Vi phạm về mặt hình thức giao dịch có thể không vô hiệu
Giao dịch dân sự vi phạm về hình thức sẽ được Tòa án công nhận và có hiệu lực khi một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch.
Theo quy định của pháp luật thì giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Bên cạnh nguyên tắc tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên trong giao dịch, thì pháp luật cũng đặt ra một số những yêu cầu tối thiểu buộc các chủ thể phải tuân thủ theo – đó là các điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Một trong các điều kiện đó có điều kiện về hình thức của giao dịch.
Khi một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ thì giao dịch vi phạm về hình thức vẫn có hiệu lực (ảnh minh họa).
Cụ thể, trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Nếu không tuân thủ điều kiện này thì giao dịch đó sẽ vô hiệu.
Tại Điều 143 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 thì “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”.
Theo quy định trên thì khi giao dịch vi phạm về mặt hình thức thì pháp luật cho phép các bên hoàn thiện về mặt hình thức của giao dịch trong một thời gian nhất định. Và nếu quá thời gian đó các bên không thực hiện thì đương nhiên giao dịch sẽ vô hiệu.
Trong quan hệ dân sự không phải ai cũng nắm rõ được các quy định cụ thể về mặt hình thức của loại giao dịch mà mình tham gia. Khi các bên đã thực hiện nghĩa vụ, một trong các bên không muốn hoàn thiện về mặt hình thức nên gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên ngay tình còn lại. Để khắc phục tình trạng này BLDS năm 2015 đã có những bổ sung mới liên quan đến giao dịch vi phạm về hình thức.
Theo đó, BLDS năm 2015 loại trừ 02 trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức có thể được công nhận hiệu lực như sau:
Video đang HOT
- Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó
- Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
BLDS năm 2015 có hiệu lực từ 1/1/2017.
Băng Tâm
Theo_Người Đưa Tin
Mua nhầm tài sản trộm cắp, làm sao để đòi lại tiền?
Bạn đã mua một chiếc xe mà không biết chiếc xe đó là do ăn cắp mà có, theo đó giao dịch giữa bạn và người bán là giao dịch vô hiệu.
Hỏi: Tôi vừa mới mua 1 chiếc xe sirius đã qua sử dụng tại một của hàng xe cũ. Sau khi mua tôi đã nộp hồ sơ sang tên, khi sang tên thì mới biết ra đây là xe ăn cắp. Tôi đang rất lo và định mang xe ra công an địa phương để trình báo nhưng vẫn còn thắc là nếu trình báo như vậy, xe sẽ bị tịch thu và số tiền mua xe có bị mất trắng luôn không?.
Mua nhầm tài sản trộm cắp, làm sao để đòi lại tiền?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Theo như bạn trình bày thì bạn đã mua một chiếc xe mà không biết chiếc xe đó là do ăn cắp mà có, theo đó giao dịch giữa bạn và người bán là giao dịch vô hiệu.
Trong trường hợp này nếu giữa bạn và chủ cửa hàng không tự thỏa thuận được với nhau, bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân quận huyện nơi cửa hàng có trụ sở để yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự ( mua bán xe) giữa bạn và cửa hàng vô hiệu. Trên cơ sở đó, tòa án xem xét giải quyết tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, hai bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.
Chủ cửa hàng có trách nhiệm trả lại số tiền đã nhận của bạn.
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu - Bộ luật dân sự 2005
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn cần làm đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán xe gửi lên Tòa án để đòi lại số tiền mà bạn đã bỏ ra mua chiếc xe đó.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm các giấy tờ chính sau:
- Đơn khởi kiện
- CMND, Sổ hộ khẩu (Bản sao)
- Giấy mua bán xe (Bản sao)
- Các tài liệu có liên quan đến vụ kiện (nếu có)
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Nguồn: Người đưa tin
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hợp đồng thế chấp, muôn ngả đến tòa Mặc dù dựa trên cơ sở tự nguyện, nhưng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất lại phát sinh rất nhiều vấn đề dễ dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện. Hợp đồng thế chấp luôn được coi là "phao cứu sinh" đối với nhà băng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ Trong hoạt động cấp tín dụng, hợp đồng...