Vi phạm tác quyền âm nhạc: Vẫn là căn bệnh mãn tính
Không ít công ty tổ chức biểu diễn, hãng băng đĩa, cùng một số đài PTTH các tỉnh, các công ty truyền hình cáp… vẫn cố tình “lờ” trả tác quyền âm nhạc trong năm qua. Ngoài ra, năm 2014 là năm thất thu từ các live show trong nước, cho dù là năm live show nở rộ.
Đây là con số thống kê của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc phía nam (VCPMC) đưa ra ngày 31.1 vừa qua tại TPHCM.
Nhiều lĩnh vực sụt giảm
Trong năm 2014, VCPMC phía nam thu được tổng số tiền là 39,6 tỉ đồng, tăng 13% so với năm 2013. Đây là kết quả khả quan, nhưng nếu xét kỹ từng lĩnh vực thì có những dấu hiệu sụt giảm đáng kể.
Theo VCPMC chi nhánh phía nam, trong năm qua, số lượng các chương trình biểu diễn ca nhạc của nước ngoài được tổ chức nhiều hơn năm trước, do đó tác quyền ở lĩnh vực trên đạt được hơn 1,7 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ hơn 50% so với tổng thu từ các chương trình biểu diễn. Trong khi đó, số tiền tác quyền từ các live show trong nước lại tiếp tục giảm so với các năm trước (cụ thể, năm 2014 giảm tiếp 9% so với năm 2013). Lĩnh vực băng đĩa thất thu 51% so với năm 2013, do các ca sĩ chuyển sang phát hành trực tuyến không đăng ký quyền tác giả và bán bản quyền cho các đơn vị kinh doanh nhạc chuông, nhạc chờ. Sở dĩ doanh thu của TT tăng là do thu nhiều hơn từ lĩnh vụ karaoke, khách sạn, nhà hàng.
Trong lĩnh vực phát thanh – truyền hình, một số đài như Đài PTTH tỉnh Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi vẫn chưa trả tác quyền. Riêng hệ thống truyền hình cáp SCTV và một số đơn vị truyền hình cáp khác vẫn tiếp tục vi phạm tác quyền nhiều năm nay.
Hồ Ngọc Hà tổ chức liveshow khủng
Cho đến nay, nhiều sở VHTTDL các tỉnh, thành chưa thực sự tìm được phương án hiệu quả liên quan đến việc thực thi quyền tác giả trong quá trình cấp phép biểu diễn, nguyên nhân vẫn do một số quy định bất cập tại Nghị định 79 liên quan đến quyền tác giả. Do đó, trên thực tế, còn rất nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật tại các tỉnh thành vi phạm tác quyền.
Video đang HOT
Riêng tại TPHCM, từ cuối năm 2013, Sở VHTTDL tiến hành thực hiện thủ tục hành chính mô hình một cửa. Bộ phận một cửa của sở khi tiếp nhận hồ sơ cấp phép biểu diễn, phát hành băng-đĩa do căn cứ vào thủ tục cấp phép của Nghị định 79, nên đã không yêu cầu các đơn vị thực hiện nghĩa vụ về quyền tác giả trước khi sử dụng tác phẩm âm nhạc. Do vậy, nhiều đơn vị tổ chức biểu diễn, công ty sản xuất, phát hành băng đĩa né tránh chuyện này.
Ca sĩ giàu to, nhạc sĩ không có một đồng
Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn – Giám đốc VCPMC phía nam – nhấn mạnh: “Thực tế trong năm 2014 cho thấy, các hành vi xâm phạm quyền tác giả vẫn đang diễn ra hết sức công nhiên, thách thức và gây tổn hại không nhỏ đến quyền lợi chính đáng của các tác giả. Nhiều chương trình âm nhạc, các live show được đầu tư bài bản, công phu, giá vé bán hàng triệu hoặc hàng chục triệu đồng, cátsê ca sĩ được trả hàng trăm triệu, chưa kể nguồn thu tương đối lớn từ các đơn vị tài trợ và quảng cáo, thì nhạc sĩ nhiều khi không có lấy một đồng, hoặc nếu có cũng chỉ hết sức tượng trưng cho qua. Các bầu sô lợi dụng kẽ hở từ Nghị định 79 mà mặc sức sử dụng tác phẩm.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến những thất thoát, thiệt hại trong việc thu tác quyền lĩnh vực biểu diễn đối với các live show có yếu tố hải ngoại, vì các bầu sô có kinh nghiệm “lách” và trốn trả tiền tác quyền”.
Câu hỏi đặt ra là, số lượng view lên đến hàng chục triệu mỗi bài trên YouTube hay các trang âm nhạc trực tuyến, số lượng lớn các live show định kỳ hằng tháng, các chương trình âm nhạc định kỳ hằng tuần trên sân khấu lớn, trên truyền hình, các giải thưởng âm nhạc lớn nhỏ được tổ chức và cả nhiều tỉ đồng đổ vào các live show khủng…, nhưng tại sao người sáng tác ca khúc lại không được nhận gì, hoặc chỉ nhận “tượng trưng”?
Cho đến nay, đứng đầu danh sách các nhạc sĩ có thu nhập tác quyền cao nhất không phải là những cái tên với nhiều bài hit, mà là cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Năm ngoái, ông cũng ở vị trí này với tổng tác quyền trả về cho gia đình nhạc sĩ hơn 700 triệu đồng. Đứng thứ hai trong danh sách là nhạc sĩ Khánh Đơn. Người đứng thứ ba là nhạc sĩ Hoài An với trên 200 triệu đồng. Ngoài ra còn những tên khác như Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Hồng Thuận, Lê Quang, Nguyễn Ngọc Thiện, Võ Thiện Thanh, Quốc Bảo…
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng tổng thể 10 năm qua, VCPMC phía nam đã ký hợp đồng với 1.963 tác giả trên tổng số 3.066 thành viên của cả nước, thu được trên 180 tỉ đồng tiền tác quyền, một con số khá hiệu quả mà ban đầu, chưa ai nghĩ là có thể đạt được.
Theo Minh Thi
Lao động
Trưởng thôn ăn chặn gạo cứu đói của người nghèo
Sau khi nhận lúa giống và gạo cứu đói của dân, trưởng thôn Cường Thịnh đã mang bán lấy tiền. Nhiều năm sau vụ việc mới được phát giác.
Theo phản ánh của người dân thôn Cường Thịnh (xã Yên Hùng, huyện Yên Định, Thanh Hóa), năm 2013, Công ty lúa giống Thái Bình cung cấp giống BC15 cho dân nhưng do giống không đảm bảo nên sau đó Cty này đã có chính sách hỗ trợ lại cho dân. Ngày 31/12/2013, Trưởng thôn Cường Thịnh là ông Lê Quang Trung nhận từ UBND xã 74,8kg lúa giống, của 49 hộ dân. Nhưng ông Trung chỉ cấp cho 2 hộ với số lượng 4kg, số lúa giống còn lại ông mang bán lấy tiền với đơn giá 50.000đ/kg.
Không chỉ lúa giống, gạo cứu đói cho người nghèo cũng bị vị trưởng thôn này nhận về rồi... bán. Đó là số gạo cứu đói vào năm 2011, trong thôn có 3 hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là hộ bà Lê Thị Lộc, ông Lê Văn Hưng và ông Lê Đắc Duẫn. Thôn đã lập danh sách và gửi về UBND xã đề nghị được hỗ trợ gạo. Sau khi nhận được danh sách đề nghị hỗ trợ của thôn, xã Yên Hùng đã cấp cho 3 hộ với 7 khẩu trên 90 kg gạo.
Kết quả kiểm tra của UBND xã Yên Hùng
Trưởng thôn Lê Quang Trung đích thân lên xã đi nhận gao rồi cấp cho hai hộ là hộ ông Hưng và hộ bà Lộc với số gạo 50kg. 40kg gạo còn lại, vị trưởng thôn này không cấp cho hộ ông Duẫn mà mang bán.
Ông Lê Đình Sâm, thôn Cường Thịnh bức xúc: "Bao nhiêu lần họp dân, chúng tôi đều nói về việc trả lại lúa cho chúng tôi nhưng ông Trung vẫn cứ nói là không có. Ngay cả việc ăn chặn lúa của người nghèo cũng vậy, ông ấy cũng chối là không có, ai phát biểu trong hội nghị cũng bị ông ấy chửi. "Ỉm" lúa của dân đã là quá đáng đằng này ăn cả mấy cân gạo cứu đói thì không thể chấp nhận được. Mấy năm trời không trả, đến lúc chúng tôi mang đơn đi tố cáo, mới đây thanh tra vô cuộc, ông ấy mới chịu trả lại".
Ngoài 2 vấn đề trên, người dân còn tố cáo một số nội dung khác cũng được chính quyền địa phương kiểm tra, kết luận có sai phạm như: thu quỹ làng Quãng Hán vụ 5/2014 theo kế hoạch chỉ đề ra thu 6.000 đồng/hộ nhưng thôn đã thu 10.000 đồng/hộ; thu quỹ thiếu niên vụ 5/2014 chỉ đề ra thu 30.000 đồng/hộ nhưng thôn đã tự ý thu 50.000 đồng/hộ...
Khoản tiền giao thông nông thôn 8 vụ trưởng thôn thu từ năm 2010-2013 với số tiền hơn 1 tỉ đồng thế nhưng khi hoàn thiện xong công trình, trưởng thôn Lê Quang Trung cũng không báo cáo công khai để bà con được biết số tiền thừa thiếu như thế nào.
Ông Lê Đình Sâm, thôn Cường Thịnh bức xúc kể tội vị trưởng thôn
Tại biên bản thanh tra của UBND xã đã yêu cầu ông Trung nộp lại ngân sách xã số tiền gần 45 triệu đồng ông Trung đang giữ từ cân đối thu chi để xã quản lý cho đến khi nào nhân dân thống nhất chi vào việc gì thì xã mới xuất chi.
Ông Lương Văn Khánh, Chủ tịch UBND xã Yên Hùng đã xác nhận sự việc trên. Theo ông Khánh, việc ông Trung, thôn trưởng thôn Cường Thịnh bán lúa giống của dân và bán gạo cứu đói là có thật. Việc này, được thông qua chi bộ và số tiền dùng vào việc chung. Sau khi nhận được đơn tố cáo của nhân dân, xã đã cho thanh kiểm tra. Hiện, ông Trung đã trả lại tiền bán lúa giống cho các hộ gia đình, chỉ còn hộ ông Lê Đắc Liêm chưa nhận với số tiền 45.000đ.
"Gạo cứu đói thì ông Trung đã bán cho hai hộ dân, mỗi hộ 10kg, còn 20kg ông Trung giữ sử dụng. UBND xã cũng đã chỉ đạo ông Trung trả lại 40kg cho gia đình ông Duẫn vào tháng 12 vừa qua" - ông Khánh cho biết thêm.
Cũng theo ông Khánh thì xã vừa có quyết định tạm đình chỉ công tác cấp ủy đối với ông Lê Quang Trung - Trưởng thôn; ông Phạm Hùng Tiêu - Bí thư chỉ bộ thôn và ông Lê Văn Sỹ - cấp ủy thôn để tiến hành các bước, xem xét hình thức kỷ luật.
Về hướng xử lý tiếp theo, ông Nguyễn Đăng Nhượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Định cho biết: "Huyện đã nhận được nội dung phản ánh của nhân dân cũng như báo cáo kiểm tra của UBND xã. Hiện chúng tôi đang chỉ đạo Thanh tra huyện kiểm tra, rà soát và có hướng xử lý đúng người, đúng tội".
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Sao Việt nếm trái đắng từ show hải ngoại Không phải Việt Hương cùng đoàn nghệ sỹ có mặt trong show tại Nhật là những người đầu tiên bị đối xử tệ khi đi lưu diễn. Trước đó, Tuấn Hưng đã từng bật khóc trên đất Mỹ. Hôm 13/10, những tiết lộ xung quanh việc đoàn nghệ sỹ Việt bị đối xử tệ bạc khi được mời tham dự trình diễn tại...