Vì quá yêu, cựu cảnh sát Nhật Bản bỏ lương tiền tỷ về Việt Nam ở hẳn
Có rất nhiều người nước ngoài khi đến Việt Nam đều yêu thích và mong muốn sinh sống, gắn bó dài lâu tại đây.
Đó cũng là trường hợp của 1 cựu cảnh sát người Nhật.
Năm 2016, anh Kaneya Manabu chỉ xem Việt Nam như là điểm dừng chân để học tập, khám phá chân trời mới. Thế nhưng sau 2 tháng trải nghiệm cuộc sống, anh đã yêu mến nơi đây và muốn gắn bó lâu dài. Người đàn ông này sẵn sàng bỏ mức lương 100 triệu đồng mỗi tháng tại Nhật để về Việt Nam sinh sống, làm việc.
Anh Kaneya từng là cựu cảnh sát Nhật Bản. (Ảnh: Thể thao và Văn hóa)
Người đàn ông Nhật quyết về Việt Nam sinh sống
Đối với anh Kaneya, tình cảm với Việt Nam xuất phát từ tận trái tim và anh cảm thấy hạnh phúc khi được gọi nơi đây là quê hương thứ 2. Anh cho biết, bản thân là con út trong gia đình công chức 3 anh em, bố làm cảnh sát còn mẹ là nhân viên văn phòng. Năm 1993, anh theo nghiệp của bố và trúng tuyển vào đại học cảnh sát. Sau một thời gian công tác, năm 2011 anh đi học theo chương trình đặc biệt dành riêng cho cảnh sát Nhật Bản và có cơ hội làm quen với tiếng Việt.
Anh biết đến Việt Nam qua duyên nghề nghiệp. (Ảnh: Kaneya Manabu)
Chia sẻ cùng Thể thao và Văn hóa, Kaneya cho biết: ” Trước khi sang Việt Nam, tôi có 10 năm làm cảnh sát ở tỉnh Saitama, Nhật Bản. Lúc đó tôi không biết nhiều về đất nước và con người nơi đây, nhưng tình cờ tôi được bố trí vào bộ phận có liên quan đến người Việt trên địa bàn tỉnh nên việc tôi nhớ tiếng Việt chính là cơ duyên”. Thời điểm có duyên sang Việt Nam, người đàn ông này đã thật sự ấn tượng với thiên nhiên, con người nơi đây. Anh cảm nhận được dù những người mới quen nhưng họ luôn chân thành, dễ mến.
Người đàn ông này không giấu nổi sự háo hức khi nghĩ về những ngày đầu ở Việt Nam: “Tôi đã yêu Việt Nam ngay từ cái nhìn đầu tiên, khi bắt gặp những bức ảnh về phong cảnh và con người nơi đây. Tôi thật sự cảm động khi đến thăm thành phố Hồ Chí Minh lúc ấy, và thấy rằng Việt Nam là một đất nước quá tuyệt vời. Người Việt thân thiện, món ăn lại ngon, dân số trẻ và luôn hạnh phúc. Kể từ đó trở đi, tôi cứ lặp đi lặp lại, 1 năm 3 lần vào những kỳ nghỉ dài, nghỉ hè, nghỉ đông để du lịch đến Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh”.
Những ngày ở Việt Nam anh đã có kỷ niệm đáng nhớ. (Ảnh: Kaneya Manabu)
Anh từng du lịch nhiều địa điểm nổi tiếng ở Việt Nam. (Ảnh: Kaneya Manabu)
Sau khi kết thúc thực tập 2 tháng, anh đã suy nghĩ về việc bản thân nhất định phải quay trở lại Việt Nam. Năm 2016, anh đã xin nghỉ việc trong sự ngỡ ngàng của đồng nghiệp bởi thời điểm đó mức thu nhập anh kiếm được rơi vào khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm. Nhiều người cho rằng anh nông nổi, từ bỏ gia đình công việc ổn định để đến nơi xa lạ. Bố mẹ thậm chí từng muốn từ mặt nhưng anh khẳng định mọi điều mình đã suy nghĩ kỹ lưỡng và muốn làm bằng được.
Video đang HOT
Hiện anh Kaneya Manabu đã có công việc tốt ở Việt Nam. (Ảnh: Thể thao và Văn hóa)
Anh cũng hoàn thành khóa học tại Việt Nam. (Ảnh: Kaneya Manabu)
Sau vài tháng, nhờ sự hỗ trợ của người thầy gốc Việt, anh có cơ hội sang Việt Nam sinh sống và làm việc. Công việc hiện tại của anh là phiên dịch và kết nối khách hàng người Nhật. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng thời gian đầu anh bị vỡ mộng vì áp lực cơm áo gạo tiền khi sống ở một đất nước mới. Cuộc sống tuy bị đảo lộn hoàn toàn nhưng anh đã cố gắng cân bằng lại, chi tiêu phù hợp và hạn chế những khoản không cần thiết. Cứ như vậy, cũng như những người ngoại quốc khác, anh dần thích ứng được cuộc sống tại Việt Nam.
Người đàn ông mê Việt Nam tới nỗi muốn lấy luôn con gái Việt
Jeon Hyong Jun là chàng trai Hàn Quốc có duyên với Việt Nam như định mệnh. Trước đó anh học ở trường bên Hàn Quốc và đăng ký vào khoa tiếng Anh nhưng không đủ điểm nên chọn học tiếng Việt. Thế nhưng đây cũng là cái duyên khiến anh bị “nghiện” ngôn ngữ này. Từ tình yêu ngôn ngữ, anh dần yêu Việt Nam khi trong 10 năm đã tới nơi đây tới 20 lần.
Người đàn ông cực kỳ yêu Việt Nam. (Ảnh: Vietnamnet)
Jeon Hyong Jun đã có những kỷ niệm đáng nhớ khi tận hưởng cuộc sống ngồi trà đá vỉa hè, ăn bún đậu hay hứng thú với gánh hàng rong… Thậm chí tiếng Việt của anh giỏi tới mức không nghĩ mình là người ngoại quốc. Anh chàng này còn cho biết, bản thân yêu Việt Nam tới nỗi muốn cưới một cô gái Việt.
Anh thậm chí muốn lấy một cô gái Việt làm vợ. (Ảnh: Vietnamnet)
Nhiều người dù sinh ra và lớn lên ở nước ngoài nhưng lại có duyên với Việt Nam một cách tình cờ. Kể từ đó, họ xem Việt Nam như quê hương thứ 2.
Thấy ảnh người cha đã hy sinh, bé gái nói 1 câu khiến ai cũng xúc động
Thời gian gần đây, mạng xã hội thường xuyên chia sẻ những bức ảnh phục dựng, ảnh ghép giúp gia đình các liệt sĩ đoàn tụ người thân khiến nhiều người xúc động.
Bức ảnh gia đình với nhiều người có lẽ chỉ là điều đơn giản, dễ thực hiện nhưng với những gia đình có người đã khuất thì lại là một niềm ao ước. Trong đó có chị Như Quỳnh ở Khâm Thiên, Hà Nội.
Người chồng đã hy sinh 2 năm bất ngờ xuất hiện trong ảnh gia đình khiến chị Quỳnh vô cùng xúc động. (Ảnh: Team Lee)
Được biết, chồng chị Quỳnh là đại úy Phạm Công Huy từng là cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an Hà Nội. Trong khi làm nhiệm vụ hồi tháng 1/2020 ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội anh đã hy sinh. Lúc đó, con gái họ mới 6 tháng tuổi, cô bé vẫn chưa biết mặt bố. Ở nhà chị Quỳnh đặt tên cho con gái là bé Bún. Hàng ngày chị vẫn lấy ảnh của chồng chỉ cho con biết mặt cha. Thấy con gái lúc nào cũng tíu tít bên tấm ảnh của bố, chị Quỳnh thầm ước ao có một tấm ảnh gia đình trọn vẹn.
Tâm sự với VnExpress chị Quỳnh không giấu nổi sự xúc động: "Thời nay, để có bức ảnh gia đình là điều rất đỗi bình thường với mọi người, nhưng tôi thì phải mơ ước".
Bức ảnh sau khi ghép sống động như thật khiến bé Bún cũng rất thích. (Ảnh: Team Lee)
Thấu hiểu niềm mong mỏi của bạn mình, chị Thúy Ngân (23 tuổi) ấp ủ mong muốn giúp gia đình bạn đoàn tụ. Đồng thời chị muốn dành một món quà bất ngờ cho gia đình chị Quỳnh nhân ngày Thương binh liệt sĩ 27/7. Chính vì thế, chị Ngân đã liên hệ với nhím phục dựng ảnh liệt sĩ miễn phí trên mạng xã hội nhờ hỗ trợ. Anh Phùng Quang Trung, 28 tuổi, một trong những thành viên của nhóm đã nhận lời giúp ngay khi xác nhận thông tin.
"Vì anh Huy là một liệt sĩ hy sinh giữa thời bình nên chúng tôi càng muốn hỗ trợ. Hy vọng bức ảnh giúp an ủi, động viên tinh thần người thân của anh", anh Trung xúc động nói.
Bức ảnh gia đình được ghép với tỷ lệ vô cùng chính xác. Anh Huy ngồi ghế bế bé Bún bên cạnh vợ. Hai mẹ con chị Quỳnh mặc bộ áo dài đỏ, còn anh Huy trong trang phục của người chiến sĩ công an.
Bé Bún hồn nhiên gọi mẹ khoe: "Mẹ ơi, bố bế con này" khiến ai cũng rưng rưng. (Ảnh: Như Quỳnh)
Để làm được bức ảnh với tỷ lệ chính xác như vậy, vợ chồng anh Trung đã tỉ mỉ xử lý bức ảnh của người liệt sĩ suốt 2 đêm. Bên cạnh đó, do anh Huy đã ra đi, không có nhiều ảnh lựa chọn, bức ảnh để ghép có dung lượng thấp, vì thế phải mất thêm nhiều thời gian và công sức. Để hoàn thiện bức ảnh, anh Trung đã phải liên tục trao đổi cùng chị Quỳnh để việc ghép cầu vai và quân hàm của người liệt sĩ cho đúng nhất.
Sau khi hoàn thành bức ảnh này, trưa 17/7, anh Trung cùng nhóm phục dựng ảnh đã tỉ mỉ đóng khung và đem đến tận nhà chị Quỳnh ở phố Khâm Thiên để tặng. Sau khi chứng kiến bức ảnh gia đình, chị Quỳnh, con gái và cả mẹ chồng đều không giấu được sự xúc động.
"Tôi xúc động lắm, còn mẹ chồng thì cười rất buồn. Chắc bà cũng chung suy nghĩ như tôi. Nhìn ảnh lại tiếc nuối, ước anh còn đây, che chở cho gia đình", chị Quỳnh xúc động nói với VnExpress. Có lẽ với chị khoảnh khắc này khiến chị và con gái cảm thấy như có chồng ở bên cạnh đang che chở và động viên hai mẹ con.
Mặc dù đang bị ốm phải truyền nước nhưng bé gái vẫn rất tíu tít bên bức ảnh. (Ảnh: Như Quỳnh)
Bé vui mừng khi được chụp cùng bố. (Ảnh: Như Quỳnh)
Điều khiến độc giả các thêm xúc động chính là biểu cảm của bé Bún (con gái anh Huy) khi thấy ảnh gia đình. Cô bé hồn nhiên gọi mẹ khoe rằng: "Mẹ ơi, bố bế con này". Chị Quỳnh cũng cho hay, hôm đó vốn bé đang bị ốm, tay vẫn cắm dây truyền nước nhưng khi thấy bức ảnh cô bé phấn chấn hơn hẳn. Thậm chí, bé còn đứng bên cạnh tạo dáng để chụp ảnh và tung tăng bê tấm ảnh đi đi lại lại quanh nhà.
Bên cạnh bức ảnh của gia đình chị Quỳnh thì nhóm của anh Trung cũng đang thực hiện dự án phục dựng ảnh cho các gia đình liệt sĩ khác. Dự án này sẽ phục dựng, in đóng khung 75 bức ảnh để tặng thân nhân, gia đình liệt sĩ từ ngày 20/6-25/7 nhằm tri ân các liệt sĩ đã hi sinh vì nền hòa bình, trật tự của xã hội.
Một số bình luận của độc giả sau khi thấy bức ảnh. (Ảnh chụp màn hình Fanpage KSC)
Chị Quỳnh cũng gửi lời cảm ơn tới nhóm phục dựng ảnh liệt sĩ đã giúp gia đình mình hoàn thành tâm nguyện. Đồng thời chị cũng rất biết ơn mọi người đã giúp đỡ gia đình cũng như nhớ tới chồng chị, một liệt sĩ giữa thời bình.
"Từ khi anh Huy mất, những người xa lạ xuất hiện, giúp đỡ gia đình tôi rất nhiều. Có những người tốt đến không ngờ. Thúy Ngân hay nhóm anh Trung là một ví dụ. Cảm ơn mọi người đã ở bên, đồng hành với chúng tôi trong lúc khó khăn. Cảm ơn vì không quên chồng tôi, một liệt sĩ giữa thời bình", chị Như Quỳnh bày tỏ trên VnExpress.
Trước đó, ngay trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, bức ảnh một nam sinh được ghép cùng anh trai của mình là liệt sĩ cũng khiến nhiều người xúc động. Được biết, anh trai của nam sinh chính là 1 trong 22 chiến sĩ đã hy sinh khi giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai ở Quảng Trị cách đây 2 năm. Chỉ từ bức ảnh nam sinh chụp kỷ yếu và tấm ảnh thẻ của người chiến sĩ mà bức ảnh 2 anh em đã ra đời một cách sống động như thật. Điều này là niềm động viên to lớn cho nam sinh trước khi bước vào kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời.
Nam sinh nhờ photoshop ghép ảnh bản thân với anh trai. (Ảnh: Hướng Dương)
Nam sinh mong muốn có bức ảnh với anh trai cũng là để tưởng nhớ anh nhân ngày 27/7. (Ảnh: Hướng Dương)
Mặc dù đây chỉ là những bức ảnh chỉnh sửa nhờ photoshop nhưng nó đã phần nào an ủi những thân nhân của gia đình liệt sĩ. Đó cũng là kỷ niệm mà họ muốn lưu giữ lại để gia đình, con cái có thể luôn ghi nhớ về người chồng, người cha, người anh đã không tiếc hi sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc.
Còn bạn, bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy chia sẻ dưới phần bình luận nhé! Và đừng quên cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn khác tại YAN.
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là sẽ đến ngày Thương binh liệt sĩ 27/7. Đây là dịp để chúng ta có thể bày tỏ lòng biết ơn với những người anh hùng đã hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc ngay cả thời chiến lẫn thời bình. Chính vì thế, rất cần có những dự án ý nghĩa như việc phục dựng ảnh này. Dù không có giá trị vật chất nhưng nó là món quà tinh thần vô giá với gia đình các liệt sĩ.
Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cũng có thể tri ân với các liệt sĩ bằng những hành động nhỏ bé như: thắp hương tưởng niệm, tham gia các phong trào đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương. Đặc biệt là tìm hiểu lịch sử, phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cũng như luôn luôn ghi nhớ để có được cuộc sống hoà bình, độc lập ngày hôm nay các thế hệ cha ông đã phải hy sinh rất nhiều.
Giăng dây cứu hộ nhóm du khách bị mắc kẹt bên bờ suối Thời điểm nhóm du khách gồm 2 phụ nữ và 4 trẻ em đang ở khu vực suối thuộc thôn Phú Túc l, xã Hoà Phú, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng thì nước đột ngột dâng cao, chảy xiết do từ thượng nguồn đổ về. Lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH đã phải dò đường qua suối, giăng dây về phía nhóm du khách...