cầu qua sông Rhine, diễu quân để phô trương lực lượng. Nhưng sau đó, ông chỉ huy quân về và phá tan cây cầu. Phía Đức hiểu rõ thông điệp mà Caesar muốn gửi gắm và không bao giờ dám tấn công, theo trang Acient.eu.
Đến năm 52 TCN, ông chính thức đánh bại thủ lĩnh vùng Gaul và trở thành nhà cai trị nơi đây. Điều này cho phép Caesar xây dựng đội quân lớn hơn và bắt đầu thực hiện các hoạt động quân sự nhằm củng cố vị thế. Lúc đó, Caesar đã muốn trở thành một trong những lãnh đạo vĩ đại nhất của La Mã.
Theo trang Changing minds, Caesar có rất nhiều tố chất của người chỉ huy lỗi lạc. Ông luôn tỏ lòng tôn trọng quân đội của mình và rất giỏi giao tiếp với họ. Ông khuyến khích quân đội tự trang trí vũ khí cá nhân, điều khiến họ tự hào và nổi bật.
Tượng Ceasar đặt ở Rimini, nước Ý ngày nay
Sử gia Suetonius từng nói rằng khi ra trận chiến, Caesar luôn là người đi đầu đoàn quân: "Ông luôn dẫn dắt đội quân, thường đi bộ hơn là ngồi trên ngựa".
Ở tuổi 41, Caesar cũng là kiếm sĩ và kỵ binh khéo léo nhất, có sức chịu đựng đáng kinh ngạc.
Mặc dù rất công bằng với binh lính, Caesar tàn bạo không kém khi trừng phạt. Suetonius viết: "Ông đánh giá binh lính bằng hồ sơ chiến đấu, không phải bằng đạo đức hoặc địa vị xã hội. Mặc dù bỏ qua sai lầm của họ và không bao giờ đặt ra bất kỳ mức phạt nào, ông luôn cho những kẻ trốn tránh hay kẻ phản bội bị trừng phạt nặng".
Caesar cũng rất tàn phẫn với kẻ địch. Ông từng đợi cho kẻ thù hết sạch nước uống và yêu cầu chặt tay những người sống sót.
Con đường thành "Hoàng đế"
Khi quyền lực và uy tín của Caesar tăng cao, Pompey trở nên ghen tị. Liên minh tam hùng lục đục, buộc phải tạm thời giải quyết xung đột vào năm 56 TCN, chia quyền lãnh đạo cho từng người ở các vùng đất riêng: Caesar tiếp tục làm chủ các vùng đất hiện tại trong 5 năm, Crassus có nhiệm kỳ 5 năm tại Syria và Pompey có nhiệm kì 5 năm ở Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, 3 năm sau, Crassus bị giết khi ra trận ở Syria và liên minh tam hùng sụp đổ.
Pompey sau đó liên minh với giới quý tộc - những người coi Caesar là mối đe dọa quốc gia. Khi đó, Caesar nhận ra cuộc nội chiến với Pompey là không thể tránh khỏi.
Cuối cùng, quân đội của Pompey không thể sánh được với Caesar. Cuối năm 48 TCN, Caesar đẩy lùi Pompey ra khỏi La Mã và đuổi đến Ai Cập. Ở đó, Pompey bị giết, Caesar liên kết với nữ hoàng Ai Cập Cleopatra.
Với các chiến công hiển hách, khi trở lại La Mã, Caesar được tôn làm thủ lĩnh của La Mã và tôn làm Cha của Đất nước. Mặc dù nổi tiếng ngày nay với tên gọi Hoàng đế Ceasar, địa vị chính thức của ông thời đó nhà lãnh đạo tối cao.
Caesar được tôn làm nhà lãnh đạo tối cao của La Mã năm 44 TCN
Caesar đưa ra hàng loạt quy tắc cải cách La Mã, đặt nền móng cho một hệ thống chính trị mới. Ông được cho là người đóng vai trò then chốt trong sự chuyển đổi từ Cộng hòa La Mã sang Đế chế La Mã:
Ông giảm nợ và cải cách Viện nguyên lão bằng cách tăng quy mô và mở cửa đón chào dân thường.
Ông sửa đổi lịch La Mã thành 365 ngày và tái cơ cấu chính quyền địa phương. Ông trao quyền công dân cho vài người nước ngoài. Là người khôn ngoan và nhân nhượng, Caesar thậm chí còn mời một số đối thủ cũ vào bộ máy chính quyền.
Cùng lúc, Caesar cũng rất cẩn trọng trong việc củng cố quyền lực. Ông đưa nhiều đồng minh vào Viện nguyên lão và yêu cầu nơi này thể hiện sự tôn trọng. Trong các cuộc họp hội đồng, ông phải là được phát biểu đầu tiên và đồng tiền La Mã có mặt của ông.
Vụ ám sát đầy đau đớn
Khi Caesar gia tăng cường quyền lực, ông bắt đầu bị một số thành viên trong Viện nguyên lão ghen tị và chống đối.
Ở tuổi 55, Caesar bị ám sát một cách tàn nhẫn. Hai nguyên lão đã đâm ông 23 nhát. Dũng cảm đến giây phút cuối cùng, Caesar nói: "Thà chết một lần còn hơn sống liên tục trong nỗi sợ cái chết".
Những kẻ ám sát ông sau đó bị giết và Caesar trở thành nhân vật La Mã đầu tiên được thánh hóa. Viện nguyên lão ban cho ông danh hiệu "The Divine Julius" (tạm dịch Julius thần thánh) 2 năm sau đó.
Tranh minh hóa vụ ám sát của Ceasar
_______________
Cũng rất dũng cảm và kiên cường, có một vị vua luôn dẫn đầu đoàn quân tham gia chiến đấu mặc dù mắc bệnh hủi đáng sợ. Cùng đón đọc bài viết tiếp theo về Vua Hủi lừng lẫy - người nổi tiếng vì đã nằm cáng ra trận khiến kẻ thù phải khiếp sợ - xuất bản lúc 00h30 ngày 12.10.
Theo Danviet
Ngôi mộ tập thể 113 năm tuổi của lính hải quân Nga trên đất Việt Ngôi mộ tập thể chôn cất 12 lính hải quân Nga (có 8 người xác định được danh tính) tại nghĩa trang Lái Thiêu, Bình Dương. Nhưng ít ai biết tại sao lính hải quân Nga lại được chôn cất ở đây, chôn cất từ bao giờ? Và sự kiện nào dẫn đến việc hình thành ngôi mộ này? Đầu thế kỷ 20,...