Vi phạm trên mạng xã hội ngày càng tinh vi, khó phát hiện
Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, các hành vi vi phạm trên mạng xã hội ngày càng tinh vi, với hình thức thay đổi liên tục, khó phát hiện.
Sáng nay 22/12, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018. Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ, năm 2017, đơn vị này đã chỉ đạo các cơ quan báo chí làm tốt vai trò là kênh thông tin, cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; góp phần định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội, kịp thời đấu tranh phản bác các thông tin xuyên tạc, sai sự thật.
Trong năm 2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tích cực, chủ động làm việc với Facebook và Google nhằm thiết lập cơ chế trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc, vi phạm quy định pháp luật Việt Nam.
Các đại biểu tham dự tổng kết năm 2017 tại Bộ Thông tin và Truyền thông
Trong lĩnh vực thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai kế hoạch đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các sự kiện hội nhập quốc tế nổi bật giai đoạn 2017-2020. Trong đó, có tuyên truyền về năm APEC Việt Nam 2017 và Tuần lễ cấp cao APEC 2017.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nêu những khó khăn tồn tại, trong đó các hành vi vi phạm trên mạng xã hội ngày càng tinh vi, với hình thức thay đổi liên tục, khó phát hiện; các thế lực thù địch lợi dụng sự phát triển của công nghệ để thường xuyên phát tán thông tin xấu độc trên các dịch vụ nền tảng nước ngoài.
Video đang HOT
Một số trang thông tin điện tử có bài viết, clip mang tính chất tuyên truyền, cổ súy, đưa thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Nguyên nhân được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ ra là do các biện pháp kỹ thuật và trang thiết bị sử dụng để ngăn chặn những thông tin xấu độc trên mạng còn hạn chế. Việc ngăn chặn chỉ có tác dụng ở một thời điểm nhất định do các trang này thường sử dụng dịch vụ điện toán đám mây của các hãng công nghệ lớn nên địa chỉ IP được thay đổi liên tục gây khó khăn trong việc theo dõi, chặn lọc.
Về nhiệm vụ năm 2018, Bộ Thông tin và Truyền thông nêu cụ thể một số công việc như: Chỉ đạo, định hướng tốt công tác thông tin, tuyên truyền về việc triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội; chính sách pháp luật của Nhà nước; giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng.
Đẩy mạnh triển khai luật Báo chí và Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 sau khi Thủ tướng ban hành.
Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn tại Việt Nam.
Quang Phong
Theo Dantri
Vé tàu tết đắt vẫn khan?
Nhiều người cho rằng đi tàu dịp tết là khổ sở. Thế nhưng, thực tế lại cho thấy để có tấm vé tàu về tết không phải dễ dù giá vé khá cao. Đây có phải là nghịch lý hay do vấn đề gì khác?
Giá gấp đôi cũng không còn
Dù mới mở bán hơn tháng (bắt đầu bán từ 15.10) nhưng đến nay có thể khẳng định việc tìm được tấm vé về tết bằng đường tàu hoả đã trở thành bất khả thi. "Vé tàu tết năm nay tăng so với năm ngoái từ 3 - 5% tuỳ theo chặng tuyến, nhưng không hiểu tại sao chỉ sau vài ngày mở bán đã hết sạch", anh Nguyễn Hoài Thanh, quê Thanh Hoá, ngụ quận Bình Tân, thắc mắc.
Nhiều người chon mua vé tàu tết vì tiện cho gia định và cho rằng an toàn hơn.
Theo anh Thanh, đọc trên báo chí thấy nhà tàu ưu tiên bán vé chặng dài trước, nên ngay ngày đầu mở bán anh chưa vội đặt, vì phải tăng ca. Ấy vậy mà, chỉ một tuần sau lên mạng tìm vé về quê ngày 27 hoặc 28 tháng chạp, rảo khắp vẫn không còn chỗ. Anh ra ga hỏi mua trực tiếp cũng chào thua, trong khi những cái tết trước, chặng gần khó mua chứ chặng xa mua dễ như...mua bánh mì.
Tương tự, sau một ngày mở bán, chị Hoàng Thị Trúc, nhân viên một cơ quan báo chí (quận 3) quê Bình Định, lên mạng đặt vé về ga Diêu Trì cũng không còn chỗ. Nghĩ nhà tàu đang ưu tiên bán chặng xa nên chờ, nhưng chị Trúc đã lầm, bởi suốt một tuần lên mạng vẫn không tìm thấy chỗ. "May mà nhờ có mấy anh em đồng nghiệp quen biết nhờ nhà tàu, nhà mạng canh giúp ai huỷ chỗ là nhào vô mua ngay. Tới ngày 22.11 tôi mới có được hai tấm vé về quê", chị Trúc kể.
Còn anh Dũng, quê Bình Thuận, thì nói như không tin rằng đó là sự thật, khi kể về việc khan hiếm vé tàu tết chặng gần. Số là, khi nhà tàu mới mở bán vé, anh Dũng đã hoa mắt thấy giá vé từ TP.HCM - Bình Thuận dịp cao điểm tết tăng hơn gấp đôi. Cắn răng, anh Dũng đặt mua một vé với suy nghĩ chỉ có mình điên mới chấp nhận giá như vậy. Thế nhưng anh Dũng đã lầm, khi mà hai tuần sau, anh lên mạng đặt thêm một vé về Bình Thuận ngày 28 tháng chạp cho mẹ thì không thể tìm được chỗ. Canh gần cả tuần vẫn không kết quả. "Thật không tin nổi, giá vé từ TP.HCM - Bình Thuận gần 300.000 đồng chiều đi (358.000 đồng chiều về sau tết) - đắt không tưởng, mà người ta lại tranh mua hết", anh Dũng không tin đó là sự thật, và đặt câu hỏi: việc giá vé tàu tết tăng hơn gấp đôi có phạm luật?
Vì sao?
Quay lại câu chuyện của anh Thanh. Theo anh này tính toán, giá vé tàu tết từ TP.HCM đi Thanh Hoá, giường nằm, máy lạnh ngày cao điểm đã gần 2 triệu đồng. "Tiền vé cộng với tiền ăn uống trên tàu này nọ cũng tầm 2,2 triệu đồng. Như vậy, đi tàu tết không rẻ hơn vé máy bay tết giá rẻ là bao", anh Thanh so sánh.
Vậy sao anh không đi máy bay? "Nếu một mình thì tôi đã bay rồi, nhưng đằng này vướng hai đứa nhỏ (đứa ba tuổi, đứa năm tuổi) nên tính ra đi tàu tiện hơn nhiều. Bởi đi máy bay sẽ tăng thêm một vé và phức tạp trong việc làm thủ tục mà không phải ai cũng rành", anh Thanh nói.
Lý do anh Thanh đưa ra khi quyết định đi tàu tết thay vì máy bay, cũng là lý do của rất nhiều cặp gia đình công nhân quê ở các tỉnh phía Bắc đang sinh sống và làm việc ở TP.HCM.
Tương tự, trả lời câu hỏi vì sao không đi xe mà chọn đi tàu hoả với giá vé tăng gấp đôi, anh Dũng thực lòng chia sẻ rằng, mấy năm trước khi thấy tàu tết tăng giá cao là anh lập tức chuyển qua chọn xe khách về quê. Tuy nhiên, năm nay anh "cắn răng" mua vé tàu là vì anh đã quá sợ những hình ảnh tai nạn đường bộ tang thương. "Ngày thường còn đọc báo thấy khi xe khách này tông xe tải kia; rồi xe khách leo lên dải phân cách vì tài xế ngủ gục. Tết, xe đầy đường, nhà xe thi nhau quay đầu lấy khách, tai nạn càng cao nên thôi đành phải chọn phương án tương đối an toàn là tàu hoả!", anh Dũng thật tình.
Không biết có phải vì nhiều người suy nghĩ như anh Dũng hay không, nhưng thực tế ghi nhận cho thấy, hầu hết các chặng gần của tàu tết đã hết chỗ. Đến thời điểm hiện tại, rất khó lòng kiếm được tấm vé tàu tết đi các tỉnh miền Trung, ngoài chuyện cò vé huênh hoang vẫn có đầy, nhưng mua vào tin chắc sẽ rất dễ "tiền mất tật mang".
Lý giải thắc mắc của anh Dũng về vé tàu tuyến TP.HCM - Bình Thuận tăng gấp đôi vé ngày thường liệu có phạm luật, một lãnh đạo ngành đường sắt cho rằng họ hoàn toàn được tự chủ tăng giá, tuỳ theo tính toán của ngành để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như phương án phục vụ an toàn dịp tết. "Bộ Tài chính không bắt chúng tôi phải tăng tối đa là bao nhiêu thì làm gì có chuyện phạm luật," vị lãnh đạo trên nói.
Theo Danviet
Chủ tịch nước: Đà Nẵng góp phần quan trọng trong thành công của APEC Ngày 21/11, tin từ UBND TP Đà Nẵng cho biết, Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa có thư ghi nhận, biểu dương đồng bào, đồng chí, chiến sĩ Đà Nẵng đã tích cực đóng góp làm nên thành công của Tuần lễ Cấp cao APEC. Chủ tịch nước Trần Đại Quang biểu dương Đà Nẵng đã góp phần quan trọng trong thành...