Vi phạm trong công tác cán bộ: Khó xử lý vì thiếu chế tài?
Pháp luật, chế tài do con người tạo ra. Sai thì sửa, thiếu thì bổ sung. Vậy nên, căn cốt là phải công tâm, khách quan khi vận dụng nó vào thực tiễn
Việc xử lý cán bộ sai phạm có nhiều hình thức khác nhau, được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Nhưng một điều “lạ” được Bộ trưởng Bộ Nội vụ mới đây khẳng định là, những vi phạm trong công tác cán bộ cho đến nay chưa có chế tài nào để xử lý, dẫn đến việc áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật không thống nhất. Vậy những kết luận, những hình thức kỷ luật với các trường hợp bổ nhiệm sai cán bộ thời gian qua căn cứ vào đâu? Phải chăng pháp luật chưa đủ để điều chỉnh những cái sai này? Phải chăng đó là lý do khiến dư luận lo ngại, công tác cán bộ sẽ tiếp tục đưa ra những sản phẩm không trọn vẹn?
Khó xử lý vi phạm trong công tác cán bộ vì thiếu chế tài? Ảnh: KT
5 năm qua, 10% trong tổng số cán bộ được đề bạt, bố trí vào có vị trí trong hệ thống quản lý nhà nước là có sai phạm. Thông tin này được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đưa ra mới đây và ông cho rằng, dù chưa được kiểm chứng nhưng con số này cho thấy, sai phạm trong công tác cán bộ là tương đối nhiều. Sai phạm được biểu hiện bằng các dấu hiệu khác nhau, chủ quan cũng có. Vi phạm quy định, quy trình cũng có, vì hậu duệ, quan hệ, tiền tệ cũng có. Vì thế, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, đây là con số địa phương báo cáo lên. Bộ chưa đi kiểm tra và xác minh. Khi bộ đi kiểm tra, chắc con số này sẽ khác.
Vì thế, năm 2017, qua thanh tra, kiểm tra 88 bộ, ngành, đã thu hồi 61 quyết định bổ nhiệm sai cùng nhiều trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật khác. Nhưng một vấn đề người đứng đầu ngành Nội vụ đưa ra khiến dư luận lo ngại là: Hiện chưa có chế tài xử lý các sai phạm trong công tác cán bộ và họ đặt câu hỏi, không có chế tài có nghĩa, dù vi phạm vẫn được cho tồn tại hay sao? Không có chế tài có nghĩa là người làm sai không phải chịu bất kỳ hình thức xử lý nào trước pháp luật hay sao?
Video đang HOT
Và rõ ràng là, những sai phạm, đặc biệt là sai phạm trong công tác cán bộ mà không được xử lý thì hậu quả hết sức nghiêm trọng và hết sức nguy hại bởi nó liên quan đến công tác tổ chức, đến con người, bộ máy, đến sự ổn định chính trị, cơ chế vận hành, phát triển của cả hệ thống xã hội, đến sự tồn vong của chế độ bởi cán bộ là gốc của mọi công việc. Cái gốc mà lung lay, hư hỏng thì tất không thể nuôi sống được cây và không thể đảm bảo cho cái ngọn phát triển được. Nhưng dư luận cũng băn khoăn, căn cứ vào đâu để Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hàng loạt trường hợp bổ nhiệm sai cán bộ ở Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Bộ Công thương, bổ nhiệm cán bộ “thiếu trong sáng” ở Thanh Hóa và ở nhiều nơi khác với những cái tên đình đám như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Vũ Minh Hoàng, Lê Phước Hoài Bảo, Trần Vũ Quỳnh Anh… Quy định của pháp luật có thiếu không hay thiếu sự vận dụng pháp luật một cách đúng đắn vào công tác cán bộ? Phải chăng thiếu chế tài mang tên “xử lý sai phạm” nên lâu nay nhiều cán bộ ngồi nhầm chỗ?
Với quyết tâm “không có vùng cấm”, với tinh thần thượng tôn pháp luật, yêu cầu quy rõ trách nhiệm nên dù ai, ở bất kỳ cương vị nào, nếu có sai phạm, khuyết điểm, đều bị xử lý. Việc xử lý tùy từng sai phạm mà có thể bằng cương lĩnh, điều lệ đảng, quy định về kỷ luật đảng, có thể bằng pháp luật xử lý vi phạm hành chính, bằng các văn bản quy phạm pháp luật về công chức và viên chức… Nói thẳng thắn, quy định quy trình, thủ tục xử lý kỷ luật đảng viên sai phạm trong mọi lĩnh vực không thiếu. Nó thiếu là do chưa vận dụng đúng quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào từng trường hợp cụ thể mà thôi. Không loại trừ do nể nang, bè phái, lợi ích nhóm mà không dám xử lý hoặc có thì qua loa, chiếu lệ, thậm chí còn kỷ luật bằng cách đẩy sang chỗ khác tương đương hoặc cao hơn nữa.
Một nguyên tắc cơ bản của luật pháp là, bất cứ một văn bản, quy định hành chính nào nếu có dấu hiệu sai phạm đều bị thu hồi, kèm theo chế tài đối với người có trách nhiệm mà vi phạm pháp luật. Pháp luật, chế tài do con người tạo ra. Sai thì sửa, thiếu thì bổ sung. Vậy nên, căn cốt là phải công tâm, khách quan khi vận dụng nó vào thực tiễn. Lúc đó mới không còn chuyện “chưa thống nhất hình thức xử lý sai phạm” hay các bộ ngành, địa phương chỉ đề nghị “kiểm điểm”, rút kinh nghiệm khi có sai phạm trong công tác cán bộ vì chưa có chế tài như đã từng diễn ra./.
Theo Đàm Hoa/VOV1
Thu giữ nhiều hàng hóa có dấu hiệu vi phạm tại Cty Thiết bị Y tế Duy Cường
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa vừa tiến hành kiểm tra đột xuất chi nhánh Công ty Thiết bị Y tế trên đường Hải Thượng Lãn Ông, TP Thanh Hóa thu giữ nhiều loại vật tư, hàng hóa nghi có dấu hiệu vi phạm, trong đó có nhiều hộp chứa que test mang nhãn hiệu DC made in Japan.
Công ty Thiết bị Y tế Duy Cường - Chi nhánh Thanh Hóa bị kiểm tra đột xuất. Ảnh: VT
Ngày 4/9/2018 Đội Quản lý thị trường số 16 (thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa) đã có quyết định kiểm tra đột xuất trong vòng 1 ngày đối với Công ty Thiết bị Y tế Duy Cường - Chi nhánh Thanh Hóa, địa chỉ 294 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa.
Tại địa điểm kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường số 16 đã công bố quyết định kiểm tra, thu giữ nhiều hàng hóa, vật tư nghi có dấu hiệu vi phạm, trong đó có nhiều hộp chứa que test mang nhãn hiệu DC made in Japan.
Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra đột xuất Công ty Duy Cường - Chi nhánh Thanh Hóa. Ảnh: VT
Tất cả số hàng hóa thu giữ nói trên đã được đoàn kiểm tra lập biên bản, niêm phong kỹ lưỡng, đồng thời có sự chứng kiến của lực lượng công an và chính quyền địa phương.
Thời gian gần đây trên thị trường Thanh Hóa xuất hiện nhiều loại hàng hóa vật tư y tế giả nhãn mác, xuất xứ và không có giấy phép lưu hành nhưng vẫn được bày bán công khai.
Đặc biệt, đã có nhiều người mua hàng trực tiếp phản ánh với phóng viên về việc mua hàng "test xét nghiệm nhanh" nhãn hiệu DC có xuất xứ trên bao bì là made in Japan của Công ty Duy Cường có chi nhánh trên địa bàn Thanh Hóa.
Nhiều loại test mang nhãn hiệu DC được Công ty Duy Cường bày bán và bị lực lượng Quản lý thị trường thu giữ. Ảnh: VT
Cơ sở này tự giới thiệu nhãn hiệu DC này là do OEM sản xuất, theo tên viết tắt của công ty mình là Duy Cường. Thương hiệu DC này có nhiều loại test khác nhau đang được lưu thông phổ biến trên thị trường. Giá bán loại sản phẩm "xuất xứ Nhật" này còn rẻ hơn các loại test rẻ tiền có xuất xứ Trung Quốc.
Để làm rõ việc buôn bán này, Báo Thanh tra sẽ thông tin tiếp đến bạn đọc.
Văn Thanh
Theo thanhtra
Công chức sai phạm 'hết cửa' hạ cánh an toàn?: Hợp lòng dân Việc tăng thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức về mặt chính quyền rất hợp lòng dân, đúng với chủ trương của đảng và nhà nước. Nhiều ý kiến cho rằng công chức sẽ 'hết cửa' hạ cánh an toàn khi thời hiệu xử lý kỷ luật tăng lên ẢNH: NGỌC DƯƠNG Ngày 20.8, Giám đốc Sở Nội...